Đèn tảo lọc không khí và bụi mịn
Đèn từ cây tảo dùng để đo bụi mịn và lọc không khí – ứng dụng công nghệ IoT, cho kết quả sau 10 giây.
Sản phẩm do Nguyễn Tân Lập, Nguyễn Duy Quang, Lê Văn Dương, Phạm Văn Hoàng cùng học Trường ĐH Bách khoa và sinh viên Đoàn Thu Phương (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chế tạo.
Để lọc không khí, nhóm nghiên cứu sử dụng tảo sống dưới nước có tên Spirulina. Loài tảo này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà có khả năng lọc không khí gấp nhiều lần cây xanh.
Các sinh viên đã chế tạo đèn tảo vừa có thể phát sáng, vừa cải thiện chất lượng không khí bằng cách thiết kế đèn với ba phần chính: bình chứa tảo, bộ phận chiếu sáng, bộ phận cảm biến bụi PM 2.5 và CO2.
Bình hoạt động theo nguyên lý bơm dâng nhằm cung cấp môi trường sống cho tảo. Trong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ khí CO2 và tạo ra khí oxy. Bộ phận cảm biến đặt dưới tảo có nhiệm vụ đo nồng độ CO2 và bụi PM 2.5, số liệu được hiển thị trên màn hình LCD.
Video đang HOT
Nhóm sinh viên bên sản phẩm đèn tảo trưng bày tại cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa 2019.
“Chúng tôi tận dụng khả năng quang hợp của tảo, trong quá trình quang hợp tảo sẽ hấp thụ CO2, tạo thành oxy. Do đó chúng tôi đặt đèn trong tảo để bắt tảo luôn luôn hoạt động, sinh ra lượng oxy. Ngoài ra còn ứng dụng thêm hệ thống màng lọc, trong quá trình hút không khí trong phòng, màng lọc giữ lại, loại bỏ bụi mịn PM2.5″ – sinh viên Nguyễn Tân Lập cho biết.
Mất gần một năm vừa nghiên cứu vừa hoàn thiện, sản phẩm đèn tảo được tối ưu hơn với từng loại tảo khác nhau, từng thời điểm khác nhau, ánh sáng đèn phù hợp để đảm bảo quá trình sống và phát triển của tảo.
Điều đặc biệt của đèn tảo là ứng dụng công nghệ IoT, nhờ đó người dùng có thể theo dõi đèn tảo dễ dàng trên điện thoại thông minh, laptop hay thiết bị kết nối Internet với việc tích hợp cảm biến giám sát CO2.
Qua thử nghiệm ban đầu, nhóm cho biết nếu sử dụng đèn tảo có thể loại bỏ 60% CO2 (nồng độ đầu vào 500-2.000ppm, đầu ra là 400-450ppm) và hiệu suất loại bỏ bụi PM2.5 đạt đến 99% (nồng độ đầu vào 40-70ug/m3, đầu ra 4-9ug/m3).
Tổng chi phí hoàn thiện sản phẩm khoảng 12 triệu đồng. Đèn tảo thử nghiệm có chiều cao 1,8m, được thiết kế phù hợp đặt trong không gian 25m2, không gian làm việc chung, khu vực vui chơi ngoài trời. Tùy vào mục đích và nhu cầu người dùng, thiết bị có thể được chế tạo với dung tích nhỏ hơn, phù hợp cho việc trang trí phòng ở.
Nhóm nghiên cứ cho biết, trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm này, kết hợp với in 3D để tạo ra hình dáng đèn tảo đẹp hơn.
G.Minh
Những công nghệ diệt sạch virus trong xe
Những công nghệ được giới thiệu dưới đây sẽ giúp diệt sạch các vi khuẩn, virus trong xe.
Lọc không khí HEPA
HEPA (High Efficiency Particulate Air) được giới thiệu có bộ lọc loại bỏ hơn 99,9% các hạt trong không khí nhỏ tới 0,3 micron, bao gồm nhiều chất gây ô nhiễm. Thiết bị lọc không khí HEPA nhỏ gọn có thể nằm trong ngăn đựng cốc và kết nối với ổ cắm 12 volt của xe. Bộ phận lọc sẽ lọc ra các hạt và làm ion hóa không khí để có không khí sạch sẽ trong xe. HEPA xử lý khoảng 8 m3 không khí mỗi giờ. Ví dụ trên chiếc Toyota RAV4 năm 2020, thiết bị này sẽ đảo ngược không khí trong cabin khoảng hai lần một giờ trong điều kiện không mở cửa sổ.
Lọc không khí HEPA của JVC khá nhỏ gọn.
Khi Toyota Camry Hybrid ra mắt vào năm 2007, nó là một trong những chiếc xe đầu tiên có công nghệ Plasmacluster từ Sharp được tích hợp vào hệ thống HVAC (điều hòa không khí). Tesla bây giờ cũng cung cấp bộ lọc không khí trong cabin trong mẫu S và mẫu X.
Tia cực tím
Trong khi các bộ lọc HEPA và mặt nạ N95 đang cố gắng ngăn chặn virus lây lan trên người thì các bệnh viện sử dụng một dạng ánh sáng cực tím gọi là UV-C để khử trùng virus, bao gồm cả cái gọi là siêu vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Jaguar Land Rover đang phát triển công nghệ trong xe sử dụng tia UV-C trong hệ thống thông gió của ô tô để tiêu diệt vi trùng trước khi chúng được thổi vào khoang xe.
Nhà sản xuất nội thất ô tô Yanfeng đang phát triển thiết bị tên là "Kén giữ gìn sức khỏe" với công nghệ UV-C bên trong. Nó sẽ được đặt tại một hộp trên trần xe hơi và khử trùng không khí trong cabin, đồng thời cung cấp nhiều lựa chọn mùi hương từ gỗ đến cam quýt.
Nhóm sinh viên ĐH Bách khoa sản xuất thành công máy rửa tay tự động Mới đây, các bạn sinh viên năm thứ 2 khoa Chế tạo Máy, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo thành công máy rửa tay tự động, rất hữu ích khi được trang bị ở các nơi công cộng. Nhóm sinh viên và giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng hai phiên bản của chiếc máy rửa tay...