Đến quê lúa, cho người mù “đụng chạm cơ thể”
Không phòng tối – đèn mờ, chỉ có những đôi bàn tay tài hoa lướt trên lưng, trên cổ… tẩm quất thực sự cho khách.
Câu chuyện mang tên “số phận.
Đến Thái Bình, anh bạn đồng niên rủ: “Ông đi tẩm quất thực sự không?”. Ô hay, lại còn phải thêm chữ “thực sự” vào nữa, rõ cái nghề đụng chạm cơ thể này bị biến tướng quá nhiều rồi, nên nói bình thường dễ bị hiểu sang nghĩa khác.
Chúng tôi đi dọc đường Trần Thánh Tông, ven con sông đào, ở bờ đối diện là trường Đại học Y Thái Bình. Anh bạn dừng xe trước tấm biển “Tẩm quất cổ truyền, giác hơi”, hóa ra đây là cơ sở thuộc Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và dịch vụ tẩm quất cổ truyền (thuộc Hội người mù tỉnh Thái Bình).
Một nữ kỹ thuật viên khiếm thị đang tẩm quất cho khách
Tuyệt nhiên không có buồng tối, đèn mờ và các em gái “mắt xanh, môi đỏ”. Vào cửa, bên tay phải là tấm bảng ghi giá vé. Rẻ quá, ở cái thời buổi mà vàng phi mã lên đến 45-46 triệu đồng/lượng này mà giá tẩm quất ở đây chỉ có 35.000đ/1h- 55.000đ/1h30, thích giác hơi thì trả thêm 10.000đ.
Đi tẩm quất nhưng có người… bán phiếu. Khách trả tiền tại bàn tầng 1, rồi lên phòng tầng 2, kỹ thuật viên sẽ đi lên sau. Tôi nhẩn nha đi theo chiếc cầu thang lộ thiên, vừa đúng lúc có tiếng chân chạy huỳnh huỳnh ngay sau lưng. Ngoái lại thấy một thanh niên ngoài 30 tuổi, đang nhảy 3 bậc một lên tầng nhanh hơn người sáng mắt. Hoá ra đấy chính là kỹ thuật viên của tôi, anh tên Chính.
Anh Chính là 1 trong số 14 kỹ thuật viên của cơ sở tẩm quất này, vào làm ở đây từ năm 2004 nên mọi ngóc ngách trong trung tâm anh thuộc hơn lòng bàn tay, đi không bao giờ vấp. Chính không phải một người mù bẩm sinh, anh kể về tai nạn đời mình: Năm 1989, khi đó tôi là một cậu bé 13 tuổi. Một lần ngồi đập đá cùng đám bạn, tôi bị một mảnh vụn văng vào mắt. Ban đầu thấy cộm và rát, tuy nhiên chỉ một lúc là hết nên chủ quan, về nhà tôi còn nhảy xuống ao bơi, thành ra bị nhiễm trùng.
Từ một mắt, vi trùng nhiễm khuẩn lan sang cả hai mắt, sưng đỏ tấy lên. Đến lúc này người nhà phát hiện ra mới vội vàng đưa cậu bé 13 tuổi lên bệnh viện huyện, tuy nhiên mọi việc đã quá muộn. Đầu tiên nhãn cầu mắt bên bị đá vụn văng vào phải múc bỏ và cho đến khi các bác sĩ tiêm kháng sinh chống được nhiễm trùng hoàn toàn thì mắt thứ hai cũng không còn trông thấy gì.
Kể từ đó cậu bé Chính bắt đầu một cuộc sống khác, không ánh sáng. Ngay kể cả đi giữa trưa hè nắng gắt, anh cũng chỉ cảm nhận thấy một nguồn sáng yếu, đủ để phân biệt giữa ban ngày và ban đêm. Trải qua rất nhiều nghề như: làm chổi đót, chuốt tăm, làm hương… cuối cùng anh Chính trụ lại với nghề tẩm quất cổ truyền này.
Những đôi bàn tay tài hoa
Video đang HOT
14 kỹ thuật viên ở cở sở Tẩm quất cổ truyền, giác hơi này là 14 số phận khác nhau, nhưng có một điểm chung- họ đều có những đôi bàn tay tài hoa. Ông trời thường không lấy đi của ai tất cả, tuy không còn quan sát được nhưng bù lại, người khiếm thị sở hữu đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo như có mắt.
Khu nhà ở của các kỹ thuật viên (ảnh trên). Anh Chính đang tẩm quất cho
khách, đây đã là năm thứ 7 anh làm tại cơ sở này.
Anh Chính và các đồng nghiệp được học nghề từ 3-6 tháng (tùy khả năng tiếp thu của từng học viên), sau đó trở thành kỹ thuật viên. Vào mùa hè, mỗi ngày trung bình có 4-5 khách, mùa đông trời lạnh thì chỉ còn phân nửa. Trung tâm cho kỹ thuật viên được hưởng 14.000đ/35.000đ/ca, (số tiền còn lại để trang trải các chi phí điện, nước…), chia trung bình lương của mỗi người cũng được vào khoảng từ 1,3-1,5 triệu đồng/tháng. Tuy mức thu nhập này chưa cao, song bù lại, không phải đi bán rong ngoài đường, đối mặt với nhiều rủi ro.
“Cứ 10 khách vào tẩm quất thì có tới 9 người là nam giới, chỉ duy nhất 1 người là phụ nữ. Nam giới đến đây tẩm quất là đi thư giãn theo thói quen, còn chị em chỉ khi nào người mỏi mệt, đau nhức mới tìm đến, như đi trị liệu massage vậy”- anh Chính rút tỉa kinh nghiệm sau gần 10 năm theo nghề.
Một phòng tẩm quất của cơ sở này có từ 4-6 giường. Lúc chúng tôi vào đã có một ông khách nằm sẵn, đang… ngáy pho pho, mặc kệ cho cô bé kỹ thuật viên đấm bồm bộp trên lưng. Hóa ra đây là khách quen, tuần nào cũng đến tẩm quất ít nhất 2 lần, mỗi lần phải 2h trở lên. Nhìn tấm lưng to bè của ông khách và đôi bàn tay bé nhỏ của cô bé đang lướt đi lướt lại, chúng tôi thực sự ái ngại, tuy nhiên cô bảo quen rồi, nên đấm mãi cũng không bị mỏi.
Cổng vào cơ sở Tẩm quất cổ truyền, giác hơi (ảnh trái) và bảng giá “rẻ giật mình”
Tiếp xúc với nhiều khách, nên anh Chính quen: chẳng cần khách yêu cầu mà chỉ cần sờ bờ vai là biết khách sẽ thích đấm mạnh hay đấm nhẹ. Lại có những người “thích tiếng”, nghĩa là thích cái âm thanh kêu bồm bộp phát ra từ tay đấm, nghe có vẻ mạnh nhưng thực ra lực đấm chỉ ở mức trung bình. Còn nữa, có những vị khách lưng dầy, để bấm được huyệt cho họ, nhiều khi kỹ thuật viên phải xài… chân, nhảy lên lưng mà dẫm. Cứ tùy người mà tẩm quất.
Hỏi chuyện về những vị khách ấn tượng, anh Chính bảo có một bà tên G. Bà này trung niên, to béo cứ đến là gọi nam giới đấm và cứ lên giường là cởi… hết đồ phần trên. Ban đầu cũng như nhiều kỹ thuật viên nam khác, anh Chính rất ngại, thế rồi mãi sau thấy bà này cứ được 15 phút là ngủ thành ra cũng quen. Mắt thì không nhìn thấy gì, mà bà ta lại nằm sấp, nên thôi thì cứ coi như là đàn ông mà đấm thật lực.
Đôi khi cánh chị em “buôn hương, bán phấn” cũng rẽ vào. Khác với người lao động, vào tẩm quất là im lặng, thư giãn cánh này cứ vào là cười nói luyên thuyên cho đến tận lúc về, mùi son phấn sực nức. Nhiều khi còn trêu anh Chính “đẹp trai ghê, làm chồng em nhé…”, anh Chính cũng đùa lại “anh có nhìn thấy em thế nào đâu mà đồng ý hay không”, lập tức các nàng cười ré lên “ui giời, sờ soạng nãy giờ còn nói không biết”…
Cuối giờ chiều, chúng tôi là những vị khách cuối cùng ra về. Cơ sở tẩm quất lại rơi vào không gian tĩnh lặng, các kỹ thuật viên quay lại với cuộc sống thường nhật: tắm giặt, vo gạo, nấu cơm chiều… Nghe bảo, đã có những trường hợp nên duyên vợ chồng từ đây, nơi những người khiếm thị thực sự coi là tổ ấm của mình.
Theo ANTD
Dịch vụ "nóng" đua nhau bủa vây sinh viên
Ngơ ngác bước chân lên chốn thị thành, nhiều sinh viên choáng váng với những dịch vụ "nóng" nhan nhản cạnh trường đại học, và từ đó, không ít người đã sa ngã...
Dịch vụ "mát mẻ" tận tình mời sinh viên
Mặc dù có nhiều quy định về địa điểm kinh doanh các dịch vụ như quán karaoke, massage tẩm quất phải đảm bảo cách xa trường học, bệnh viện 100 mét trở lên nhưng thực tế quy định này bị các chủ nhà hàng hám lợi phớt lờ. Không ít các trường đại học là đối tượng mà những dịch vụ như tẩm quất, massage và karaoke... hướng tới.
Bất cứ nơi nào sinh viên học tập, ăn ở là nơi đó xuất hiện những dịch vụ tiện lợi với giá rẻ. Nắm được như cầu đó, những quán hớt tóc cũng tới dịch vụ từ A-Z cũng bắt đầu xuất hiện.
Theo nguồn tin của báo Quân đội nhân dân, nạn mại dâm bao vây khiến môi trường văn hóa của sinh viên làng Đại học Thủ Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ 7 giờ tối, "chợ tình" ở ngã ba 621 gần Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM đã lấp ló những bóng hồng lượn lờ tìm khách dưới ánh đèn đường hiu hắt.
Dịch vụ "nóng" bủa vây trường học
Người dân địa phương cho biết, nhiều năm nay, từ ngã ba 621 vào ký túc xá Đại học Quốc gia trở thành địa bàn hoạt động của hơn chục gái bán dâm, là "chợ tình" dành cho sinh viên bởi giá cả hợp túi tiền với những người còn phụ thuộc gia đình. Một số gái mại dâm táo bạo còn đóng giả nữ sinh viên đi sâu vào làng đại học, đến các phòng trọ kiếm khách. Không ít nam sinh viên ham chơi hơn ham học phải dở dang giữa chừng.
Tại Hà Nội, nguy hiểm hơn, các dịch vụ "nóng" còn mọc ngay trước cổng trường Trung học cơ sở và Tiểu học phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Đó là một chuỗi những quán tẩm quất thư giãn, gội đầu nhiều như nấm sau mưa trước sự lo lắng của nhiều bậc phụ huynh.
Văn Sinh (Cầu Giấy, Hà Nội), hiện đang là một sinh viên đại học tại địa bàn Cầu Giấy cho biết, mỗi khi có sinh nhật hay hội hè thì đám bạn cùng lớp cậu lại rủ nhau đi "đổi gió". Sinh chia sẻ: "Lúc đầu cũng sợ nhưng do tò mò lại sợ quê trước bạn bè nên nhiều bạn mình đã thử. Không quá khó khăn để tìm "hàng" khi nhiều nhà trọ vừa cho sinh viên thuê vừa cho "gái gọi" thuê phòng cư trú ngay bên cạnh, rất phức tạp".
Cho vay nặng lãi
Theo khảo sát của báo Nông thôn ngày nay, số sinh viên các trường ĐH, CĐ... đóng trên địa bàn Đà Nẵng dính vào vay nặng lãi có đến hàng trăm. Hình thức vay tiền của các sinh viên không khác gì kiểu vay "nóng" ngoài xã hội, nghĩa là phải trả lãi 20 - 30%/tháng.
Hàng trăm lý do để các cử nhân tương lai trở thành "con mồi" béo bở của chủ nợ. Nhưng hầu hết đều là thiếu tiền đóng học phí, ham mê bài bạc, game online, tình phí...
Gái massage Tân Hoàng Phát chờ viết tường trình tại PC14 công TP.HCM. Tân Hoàng Phát là thiên đường một thời của sinh viên thác loạn
Dọc đường Láng (Hà Nội) cũng nhan nhản các hiệu cầm đồ mà khách hàng của họ có không ít là sinh viên. Hạnh, sinh viên trường ĐH Lao động - Xã hội như ngồi trên đống lửa vì chiếc xe máy của cô được bố mẹ sắm cho để tiện đi học nay đã "yên vị" trong tiệm cầm đồ mà chưa có tiền chuộc về. Người gây ra vụ "động trời" trên là người yêu Hạnh, cũng là một sinh viên tỉnh lẻ. Trót dính vào lô đề, khi bí tiền, anh chàng này đã mật ngọt "mượn tạm" chiếc xe của Hạnh "để đi sang nhà bạn xoay tiền". Khi nghe chàng khai thật là chiếc xe đã ở trong tiệm cầm đồ thì cô nàng choáng váng, nức nở gọi điện cầu cứu gia đình.
Ven các trường đại học, không ít các quán game online chễm chệ, cạnh đó là những tiệm cầm đồ, cho vay nặng lãi. Sinh viên nào trót "nhúng chàm" sẽ bị cuốn vào vòng xoáy vay - trả rất khó để thoát ra.
Hoàng Hưng, sinh viên ĐH GTVT Hà Nội đã rơi vào vòng xoáy của những trò game đầy mê hoặc. Để có tiền chơi game, Hưng thử vận may trong lô đề, sau đó khi hết tiền lại cầu cạnh bạn bè, người thân. Sinh năm 1985 hiện tại anh chàng vẫn chưa thể tốt nghiệp trong khi ngoảnh lại không còn một bóng dáng bạn bè bên cạnh. Cậu đã bao lần lừa bạn dối bè để kiếm tiền nướng vào những dịch vụ giết chết tương lai này. Mất niềm tin, mất bạn, việc học hành dang dở, Hưng đã phải nói dối là đang học cao học để che mắt các bậc phụ huynh đang từng ngày còng lưng, bạc tóc vì việc học của con.
(Theo Vietnamnet)
Bi kịch của "ông mù đi xe máy" Cái tin anh Lê Đình Hậu (Xóm 4, Quỳnh Tam, Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị mù cả hai mắt nhưng hàng ngày vẫn đi được xe chất đầy tăm, đũa hết từ Vinh ra Thanh Hóa để bán dù trời mưa hay nắng đã khiến nhiều người hiếu kỳ khắp nơi tìm về để được "diện kiến" màn biểu diễn đi xe máy...