Đến tận nhà tiếp thị hồ sơ làm thương binh giả
Đắk Lắk là một trong những địa phương đang nổi lên hiện tượng thương binh giả, với hơn 130 trường hợp được phát hiện.
Tất cả những hồ sơ này đều được làm rất tinh vi, giả mạo từ giấy chứng nhận bị thương, biên bản giám định y khoa đến phiếu thương tật, phiếu điều chỉnh trợ cấp…
Đến nhà “tiếp thị” hồ sơ giả
Chỉ tính 5 tháng đầu năm 2015, các cơ quan chức năng ở Đắk Lắk liên tiếp phát hiện 39 trường hợp thương binh, bệnh binh (TBBB) giả, trong đó Cơ quan ANĐT Công an tỉnh đã khởi tố hàng loạt vụ án. Từng tham gia binh chủng đặc công nhưng không bị thương, Nguyễn Xuân Quán (trú xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) đã bỏ ra 10 triệu đồng nhờ Bùi Trung Trực (trú phường An Bình, thị xã Buôn Hồ) làm giả giấy chứng nhận bị thương, nộp cho Bệnh viện Quân y 48 – BCH Quân sự tỉnh Đắk Lắk – và được kết luận tỉ lệ thương tật 31%.
Sau khi hợp thức hóa, hồ sơ của Quán được Quân khu 5 chuyển đến Sở LĐTBXH Đắk Lắk để chi trả chế độ. Từ tháng 5/2013 – 10/2014, Quán được Phòng LĐTBXH huyện Buôn Đôn chi trả trợ cấp và các chế độ khác với tổng số tiền hơn 48 triệu đồng.
Ông Lê Hữu Tủng (người bên trái) và ông Tâm cùng tố cáo ông Nam làm hồ sơ thương binh giả.
Đơn giản hơn, hai người bán hàng rong vào nhà Nguyễn Xuân Tuế (trú xã Ea Pal, huyện Ea Kar), thấy tấm ảnh của Tuế trong trang phục quân nhân nên “chào hàng” hồ sơ thương binh giả với giá 14 triệu đồng/bộ (gồm quyết định phục viên, giấy chứng nhận bị thương). Tuế lấy 1 bộ để sử dụng, rồi lấy thêm 2 bộ cho Hồ Khắc Thân và Lê Xuân Hội – trú cùng xã Ea Pal. Với những hồ sơ giả, từ tháng 9/2013 – 5/2014, họ đã đoạt của Nhà nước 178 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, các trường hợp trên là làm giả TBBB mà trước đó chưa được hưởng chế độ. Dạng thứ hai là giả hồ sơ đang hưởng chế độ từ một tỉnh, thành nào đó rồi chuyển vùng.
Còn bao nhiêu thương binh giả?
Tính từ năm 2012 đến nay, tòa án các cấp đã xét xử 54 trường hợp, thu hồi hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng.
Ông Nguyễn Tấn Lượng – cán bộ Phòng Người có công, Sở LĐTBXH Đắk Lắk – cho biết: “Ngày 13/2/2012, chúng tôi tiếp nhận một hồ sơ chuyển vùng từ Hà Nam vào Đắk Lắk, nhưng giấy giới thiệu lại ký ngày 20/2/2012. Sau khi xác minh, phát hiện một đường dây làm hồ sơ giả quy mô lớn nên chuyển công an xử lý, từ đó lộ ra nhiều vụ khác”.
Ông Lượng cho rằng, các hồ sơ giả được làm rất tinh vi, thậm chí giả chữ ký của Cục trưởng Cục Người có công nên khó phát hiện.
Theo Viện KSND tỉnh Đắk Lắk, trước năm 2013, việc làm hồ sơ TBBB giả khá dễ dàng do quy định rất đơn giản. Khi tiếp nhận một hồ sơ, nơi tiếp nhận chỉ cần lập danh sách kèm 1 quyết định, 1 phiếu trợ cấp chuyển về Cục Thương binh liệt sĩ và Người có công thuộc Bộ LĐTBXH lưu theo dõi.
Để bịt kẽ hở này, Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định rõ hơn trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận. Theo đó, ngoài việc kiểm tra các thủ tục theo quy định, nơi tiếp nhận phải thông báo đến sở LĐTBXH nơi chuyển đi để kiểm tra, đối chiếu. Vấn đề còn lại là ngành LĐTBXH phải thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình nói trên.
* Tên một số nhân vật đã được thay đổi
Video đang HOT
Theo_Zing News
Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Thành lập chi nhánh là nhu cầu thường thấy của các doanh nghiệp để phù hợp hơn với tình hình kinh doanh của thị trường, khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp.
Chuẩn bị hồ sơ
(Quy định tại Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐCP)
Thành phần hồ sơ thành lập chi nhánh
Thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh. Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
c) Tên chi nhánh dự định thành lập
d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh
e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh
Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Lưu ý: Mẫu Thông báo về việc lập chi nhánh quy định tại Phụ lục II8 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT.
Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Nộp và hoàn thiện hồ sơ
(Quy định tại Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐCP,Điều 11 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT và Phụ lục "Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp" tại Thông tư số 176/2013/TTBKHĐT)
Trình tự, thủ tục:
Doanh nghiệp thực hiện theo một trong các phương án sau:
Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Xem Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử)
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Người đại diện của doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động.
Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trả Giấy biên nhận và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhận kết quả
(Quy định tại điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐCP, và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT)
Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:
Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ.
Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.
Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng Đăng ký kinh doanh: Tới ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng mà không sử dụng chữ ký số công cộng: đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử không sử dụng chữ ký số công cộng, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Luật gia VŨ NGỌC BẰNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đôi lứa "yêu nhau" ở Lạng Sơn: Liệu có thêm một vụ án oan? Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Trọng Đ. (trú tỉnh Lạng Sơn) với tội danh "hiếp dâm trẻ em" đã được diễn ra mặc dù "bị hại" vẫn cố tình vắng mặt tại phiên xét xử. Tin nhanh vào ngày 10/6, Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn lần thứ 3 mở phiên tòa sơ thẩm xét...