Đèn pha ô tô quá thấp có gây nguy hiểm cho tài xế?
Hiện nay có rất nhiều xe được thiết kế đèn pha xuống thấp ngang với cụm lưới tản nhiệt, liệu nó có thực sự tiện lợi và an toàn cho người dùng?
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu đối với ô tô, tuy nhiên đôi lúc không mang lại tác dụng như mong muốn. Luồng sáng quá cao hay quá thấp đều không phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, vài năm gần đây, rất nhiều công nghệ và thiết kế mới hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô được nghiên cứu và áp dụng. Đáng chú ý phải nói đến thiết kế đưa đèn pha xuống thấp ngang với cụm lưới tản nhiệt.
Ở một số hãng xe, họ còn tính toán đến việc trang bị thêm bộ phận rửa đèn pha, giúp hệ thống chiếu sáng luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, hỗ trợ tầm quan sát tốt khi di chuyển ban đêm. Nhưng ở một số dòng xe giá rẻ, bộ phận này vẫn chưa được trang bị hàng loạt, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, nơi điều kiện đường sá chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập. Những người sở hữu xe phải đi lại trên những đoạn đường bụi bẩn, lầy lội ẩm ướt, dễ tạo nên những mảng bám quanh xe.
Bùn đất, bụi bẩn mau chóng bám vào đèn và giảm tầm nhìn ban đêm. Nhất là thiết kế mặt đứng của chóa đèn dễ hứng chịu bùn bẩn chỉ sau khi chạy một đoạn ngắn trên những con đường, đặc biệt sau những cơn mưa bất chợt. Người lái xe không thể cứ chạy một đoạn lại xuống lau phần kính đèn pha, mà nếu không lau sạch, đồng nghĩa với rủi ro hạn chế tầm nhìn vào ban đêm là rất cao.
Ngoài ra, những viên đá sắc cạnh bắn phải cũng là nguyên nhân dẫn đến mờ hay xước chóa đèn, nếu nặng có thể gây vỡ đèn và hạn chế tầm nhìn. Liệu những lớp kính đó có thật sự đủ chắc chắn hay không? Hơn nữa với những va chạm trực diện, phần đèn pha này sẽ là một trong những vị trí đầu tiên tiếp cận vật cản.
Chưa hết, tại các thành phố thường phải hứng chịu tình trạng ngập nước. Vì thế việc nước ngập tới vị trí của những kiểu đèn pha này sẽ không hiếm. Và chuyện nước thẩm thấu vào đèn pha là không thể tránh khỏi, nặng hơn có thể dẫn tới hư hỏng đèn pha.
Qua những điều bất tiện trên, có thể các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu xe tại thị trường Việt nên chú ý hơn đến vấn đề này để có thể tránh những việc đáng tiếc xảy ra.
Video đang HOT
Theo Gogiaothong
Tài xế phải làm gì khi xe khó khởi động vào mùa đông?
Trời lạnh sâu khi mùa đông đến, nhiều tài xế than phiền vì ô tô khó khởi động hơn so với bình thường. Tuy nhiên, cánh "tài già" lại có những bí quyết hữu ích để khắc phục vấn đề này.
Nguyên nhân khiến ô tô khó khởi động hơn trong ngày lạnh
Trên thực tế có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến ô tô khó khởi động hơn trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
Xăng khó bốc hơi
Trước khi được đốt cháy bên trong buồng đốt của động cơ ô tô, xăng được phun "xé tơi" thành trạng thái hơi và hòa trộn với không khí để tạo thành hỗn hợp khí cháy. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến khả năng bay hơi của xăng giảm xuống đáng kể. Điều này dẫn đến quá trình đốt cháy trở nên khó khăn hơn.
Xăng khó bay hơi hơn trong thời tiết lạnh khiến quá trình đốt cháy diễn ra khó khăn hơn
Theo chia sẻ của các tài xế có kinh nghiệm lái xe lâu năm, trong trường hợp này nên phun Ête để giúp xăng bốc hơi tốt hơn.
Dầu bôi trơn đông đặc vì nhiệt độ thấp
Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ xuống quá thấp, dầu bôi trơn ở trong động cơ có thể bị đông đặc lại sau một khoảng thời gian động cơ không hoạt động. Điều này dẫn đến các chi tiết ở trong động cơ không được bôi trơn kịp thời và dẫn đến động cơ khó khởi động.
Nhiệt độ quá thấp có thể khiến dầu bôi trơn đông đặc lại
Vì vậy, vào mùa đông, tài xế nên kiểm tra, thay thế lọc dầu và thay dầu máy sớm theo định kỳ để đảm bảo chất lượng dầu và động cơ được bôi trơn tốt.
Ắc quy gặp trục trặc
Hoạt động của ắc quy phụ thuộc vào các phản ứng hóa học bên trong, vào mùa lạnh, các phản ứng hóa học này diễn ra chậm hơn dẫn đến việc chuyển hóa năng lượng tích trữ bên trong các hợp chất hóa học thành điện năng diễn ra khó khăn hơn. Điều này dẫn đến việc khởi động máy xe có thể diễn ra chậm hơn vì có ít năng lượng.
Khi trời quá lạnh, ắc quy cũng bị tổn hao năng lượng
Một số chú ý khác về sử dụng xe trong thời tiết lạnh
Chủ xe nên chủ động mang xe đi chăm sóc và bảo dưỡng trước khi bước vào mùa đông để khắc phục trước những sự cố có thể xảy ra khi thời tiết trở lạnh. Vệ sinh sạch sẽ bugi, lọc gió, lọc dầu cũng giúp hạn chế được những vấn đề về động cơ khi mùa đông đến.
Tài xế nên chủ động mang xe đi bảo dưỡng nếu nhận thấy các vấn đề trước thời tiết lạnh ùa về
Hạn chế đậu xe trong thời gian dài ở những nơi có nhiệt độ quá thấp để tránh ảnh hưởng của thời tiết khiến chiếc xe khó khởi động sau đó.
Trong trường hợp xe khó khởi động, không nên ép chiếc xe "đề máy" liên tục trong thời gian dài, cụ thể không được vượt quá 30 giây, việc kéo dài thời gian khởi động nhiều lần có thể khiến ắc quy bị cạn kiệt nguồn điện. Nếu không khởi động được, hãy tắt đi một lúc rồi thử lại.
Cố gắng khởi động ô tô trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nguồn điện của ắc quy
Theo Oto
Các bộ phận gây ảnh hưởng đến công suất của xe mà tài xế nên chú ý Ngoài động cơ thì bu-gi, ắc quy và tấm lọc gió là những bộ phận có ảnh hưởng lớn đến việc vận hành của ô tô. Các bộ phận gây ảnh hưởng đến công suất của xe mà tài xế nên chú ý Khi bảo trì, bảo dưỡng động cơ ô tô thì 3 bộ phận là ắc quy, bugi, tấm lọc gió...