Đến Sơn La, đừng bỏ lỡ 7 đặc sản từ thịt lợn ngon bá cháy này
Thịt nướng mắc khén, thịt băm gói lá, lòng dồi hấp là những đặc sản ngon nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Sơn La.
Các cụ ngày xưa vẫn có câu “ Con lợn có béo thì lòng mới ngon“. Tuy nhiên, món lòng dồi ở Sơn La không chỉ giòn, ngon bởi vì thịt lợn mà còn bởi nó được chế biến từ “lợn bản” – loại lợn thả rông trên các sườn núi, chỉ ăn lá cây và rau rừng nên cho chất lượng ngon hơn hẳn.
2. Thịt luộc
Thịt lợn luộc thì ở đâu cũng có nhưng không phải nơi nào cũng ngon như ở Sơn La. Miếng thịt mềm, ngọt, bì dày, mỡ trong đủ chiều lòng những thực khách khó tính nhất.
3. Thịt nướng mắc khén
Phần thịt được chọn nướng thường là thịt ba chỉ hoặc thịt vai có phần mỡ xen kẽ nhằm giúp miếng thịt ngậy hơn và không bị khô. Thịt được cắt thành miếng vừa ăn, sau đó ướp cùng mắc khén, ớt, hành khô và một ít mật ong cho ngấm đều, rồi cho vào xiên và nướng trên than hoa. Thịt nướng mắc khén không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt, mùi thơm quyến rũ mà còn bởi cái vị cay cay the mát của mắc khén vương vấn nơi đầu lưỡi.
4. Thịt chiên lá mắc mật
Video đang HOT
Lá mắc mật là một trong những gia vị không thể thiếu trong các món ăn ngon của người vùng cao ở Tây Bắc. Mùi thơm mát, vị cay nhẹ của loài lá này khiến cho món ăn mang hương vị rất đặc trưng. Miếng thịt sau khi ướp cùng lá và gia vị sẽ được chiên giòn rụm bên ngoài nhưng lúc cho vào miệng lại mềm ngọt vô cùng. Người Sơn La thường rắc chút vừng trắng lên trên vừa tô điểm thêm màu sắc vừa khiến món thịt dậy mùi hơn hẳn.
5. Thịt băm gói lá chuối nướng
Mềm, thơm và cay the là đặc trưng của món thịt gói lá này. Thịt được băm nhỏ cùng 1 số loại rau thơm như mùi tàu, mùi ta, húng… rồi trộn cùng mắc khén, ớt, muối sau đó bọc trong lá chuối và nướng trên than hoa. Đặc sản này thường được người Sơn La dùng kèm với xôi hoặc cơm lam.
6. Thịt gác bếp
Đây là món ăn truyền thống trong mâm cỗ của người Sơn La không chỉ thể hiện sự tinh tế, khéo léo mà còn cho thấy sự sáng tạo của người dân vùng cao trong việc bảo quản thực phẩm lâu dài. Phần thịt nạc mông ngon nhất sau khi mổ lợn sẽ được chọn làm thịt gác bếp. Thịt được cắt thành từng miếng to bản, dày tầm 1cm và ướp cùng các hạt dổi, mắc khén, muối, ớt… sau đó treo lên giàn bếp khoảng 3 ngày là có thể đem ra chế biến được.
7. Canh xương lá vón vén
Lá vón vén còn có tên gọi khác là lá giang, lá chua. Với vị chua thanh của lá, vị ngọt của xương, canh lá vón vén được coi là món ăn giải ngán, giải rượu của người dân nơi đây. Để nấu món canh này, người dân ở đây chỉ cần vò nát lá vón vén rồi cho vào nồi xương đã hầm nhừ. Chính cách nấu đơn giản ấy đã giúp cho món canh giữ được mùi vị tự nhiên nhất, níu chân du khách đến đất này.
Theo 2sao.vn
"Điểm mặt" món ăn nhất định phải thử khi tới Sơn La
Pa pỉnh tộp, cá hồi, nộm da trâu, cháo mắc nhung... là những món ăn nhất định bạn phải thử khi tới Sơn La.
Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất là cá gập nướng. Nói đến cá nướng thì có ở nhiều vùng đất, nhưng pa pỉnh tộp có một đặc trưng riêng mà chỉ có người vùng cao mới chế biến được ra hương vị riêng biệt này. Bởi ngoài các gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng... thì đặc biệt không thể thiếu được mắc khén. Đây là gia vị đặc trưng riêng có của núi rừng Tây Bắc, giúp món cá ăn tăng vị đậm đà mà lại khử được mùi tanh.
Cá nướng thơm lừng của người Thái. Ảnh: I.T
Thường người Thái ở Sơn La hay chọn các loại cá như cá chép, trắm hay trôi. Cá không cần quá to mà chỉ cần vài lạng, sau khi làm sạch cá được mổ dọc sống lưng, bỏ mật và cho các loại gia vị nói trên vào. Người ta gập đôi cá rồi dùng que tre kẹp chặt và nướng cá trên than hồng. Khi cá chín toả mùi thơm nức. Ăn miếng cá nướng, cảm nhận cả mùi vị của núi rừng Tây Bắc đang lan toả trong khoang miệng.
Nộm da trâu
Da trâu vốn là một loại nguyên liệu được dùng để làm trống vì có đặc điểm rất dày, cứng và dai. Ấy thế nhưng, ở mảnh đất Sơn La, thứ da trâu ấy lại trở thành một đặc sản ẩm thực vô cùng lạ miệng và độc đáo - thấu da trâu hay nộm da trâu của người Thái.
Nộm da trâu là món ăn chơi khá lý tưởng khi đến Sơn La. Ảnh: I.T
Để giảm độ dai, người dân ở đây phải sơ chế da trâu qua những giai đoạn như hơ lửa, ngâm nước lã, lọc và đập da nhiều lần. Người vùng cao không dùng chanh hay dấm để bóp nộm mà kết hợp da trâu với nước măng chua tạo thành hương vị vô cùng khác lạ. Khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm nhận, da trâu sần sật, đanh đanh, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta, vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị.
Cá hồi
Từ nhiều năm qua, cá hồi đã được nuôi tại nhiều địa điểm có nguồn nước lạnh, sạch như Sapa, Lai Châu, Sơn La... để phục vụ nhu cầu thực khách trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Món gỏi ca hồi hấp dẫn nhiều thực khách. Ảnh: I.T
Đến Sơn La, du khách sẽ được thưởng thức 6 món được chế biến từ cá hồi: gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, tỏi, xoài, dứa, tía tô, lá chua, lá ổi; da cá hồi chiên; thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi xông khói rất đặc trưng; lẩu cá hồi và cháo cá hồi. Nếu du khách mua cá tươi mang về, giá khoảng 350.000 đồng/kg.
Nậm pịa
Nếu người Mông ở Yên Bái có món thắng cố thì người Thái ở Sơn La có món nậm pịa. Nậm pịa được làm từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim... kèm theo là gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm. Sau đó, cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để tạo món ăn sền sệt. Nậm pịa ăn nóng rất ngon. Du khách ăn không quen có thể thấy hơi đắng lúc đầu nhưng càng ăn càng cảm thấy ngọt và thơm hơn.
Cháo mắc nhung
Để có món cháo mắc nhung chuẩn vị, người Sơn La thường chọn tấm đầu vụ gặt non, nấu cùng sườn lợn hun khói. Khi cháo chín tới, cho quả mắc nhung vào, đập dập thêm củ gừng, ớt nướng và sả. Ở một số nơi, người ta trộn quả mắc nhung với tấm, túm vào lá chuối buộc chặt, vùi trong tro bếp hoặc đồ xôi là đã có ngay một món mắc nhung sền sệt, đắng nhẹ, thơm cay ăn rất lạ miệng
Ốc đá Suối Bàng
Ốc ở Suối Bàng chỉ thường có vào mùa mưa, khi tiết trời ẩm ướt. Ốc ở đây chẳng cần lá chanh hay sả, cứ thế luộc suông là đủ giữ vị. Thậm chí, nước chấm cũng không cầu kỳ, rót từ chai, cho thêm vài lát ớt là ổn. Ốc đổ ra, mọi người quây quần ngồi vừa khêu vừa nói chuyện là đủ ấm cho ngày mưa. Nếu muốn thưởng thức kiểu khác, có thể nấu canh ốc, làm gỏi ốc... vẫn giữ được vị giòn ngon.
Theo emdep.vn
Tuyệt chiêu luộc tất cả các món thịt thơm ngon hơn ngoài hàng Để có món thịt luộc ngon như ngoài hàng, các bà nội trợ không được bỏ qua công thức dưới đây. Tưởng chừng rất đơn giản nhưng hầu hết ai cũng mắc lỗi cơ bản làm cho món ăn không được chuẩn vị. Thịt gà Gà chọn con không quá già. Trước khi luộc cần được sơ chế sạch, xát muối và dấm...