Đến ‘Sa Pa ở đồng bằng’ chơi lễ 2/9: Tắm thác, săn mây, ngắm mùa nước đổ
Những tháng hè, với khí hậu mát mẻ, Pù Luông (Thanh Hóa) là địa điểm “ trốn nóng” được ưa chuộng ở khu vực phía Bắc.
Thời điểm này, du khách có thể ngắm mùa nước đổ, săn mây, trải nghiệm tắm suối, thác.
Khu bản tồn thiên nhiên Pù Luông cách Hà Nội khoảng 170 km, nằm trên địa bàn huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Được che chở sau những khu rừng nguyên sinh, bao bọc bởi những ngọn núi lớn, thung lũng Pù Luông có khí hậu mát mẻ quanh năm, khung cảnh bình yên, hoang sơ. Vài năm trở lại đây, Pù Luông được nhiều du khách ưa thích, ưu ái đặt tên la “ Sa Pa thu nhỏ giữa xứ Thanh”.
Pù Luông là nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc Thái, Mường. Theo tiếng Thái, Pù Luông có nghĩa là đỉnh cao nhất của làng. Nơi đây có diện tích 17.662 ha, gồm rừng, núi, suối, thác, hang động, xen lẫn những bản làng yên bình, thửa ruộng bậc thang nối tiếp.
Pù Luông thu hút đông du khách nhất là vào mùa lúa chín: Cuối tháng 4 – 6 hoặc tháng 9 – 11 hàng năm. Mùa lúa ở đây thường đến muộn và kéo dài hơn so với các điểm đến khác ở miền núi phía Bắc. Những tháng hè (tháng 7,8), với khí hậu mát mẻ, đây cũng là địa điểm “trốn nóng” được ưa chuộng. Thời điểm này, du khách cũng có thể ngắm mùa nước đổ, săn mây.
Pù Luông cách Hà Nội khoảng 4,5 tiếng di chuyển đường bộ. Du khách có thể tới Pù Luông bằng xe máy, ôtô tự lái hoặc xe khách.
Nếu di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội, du khách có thể đón xe ở bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Mỹ Đình. Tuyến xe khách phổ biến để đi Pù Luông là Hà Nội – Bá Thước – Thanh Hóa sẽ về đến thị trấn Cành Nàng, giá 120.000 đồng/chiều. Từ đây, du khách có thể thuê xe ôm hoặc taxi để di chuyển đến Pù Luông, khoảng 20km. Du khách cũng có thể đi các tuyến xe Limousine Hà Nội – Pù Luông với giá từ 320.000 – 400.000 đồng/chiều.
Hiện nay, nhiều điểm lưu trú tại Pù Luông bán combo gồm xe di chuyển khứ hồi Hà Nội – Pù Luông và phòng nghỉ giá từ 800.000 đồng/người/đêm. Nếu di chuyển bằng xe máy, du khách sẽ mất khoảng 5 tiếng.
Khi đến Pù Luông, du khách có thể thuê xe đạp hoặc xe máy tại nơi lưu trú để đến các điểm tham quan, các bản làng.
Nơi lưu trú tại Pù Luông rất đa dạng nên du khách có thể lựa chọn theo nhu cầu. Nếu yêu thiên nhiên và thích tìm hiểu văn hóa bản địa, du khách có thể chọn nghỉ tại nhà dân, homestay nhà sàn ở bản Kho Mường, Kịt, Hiêu… giá từ 100.000 đồng/người/đêm.
Pù Luông cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng sang chảnh để du khách lựa chọn như Ebino Pù Luông Resort, Pù Luông Retreat, Pu Luong Eco Garden, Pù Luông Natura, Ciel del Puluong, Pu Luong Tree House, Pu Luong Hillside Lodge… giá từ 300.000 đến hơn 1.000.000 đồng/người/đêm. Những khu nghỉ này có phòng nghỉ rộng, thiết kế đẹp, thường có bể bơi vô cực, ban công ngắm ruộng bậc thang… Một số nơi thiết kế tiểu cảnh check-in ấn tượng, được ví như tiểu Bali của Việt Nam.
Pù Luông có nhiều khu nghỉ dưỡng sang chảnh để du khách lựa chọn (Ảnh: Ebino Pù Luông Resort)
Video đang HOT
Bản Kho Mường: Bản nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Pù Luông, cách biệt với các bản làng khác trong vùng nên vẫn giữ được nét đẹp thơ mộng vốn có. Đường vào Kho Mường tuy khó đi vì dốc ngoằn ngoèo, bên vách núi, bên vực sâu nhưng thành quả không khiến du khách thất vọng. Những mái nhà sàn, ruộng lúa, ruộng ngô trải rộng tít tắp, những dãy núi nhấp nhô bao lấy bản làng.
Đi bộ xuyên qua bản và những cánh đồng lúa, du khách sẽ tới hang Dơi hay còn gọi là hang Kho Mường. Những khối nhũ đá vôi ở đây được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước. Đây từng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi. Càng đi sâu vào lòng hang, du khách sẽ thấy một khoảng không rộng lớn bao trùm bởi những khối nhũ đá hình thù kì lạ.
Điều đặc biệt bên trong hang là một bãi đất trống rộng như sân bóng tự nhiên. Đường từ đỉnh hang xuống đáy hang khá khó đi, nhiều thử thách cho những bạn trẻ muốn khám phá.
Thác Hiêu: Thác Hiêu được coi là một trong những dòng thác đẹp nhất Thanh Hóa, quanh năm trong vắt, dồi dào nước – nơi lý tưởng để vui chơi, trốn nóng ngày hè.
Thác Hiêu Pù Luông có chiều dài khoảng 800m, từ trên núi đá, dòng nước chảy đến lưng chừng rồi tách ra thành 2 nhánh đổ về hai hướng, hợp lại ở cuối dòng. Dưới chân thác là những “bể tắm” tự nhiên, sâu hơn 1m, nước trong suốt, mát lạnh mùa hè và ấm mùa đông, bao quanh bởi rừng nguyên sinh xanh mướt.
Thác Hiêu tháng 7/2023 (Ảnh: Săn cảnh đẹp)
Bản Đôn: Đây là nơi quy tụ nhiều khu homestay và nghỉ dưỡng đẹp, được du khách ưa chuộng. Những khu nghỉ ở đây được xây dựng theo mô hình sinh thái nên thường không sử dụng các thiết bị tiêu tốn điện năng như tivi, tủ lạnh, điều hòa…
Hiện bản Đôn được quy hoạch phát triển thành bản du lịch cộng đồng, vẫn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, với nhà sàn gỗ truyền thống xen kẽ giữa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại như những dải lụa xanh tươi ôm trọn lấy bản làng. Du khách đến với bản Đôn có thể tham gia đốt lửa trại, uống rượu cần, cùng giao lưu văn nghệ với điệu xòe Thái, khắp Thái, hát múa dân ca, dân vũ đậm đà bản sắc dân tộc…
Suối Chàm: Con suối nằm cách bản Đôn khoảng 7km, ngay cửa ngõ vào khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Suối Chàm gom nước của toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chảy ra sông Mã.
Ở đây có trải nghiệm đi bè tre khá độc đáo. Du khách sẽ xuôi theo dòng suối gần 1 km, lênh đênh giữa dòng nước trong vắt, ngắm đồng ruộng, bản làng, núi rừng, những cọn nước phục vụ bà con trồng trọt.
Thời gian tour chèo bè là 1 giờ, mỗi bè có thể chở 8 – 14 người, giá 50.000 đồng một người.
Đỉnh Pù Luông : Đỉnh núi này cao khoảng 1.700 m, là một trong những đỉnh núi dân trekking yêu thích. Địa hình nơi đây thay đổi rõ rệt khi đi từ chân núi lên đỉnh, phía dưới chủ yếu cây bụi, đồng cỏ, vách đá, lên cao hơn là rừng thảo quả xanh mướt, rừng nguyên sinh, thân gỗ lớn, tiếp nữa là các loại cây lá kim, rừng hỗn hợp.
Tháng 11-12, du khách cso thể ngắm lá phong đổi màu vàng, đỏ. Tới tháng 1, đôi khi có xuất hiện băng giá trên đỉnh núi. Mùa xuân tới, Pù Luông lại đón du khách bằng sắc đỏ, tím, vàng của hoa đỗ quyên.
Nếu thời tiết thuận lợi, du khách mất khoảng 6 -8 tiếng để chinh phục đỉnh núi. Đứng trên đỉnh Pù Luông, du khách có thể phóng tầm mắt ra những dãy núi cao trùng điệp, thả hồn ngắm nhìn bản làng e ấp trong sương sớm.
Du khách có thể dựng trại trên đỉnh để ăn uống nghỉ ngơi qua đêm hoặc mang theo đồ ăn trưa, giữa chiều trở về nghỉ tối ở bản Đôn. Bạn nên cân nhắc về sức khỏe, thể lực trước chuyến đi. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm leo núi, nên đăng kí tour riêng tại các khu nghỉ để có hướng dẫn viên hỗ trợ.
Khi leo núi nên mặc quần áo dài, mũ, giày leo núi, thuốc chống muỗi, vắt, nước uống, đồ ăn chống đói…
Chợ phiên Phố Đoàn hay còn gọi là chợ Phố Đòn là phiên chợ vùng cao họp từ thời Pháp thuộc. Hiện nay, phiên chợ diễn ra vào thứ 3, thứ 5, chủ Nhật hàng tuần. Bà con các xã Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Thành Sơn thuộc huyện Bá Thước thường đem hàng hóa ra chợ bán, từ mớ rau rừng, trái chín cây trong vườn… đến vải thổ cẩm, rượu cần. Du khách cũng có thể tìm thấy những đặc sản như vịt Cổ Lũng, gà thả đồi, bánh cuốn, bánh nếp, bánh rán.
Điểm đặc biệt là chợ vẫn còn hoạt động theo cách trao đổi hàng hóa ngang giá trị, ít khi thấy đòi thách, trả giá.
Vịt Cổ lũng là giống vịt đặc sản ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Vịt Cổ Lũng có đặc điểm mình bầu, chân ngắn, cổ rụt và to, màu lông giống chim sẻ, đặc biệt quanh cổ có viền khoang trắng.
Thịt vịt Cổ Lũng thường được chế biến thành các món như luộc, nướng, quay. Với món vịt nướng, các đầu bếp thường tẩm ướp gừng, xả, gia vị cơ bản như mắm, mì chính, bột nêm và đặc biệt không thể bỏ qua hạt mắc khén và mật ong. Vịt được ướp đều, massage trong 30 phút rồi mang đi nướng.
Tại các khu nghỉ, nhà hàng, vịt thường được nướng bằng lò hoặc than hoa. Nếu du khách ở tại homestay, có thể cùng người dân trải nghiệm nướng vịt trên bếp củi. Khi nướng, lớp mỡ vịt bắt đầu chảy xuống làm than củi thêm đỏ rực, mùi hương tỏa ra thơm phức. Khi chín, thịt vịt chuyển sang màu nâu đỏ cực bắt mắt.
Thịt vịt nạc, chắc và thơm, được nướng bằng than, giá 500.000 đồng/con đủ cho 3 – 4 người ăn
Ngoài ra, du khách nên thử ốc núi – loại ốc sống trong tự nhiên chắc, thơm, bổ dưỡng; thịt gác bếp – đặc sản bà con dân tộc Thái ở các huyện Quan Hóa, Bá Thước; măng rừng luộc hay măng chua nấu canh cá; cá suối nướng; rau rừng…
Lào Cai: "Săn mây" ở Hầu Chư Ngài
Nằm ở độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển, cách trung tâm Sa Pa khoảng 7 km, thôn Hầu Chư Ngài thuộc xã Hầu Thào, thị xã Sa Pa là điểm săn mây lý tưởng đối với những người yêu thích du lịch trải nghiệm, khám phá khi đến tỉnh Lào Cai.
Đón bình minh giữa biển mây ở Hầu Chư Ngài.
Bên cạnh những địa danh nổi tiếng săn mây như Y Tí, Fanxipang, Bạch Mộc Lương Tử thì Hầu Chư Ngài lại ít được nhắc đến. Từ trung tâm thị xã Sa Pa theo hướng đi Tả Van, Lao Chải khoảng 3 km, rẽ trái đi xã Hầu Thào thêm 4 km nữa, đường vào thôn Hầu Chư Ngài khó đi bởi đường nhỏ và đất đá gập ghềnh.
Là thôn cách xa trung tâm thị xã Sa Pa, du lịch chưa phát triển nên Hầu Chư Ngài ít được khách du lịch biết đến, đặc sản nơi đây có lẽ là mây và sương mù cùng những tảng đá to rêu phủ kín khác thường cùng những cung đường quanh co, chênh vênh. Bản làng vẫn giữ được những nét hoang sơ, nguyên bản và mộc mạc vì chưa có nhiều sự can thiệp của bàn tay con người.
Ngoài một vài cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụ ăn uống ở Hầu Chư Ngài gần như không có, thậm chí sóng điện thoại cũng bị hạn chế. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình một cách trọn vẹn vào thiên nhiên hoang sơ, núi rừng hùng vĩ và khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào Mông.
Đường vào bản luôn mờ trắng sương mù dày đặc khiến tầm nhìn có phần bị hạn chế, nhưng cũng là một thử thách kiểm tra sự dẻo dai và sức bền đối với những người yêu thích đi bộ leo núi.
Thời tiết năm nay khác thường cho nên sang tháng 3 mà ở Hầu Chư Ngài vẫn rét buốt. Nhưng nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và nắng là điều kiện lý tưởng để có những khoảnh khắc "săn mây" thành công. Đây cũng là thời điểm thích hợp để du khách gặp được những biển mây kì vĩ và ngắm những vườn hoa lê, hoa mận bừng nở trắng muốt.
Có nhiều khoảnh khắc "săn mây" trong ngày nhưng đẹp nhất là lúc bình minh và hoàng hôn. Sáng sớm, cả bản làng vẫn vùi mình lặng lẽ trong sương mù và mây gió, thứ âm thanh duy nhất lẫn trong gió là tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới. Lúc này trước mắt chỉ có một mầu trắng đục của mây mù bao phủ núi rừng, người lẫn trong mây.
Khi tia nắng mặt trời đầu tiên ló rạng, những lớp mây tan dần lộ ra bầu trời xanh ngắt, cao vời vợi, những tia nắng hồng rọi xuống thung lũng mây dày đặc phía dưới. Ánh nắng chiếu đến đâu, mây tan nhanh lộ ra những vạt hoa lê, hoa mận trắng xóa tinh khiết, nguyên sơ, cả bản làng người Mông vài giây trước chìm trong sương mờ bỗng bừng lên rực rỡ dưới ánh nắng và bầu trời xanh thẳm. Trong khoảnh khắc hừng đông rực rỡ ấy, núi rừng, biển mây như hòa quyện tạo ra bức tranh huyền ảo, lãng mạn.
Du khách vừa kịp ồ lên choáng ngợp bởi biển mây dày đặc, trắng xóa bồng bềnh đặc quánh ngay dưới chân mình, vừa kịp tranh thủ hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành, phóng tầm mắt thật xa và lặng ngắm biển mây cuồn cuộn thì cũng rất nhanh chóng, một đợt gió mạnh thổi mây tràn qua các sườn núi, phủ kín các rừng cây, dưới ánh nắng tạo thành những tia nắng kỳ ảo, bản làng lại chìm trong biển sương mù dày đặc.
Có lẽ Hầu Chư Ngài sẽ thích hợp với những người ưa nhịp sống chậm, hoặc đến đây để sống chậm lại, bởi nơi đây không có gì ngoài mây núi hòa quyện. Vì vậy, chỉ cần ngồi và ngắm mây tan, mây tụ cũng mang lại năng lực tích cực và nhiều cung bậc cảm xúc trong ngày.
Vì du lịch chưa phát triển, con người còn mộc mạc, chất phác nên cách thích hợp nhất để trải nghiệm Hầu Chư Ngài là đi bộ quanh bản làng, vừa trò chuyện với người dân trong bản người Mông, lại len lỏi chụp ảnh trong những vườn đào, mận lê cổ thụ mốc thếch.
Đưa chúng tôi tản bộ tham quan bản làng, anh Trịnh Quang Việt, quản lý Mây Village Sa Pa (đội 2, thôn Hầu Chư Ngài), nơi có vị trí ngắm toàn cảnh thung lũng Tả Van xinh đẹp và biển mây bồng bềnh cho biết: Hầu Chư Ngài vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ và rất yên bình. Cuộc sống của người dân bản bình dị, lặng lẽ. Người dân vẫn tự tay tước đay, dệt vải, nhuộm chàm để may quần áo.
Vì thế khi đến đây, ngoài nghỉ dưỡng và săn mây, tận hưởng những khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ và hùng vĩ, hãy trải nghiệm văn hóa làng bản và có những khám phá của riêng mình.
Dù cuộc sống của người dân bản còn thiếu thốn về vật chất, nhưng nụ cười thân thiện chào đón khách lạ ấm áp vô cùng. Bên trong những hàng rào đá xếp tay chắc chắn là những ngôi nhà sàn gỗ nhỏ mộc mạc, giản dị, những cây lê, cây mận nụ mập chúm chím, trẻ nhỏ hồn nhiên chơi đùa trước cửa nhà, vài con gà vắt vẻo trên sào phơi quần áo, mấy con lợn đen béo ụt ịt ngoài sân.
Những người phụ nữ Mông hiền lành, chăm chỉ với chiếc gùi trên lưng xuống chợ mà bàn tay xanh mầu chàm vẫn tranh thủ tước đay, những người đàn ông đang chăm sóc những giò lan trong vườn bẽn lẽn cười chào du khách. Đó là một khung hình đẹp khác về Hầu Chư Ngài, nơi mây núi đan xen hòa quyện.
Sa Pa "hút hồn" du khách mùa nước đổ Đến với Sa Pa mùa này, có lẽ chỉ cần đứng chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang, cũng đủ khiến du khách khi đặt chân lên đây phải sửng sốt. Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm cuối tháng 5 hàng năm, khi cái nắng chói chang phủ tràn miền Bắc, Sa Pa lại là điểm đến lý tưởng. Lúc này,...