Đến Sài Gòn, không thể bỏ qua…
Sài Gòn – TP.HCM – một điểm đến hấp dẫn không chỉ với nhịp sống sôi động mà còn có vô vàn món ăn ngon làm nức lòng du khách. Hãy cùng trải nghiệm những món ăn dân dã hữu tình của Sài Gòn khiến du khách ăn một lần rồi nhớ mãi…
1. Bánh xèo
Bánh xèo là một trong những loại bánh không chỉ được nhiều người dân Việt Nam mà những vị du khách nước ngoài cũng rất thích. Tại Hội nghị Ẩm thực đường phố thế giới 2016, bánh xèo Việt đã vào top 8 món ăn đường phố được yêu thích nhất. Với nguyên liệu chính của vỏ bánh là bột gạo và nhân bánh là thịt lợn, đậu xanh, tôm… ăn kèm nhiều loại rau tươi và nước chấm chua ngọt. Tất cả tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng không kém phần độc đáo. Không chỉ là hương vị, bánh xèo còn hấp dẫn thực khách ở chỗ cách ăn. Ăn bánh xèo chuẩn điệu phải là phải dùng tay cầm chiếc bánh lên gói lại bằng lá rau sống rồi chấm nước mắm chua ngọt. Thế rồi, cứ ngồi vừa nhâm nhi nhai miếng bánh vừa tận hưởng cái hồn quê đang hòa trên đầu lưỡi. Du khách có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn này tại:
- Bánh xèo Mười Xiềm: 213 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 7, quận 3 – 54 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận
- Bánh xèo Đinh Công Tráng: 46A Đinh Công Tráng, P. Tân Định, quận 1
- Bánh xèo Ăn Là Ghiền: 74 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, quận 1
- Bánh xèo Bà hai: 49 Nguyễn Trọng Tuyển, P.15, quận Phú Nhuận
2. Cơm tấm
Nếu như phở là món ăn đặc trưng của đất Hà Thành thì khi đến với Sài Gòn, món ăn luôn kéo chân du khách chính là cơm tấm. Đây là món đặc trưng và phổ biến mà bất cứ người dân Sài Gòn xa xứ luôn hoài niệm về hương vị hấp dẫn tan đậm trong miệng. Cơm được nấu từ gạo tấm nên hạt rời và vụn, ăn cùng với bì heo, sườn nướng hoặc chả trứng và một chén nước mắm ngọt thêm chút dưa leo. Nước mắm ngọt thấm vào từng hạt cơm quyện với cái béo thơm của mỡ hành mang đến vị đậm đà khó cưỡng. Phần thịt sườn được tẩm ướp kỹ lưỡng rồi nướng trên than hồng càng khiến món ăn ngon khó tả.
- Cơm tấm Ba Ghiền: 291 Nguyễn Tri Phương, P. 5, quận 10 – 84 Đặng Văn Ngữ, P. 10, quận Phú Nhuận
- Cơm tấm Cali: 48 Nguyễn Huệ, quận 1 – 236 Lê Thánh Tôn, quận 1 – 449 Võ Văn Tần, quận 3 – 125 Nguyễn Chí Thanh, P. 9, quận 5 – 82 Nguyễn Văn Trỗi, P. 8, quận Phú Nhuận
- Cơm tấm Kiều Giang: 192E Trần Quang Khải, P. Tân Định, quận 1
- Cơm tấm Thuận Kiều: 114 Yersin, P. Nguyễn Thái Bình, quận 1 – 26 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1 – 54 Thuận Kiều, P. 4, quận 11 – 52 Đặng Đức Thuật, P. Tân Phong, quận 7
Video đang HOT
3. Bánh mì
Bánh mì Sài Gòn – món ăn thân thương đến lạ với từng con người, góc phố, từ những nơi sang trọng như nhà hàng, quán điểm tâm đến một con hẻm nhỏ… Tháng 3 vừa qua, Sở Du lịch TP.HCM cũng phát động chiến dịch “Tôi yêu bánh mì Sài Gòn” nhằm quảng bá món ăn quen thuộc của người Việt nhưng không kém phần hấp dẫn du khách quốc tế. Vỏ bánh mì giòn rụm, nhân bánh gồm vị bơ beo béo, pate, thịt cuộn luộc cắt lát mỏng, chả lụa, jambon kèm với dưa chua, hành ngò, ớt cắt sợi… thêm tí nước sốt xíu mại nữa là có thể chắc lòng cho cả một buổi sáng hoặc như một món ăn nhanh vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ngoài ra, bánh mì còn có hàng loạt biến tấu như: bánh mì heo quay, bánh mì thịt nướng, bánh mì bì, bánh mì phá lấu, bánh mì kẹp khô bò, bánh mì chả cá, bánh mì trứng ốp la, bánh mì gà xé… Những tiệm bánh mì ngon nổi tiếng có thể kể đến:
- Bánh mì Huỳnh Hoa: 20 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, quận 1
- Bánh mì Bảy Hổ: 19 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, quận 1
- Bánh mì Như Lan: 64 Hàm Nghi, P. Bến Nghé, quận 1 – 363 Hai Bà Trưng, P. 8, quận 3
- Bánh mì Ngân Sài Gòn: 107 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, quận 1
Nếu ở Hà Nội, khi nói đến bún ai ai cũng nghĩ ngay đến món bún chả, nhưng khi đến với Sài Gòn, bún thịt nướng là món ăn hòa cùng nhịp đập với hơi thở của từng con người, góc phố ở mảnh đất này. Sợi bún tươi mềm, cắt vừa ăn thêm chút beo béo mỡ hành, chút bùi bùi của đậu phộng. Thịt và nem được nướng tại chỗ thơm lừng mùi sả vừng mới chuẩn và luôn trong tình trạng nóng hổi mới ra lò, mùi thơm ngào ngạt. Chả giò cuốn bên trong là khoai môn, lớp vỏ ngoài giòn xốp của bánh tráng, khoai bùi bùi góp phần cho món ăn thêm hấp dẫn. Với rau xà lách cắt nhỏ, giá sống, dưa leo, đồ chua, đậu phộng rang giòn, mỡ hành, bùi bùi… tất cả quyện thành món ăn hút hồn du khách.
- Bún thịt nướng Anh Ba: 126 Lê Văn Sỹ, P. 10, quận Phú Nhuận
- Bún thịt nướng Vị Sài Gòn: 41 Trần Nhật Duật, P. Tân Định, quận 1 – 341 Nguyễn Thượng Hiền, quận 10
- Bún thịt nướng Hải Đăng: 149 Chấn Hưng, P. 6, quận Tân Bình
- Bún thịt nướng Cô Út: 19/1 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, quận 1 – 40 Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, quận 1
5. Hủ tiếu
Một món ăn quen thuộc khác luôn níu chân du khách không kém là hủ tiếu Sài Gòn, mảnh đất được xem như thiên đường của các dạng hủ tiếu biến tấu: hủ tiếu cá, hủ tiếu khô, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu hồ, hủ tiếu pate, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu mì hoành thánh… nhưng được lòng du khách nhất phải kể đến là hủ tiếu Nam Vang. Món này có nguồn gốc từ Nam Vang (Campuchia) nhưng khi du nhập vào Sài Gòn thì được biến tấu với hương vị rất riêng, rất Sài Gòn. Ngoài thịt heo cắt lát và thịt băm nhỏ còn có tim, gan, cật heo, tôm, trứng cút… ăn kèm với các loại rau tần ô, cần tàu, giá, hẹ, xà lách… Phần nước lèo của hủ tiếu Nam Vang được ninh từ xương ống ngọt lịm, làm mê đắm biết bao thực khách.
- Hủ tiếu Nam Vang Quỳnh: A65 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, quận 1
- Hủ tiếu Nam Vang Nhân Quán: 122D Cám Mạng Tháng Tám, P.7, quận 3 – 27 Âu Cơ, P.14, quận 11 – 236 Võ Thành Trang, P. 11, quận Tân Bình
- Hủ tiếu Nam Vang Đạt Thành: 31 Trần Hưng Đạo B, P. 6, quận 5 – 607 Cách Mạng Tháng 8, quận 10
- Hủ tiếu Nam Vang Liến Húa: 90D Trần Quốc Toản, P. 8, quận 3 – 135 Đào Cam Mộc, P. 4, quận 8
Những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực miền Tây
Lẩu mắm thơm nồng, lẩu cá linh bông điên điển như bức tranh màu sắc hay cháo cá lóc đậm đà... là những món ngon nhất định bạn phải thử khi đến miền Tây.
Cơm tấm
Nếu về miền Tây, chắc chắn bạn không thể bỏ qua món cơm tấm trứ danh và phổ biến đến mức đi tới đâu bạn cũng có thể nhìn thấy các biển hiệu hàng quán. Có rất nhiều những biến tấu để bạn có thể lựa chọn như cơm tấm sườn, cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên, cơm tấm gà xối mỡ hay cơm tấm bò lúc lắc...
Đĩa cơm tấm trông giản dị nhưng có hương vị rất đặc trưng. Ảnh: I.T
Chỉ đơn giản là một đĩa cơm tấm, bên phủ bên trên một rẻ sườn to được tẩm ướp, chế biến theo công thức riêng của mỗi quán, phá lấu, thịt bò hay gà tùy vào sự lựa chọn của khách, ăn cùng một chút đồ chua cho đỡ ngấy nhưng món ăn đốn tim nhiều thực khách đến miền Tây.
Hủ tiếu
Nhắc đến ẩm thực miền Tây là phải nhắc đến hủ tiếu. Món ăn này đã góp phần làm nên nét ẩm thực của vùng miền này với thứ nước dùng trong veo, thơm lừng mùi hành phi, mùi tôm khô và có vị ngọt tự nhiên. Tùy theo nhu cầu của thực khách mà có những loại nguyên liệu khác nhau nhưng cơ bản là nước dùng được hầm từ xương ống, thêm ít tôm, mực khô để tạo độ ngọt tự nhiên. Những miếng giò heo, sườn non được chặt miếng, hầm mềm nhưng không bị nát, những sợi hủ tiếu nhỏ, có độ dai vừa phải, không quá bở... khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.
Bún cá
Miền Tây cũng nổi tiếng với nhiều loại bún cá và mỗi vùng lại có những biến tấu khác nhau như bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang, bún cá Châu Đốc... Bún cá nổi tiếng cũng có lẽ bởi nói đến miền Tây là nói đến sông nước, có nhiều tôm cá nên các món ăn được chế biến từ cá luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực.
Ảnh: Zing
Bún cá ở đây ngon bởi được chế biến từ những con cá được đánh bắt tự nhiên trên những dòng sông hay đồng ruộng. Nấu bún cá khá là công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu. Bát bún cá ngon phải có nước dùng thật trong, đậm vị ngọt của xương cá, đậm đà vị mắm ruốc và không có mùi tanh. Cá sau khi được làm sạch sẽ luộc chín rồi gỡ ra lấy phần thịt nạc, tẩm ướp cùng bột nghệ và xào sơ cho thấm gia vị. Khi ăn bạn sẽ như cảm nhận cả hương vị của miền Tây sông nước.
Cháo cá lóc
Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước và cũng là đặc sản mà người dân nơi đây thường dùng để đãi khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.
Lẩu mắm
Lẩu mắm trông như một bức tranh đa sắc. Ảnh: chudu24
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc - An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bạn sẽ bị đốn tim nếu được thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển khi về miền Tây. Đây là món ăn dân dã của người miệt sông nước nhưng chinh phục thực khách bởi màu sắc, hương vị và thứ nước dùng sóng sánh, đậm đà khiến bạn chẳng thể nào quên được.
Lẩu cá linh đốn tim bạn bởi màu sắc rực rỡ. Ảnh: nhahangquanngon
Đâu chỉ ăn riêng mới ngon, ăn kèm các món khác thịt nướng vẫn ngon như thường Không thích ăn buffet thịt nướng vì sợ ngấy thì bạn có thể tìm đến các món ăn kèm thịt nướng này. Là tổng hòa của nhiều hương vị, nên món nào cũng thơm ngon và không hề bị đơn điệu nhé! Bánh cuốn thịt nướng Từng lá bánh cuốn trắng mịn mềm mát, thay vì ăn với nhân thịt xào nấm, thì...