Đến nhà con gái vay tiền bị con rể đuổi đi, con gái đưa tôi 1 túi đậu nành, khi mở ra…
Tôi và chồng năm nay đã ngoài 50 tuổi. Vì kết hôn sớm nên 20 tuổi tôi đã sinh con gái đầu lòng. Thời ấy, người ta vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ. Thực ra thì tôi thấy con trai hay con gái đều giống nhau, đều là mang nặng đẻ đau, nhưng đó là truyền thống rồi, con trai mới là người nối dõi tông đường.
ảnh minh họa
Khi con gái được 3 tuổi, vợ chồng tôi sinh thêm một đứa con trai. Kể từ đó cuộc sống đối với chúng tôi cũng coi như viên mãn, trai gái đầy đủ. Từ nhỏ đến lớn, từ ăn uống đến quần áo, con trai và con gái tôi đều đối xử như nhau. Nhưng khi chúng lớn, do điều kiện không tốt, không thể cho cả hai đứa cùng học đại học, thế nên chúng tôi lựa chọn cho con trai đi học.
Tôi biết con gái đã phải hy sinh rất nhiều. Lúc chúng tôi nói chuyện với cháu, nó phải gắng lắm mới không khóc. Con gái biết gia đình điều kiện kinh tế có hạn, nó làm chị nên cũng chấp nhận hy sinh đi làm kiếm tiền để em trai được đi học.
Vài năm sau, con gái cũng đến tuổi kết hôn. Con gái và con rể quen nhau qua người giới thiệu. Khi con gái kết hôn cần khoản tiền hơn 70 triệu đồng. Thực ra tôi cũng biết khoản tiền này là cho con gái nhưng vì nhà nghèo nên sau khi con kết hôn, tôi chỉ cho vợ chồng nó được hơn 20 triệu.
(Ảnh minh họa)
Cũng bởi chuyện này mà con rể tỏ ra khó chịu với vợ chồng tôi. Nó không nói ra mặt nhưng qua thái độ tôi cũng hiểu điều này. Từ khi con gái kết hôn cũng ít khi về, tôi muốn giải thích với nó nhưng lại nghĩ chắc chẳng ích gì. Rồi lấy chồng được hai năm thì vợ chồng nó dự định sửa lại căn nhà dưới quê, vợ chồng tôi thì nghèo nên cũng chẳng có tiền để cho chúng nó, con rể thấy vậy càng tỏ ra bất mãn với bố mẹ vợ. Cứ thế mà đã mấy năm rồi, vợ chồng nó ít khi về thăm bố mẹ, khoảng cách cứ xa dần, tôi cũng chẳng còn cách nào.
Rồi con trai cũng tốt nghiệp đại học và đi làm, và có bạn gái. Chúng nó muốn kết hôn nhưng nhà gái đòi gia đình tôi mua nhà trên thành phố cho chúng, nhưng tôi thực sự nào đâu có tiền. Cuối cùng chẳng còn cách nào, tôi liền nhớ tới con gái. Trong điện thoại, con gái nói với tôi không có tiền. Tôi chẳng còn cách nào nên tìm đến tận nhà nó nói rõ sự tình. Hôm ấy tôi đến, con rể thái độ lạnh nhạt. Tôi biết nó vẫn còn ghét chúng tôi vì vụ việc ngày xưa, cho đến khi tôi nói rõ nguyên nhân đến thì con rể thẳng thừng nổi giận lôi đình. Nói rằng chuyện của em trai mẹ phải tự lo, nhà nó nó một mình nuôi mấy miệng ăn cũng đủ vất vả rồi, giờ tới đây vay tiền, nó đào đâu ra tiền cho tôi vay.
Video đang HOT
Lời của con rể khiến tôi vô cùng đau lòng, tôi còn biết nói gì nữa, tôi nhìn con gái, con gái nhìn con rể cũng không nói gì. Trước khi tôi rời đi, con gái vào nhà bếp lấy một túi đậu nành, đây vốn là món tôi rất thích ăn, con gái vẫn còn nhớ. Trước khi đi chỉ nói với tôi, nó đã cố hết sức rồi.
(Ảnh minh họa)
Trên đường về tôi không ngừng chảy nước mắt. Tôi không trách con, tôi biết là mình có lỗi với con. Nhưng lại nghĩ về thái độ của con rể, chắc mấy năm qua con tôi đã phải chịu đựng nhiều.
Khi về đến nhà mở túi đậu ra tôi liền òa khóc, bên trong còn có một túi nhỏ, trong đó có một xấp tiền, tổng cộng là khoảng 30 triệu đồng. Tôi đã hiểu vì sao con gái nói đã cố hết sức. Hóa ra trong lòng nó vẫn luôn nhớ đến chúng tôi, lén lút dành dụm tiền cho chúng tôi, nay nghĩ lại tôi thấy mình thật có lỗi. Kể từ đó, không bao giờ tôi đến mượn tiền con nữa, tôi chỉ mong con gái tôi có cuộc sống hạnh phúc thực sự.
*Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội.*
Theo ĐKN
Con gái lỡ dại lấy chồng, tôi phải nuôi thêm ông con rể mê game
Lúc thì "mẹ cho con 10 ngàn uống cà phê", có khi "vợ con thèm cháo vịt mà con hết tiền, mẹ cho con vay 50 chục", thậm chí "quần áo con cũ quá, mẹ cho con tiền mua đồ mới đi đám cưới".
Con gái lỡ dại lấy chồng
Khi con gái lớn lấy chồng, bà con đằng nội trách tôi làm mẹ mà thiếu trách nhiệm vì hai lý do. Thứ nhất, sống cùng con mà để nó có bầu gần bốn tháng nhưng không hề hay biết, thứ hai, dám gả con cho một đứa ở xa tít chẳng biết hoàn cảnh gia đình nó như thế nào.
Tôi biết mình có lỗi trong chuyện này nhưng quả thật nếu tôi có kiểm soát gắt gao hay phát hiện sớm thì cũng chẳng thể ngăn được chuyện chúng nó "vượt rào". Và khi con gái đã lỡ dại thì đành gật đầu chấp nhận, có thời gian đâu mà tìm hiểu gốc gác, nó thấy phức tạp nhiêu khê rồi bỏ rơi con gái bụng mang dạ chưa có phải khổ hơn không. Nhưng điều quan trọng làm tôi yên tâm hơn cả là con rể đồng ý ở nhà vợ. Vậy là ổn, tôi chẳng thể nào mất con gái hay phải khổ tâm chuyện con sống ở nhà chồng như thế nào.
Chồng tôi mất khi con gái lớn mới vào cấp ba còn con gái nhỏ đang học lớp 7. Con gái đầu bị sốc tâm lý nên tính tình trở nên ngang tàng, thích ăn chơi đua đòi. Tôi không thể nào dạy dỗ được đành phó mặc cho nhà trường. Không biết bao nhiêu lần tôi rơi nước mắt vì con, khổ sở lắm nó mới tốt nghiệp được cấp ba. Nhưng cứ đi chơi suốt ngày chứ không chịu đi học tiếp hay đi làm.
Dỗ dành thuyết phục mãi con mới chịu theo học lớp giáo viên mầm non ở trường cao đẳng gần nhà. Vì đó là nghề của mẹ, tôi hy vọng khi con học xong, bằng sự quen biết và giúp đỡ của đồng nghiệp sẽ xin cho cháu vào trường tôi dạy. Bởi con gái có một cái nghề ổn định mới mong có tương lai về sau.
Học khoảng được một năm, con gái quen con rể, lúc ấy đang lái xe chuyên đi bỏ mối cà phê, quê ở tận Tây Nguyên. Chúng nó gặp gỡ được nửa năm thì có bầu bốn tháng rồi mới dắt díu về trình diện tôi. Quả thật, tôi không phát hiện ra con có bầu vì nó có tạng người gầy gò lại chẳng ốm nghén gì cả.
Nó còn qua mặt mẹ bằng cách lén lấy băng vệ sinh vứt đi đúng ngày hành kinh nên tôi ngỡ không có chuyện gì. Việc đã rồi, tôi đành đồng ý cho chúng nó lấy nhau. Nghĩ đến đám cưới con mà thương, gia đình nhà trai chỉ có dăm ba người, lễ vật sơ sài, chỉ có bố chồng đại diện chứ mẹ chồng say xe không đi đường xa được.
Bên nhà trai làm nương rẫy có hơn 10 đứa con nên đồng ý ngay khi tôi mở lời xin cho con rể ở nhà vợ. Con rể tôi chẳng ngại gì, cưới xong là dọn ngay đồ đạc ở phòng trọ về nhà vợ ở luôn. Thôi thì đằng nào chúng nó cũng yên bề gia thất, vợ chồng thương yêu cố gắng làm ăn mà nuôi con là được.
Con rể rất ham chơi game
Sau đám cưới, có dư ít tiền mừng, tôi cho hai vợ chồng để có chút vốn làm ăn. Vì con gái đang đi học nên mỗi tháng, tôi chỉ lấy hai triệu tiền sinh hoạt phí của vợ chồng nó. Hai tháng đầu, con rể đều đặn đưa tiền cho mẹ vào đầu tháng nhưng sau đó cứ thưa dần rồi bặt hẳn.
Tôi thương con nhưng đồng lương của tôi phải cáng đáng thêm một miệng ăn là quá sức chịu đựng. Nhìn con gái bầu bì thiếu thốn, tôi phải dè xẻn từng đồng mua thêm đồ bồi dưỡng cho con. Trong khi con rể đi làm về chỉ có việc ngủ, ăn và chơi game. Công việc của con rể cũng khá thất thường, hưởng lương theo sản phẩm tiêu thụ nên không ổn định.
Nhà tôi có vườn rộng, thấy con rảnh rỗi tôi gợi ý con làm chuồng nuôi gà, vừa có trứng cho vợ bồi dưỡng vừa có thể bán lấy tiền mua thức ăn nhưng nó vùng vằng không chịu. Không đưa tiền cho tôi, ít ra nó phải biết ý phụ việc gia đình, tưới rau trồng cây để có cái mà ăn đằng này, thỉnh thoảng con rể lại ngửa tay xin tôi tiền.
Lúc thì "mẹ cho con 10 ngàn uống cà phê", có khi "vợ con thèm cháo vịt mà con hết tiền, mẹ cho con vay 50 chục", thậm chí "quần áo con cũ quá, mẹ cho con tiền mua đồ mới đi đám cưới". Đến mức đó thì tôi cũng bó tay, con gái tôi lấy chồng chứ có phải tôi nhận thêm con nuôi đâu mà cứ bấu víu như vậy. Nhưng nếu tôi không chiều theo ý con rể, nó lại đổ lên đầu con gái, cãi vã liên miên rất mệt mỏi.
Vợ chồng con gái cãi nhau liên tục. Ảnh minh họa
Đến ngày con gái đau bụng đẻ, tôi đang dạy ở trường nên gọi cho con rể về thu xếp rồi tôi về sau, nó "dạ vâng" ngọt xớt. Nhưng khi tôi về đến nhà thì con gái đã được hàng xóm đưa đi cấp cứu vì vỡ ối còn con rể không thấy mặt mũi đâu. Quá tức giận, tôi gọi điện mắng vốn, bảo nó mua thức ăn vào cho vợ.
Ai ngờ, con mua vào cho vợ một nắm xôi đậu phộng, mặt mũi bơ phờ vì đang mải chiến đấu game mà quen mất vợ đau đẻ. Con gái nhìn nắm xôi mà nước mắt chảy dài, không thể nuốt nổi một hạt nào. Tôi gọi điện cho thông gia báo tin, họ thờ ơ, chỉ nói: "trăm sự nhờ nhà ngoại".
Cháu ngoại ra đời, gánh nặng đè trên vai tôi ngày càng nặng trĩu khi con gái thứ hai chuẩn bị vào đại học. Đồng lương giáo viên mầm non chia năm xẻ bảy thiếu trước hụt sau nên tôi phải ra tay dạy dỗ lại con rể. Nhưng quá trình đó thật gian nan, tôi nhận ra con rể to xác chứ đầu óc chẳng khác gì một đứa trẻ cấp hai ham chơi.
Sai nó dỗ con cho vợ ngủ thì nó mải chơi game làm rớt máy điện thoại xuống mặt con, sai nó thức chăm con thì nó lén đi ngủ trước, sai nó nấu cháo cho vợ thì không cháy cũng mặn.
Nói chúng, con rể chỉ thích ăn rồi chơi, đi về chưa tới cửa đã gọi um sùm: "có cơm chưa mẹ, con đói quá", vào quất một bụng rồi lăn quay ra ngủ. Tệ hại hơn, con rể lợi dụng lúc vợ nằm viện, lén lấy số tiền đám cưới đi mua thẻ cào chơi game. Có mắng có chửi nó cũng trơ ra như đá, đến bữa lại mò về ăn cơm rồi ngủ.
Nhiều hôm, đi dạy về mệt mỏi, nhìn cả nhà con gái ôm nhau ngủ ngon lành tôi vừa thương vừa giận. Thương con nên không nỡ đuổi chúng ra ở trọ khi con gái chưa học xong và cháu ngoại còn thơ dại. Nhưng nếu cứ tiếp tục cáng đáng thế này, tôi sợ mình không chịu đựng nổi vì sức người có hạn. Tưởng rằng, gả con gái đi sẽ nhẹ gánh nào ngờ lại rước thêm chàng rể cục nợ vào thân.
Theo Tinmoi24.vn
Sốc trước hành động của con rể trong ngày cưới, mẹ tôi liền bảo: "Về với mẹ thôi, mang tiếng một đời chồng cũng được" Tôi tốt nghiệp Đại học sư phạm, đang dạy ở một trường cấp II gần thành phố. Bạn bè đồng nghiệp còn son rỗi, cứ đến kì lĩnh lương là rủ nhau đi sắm váy vóc, quần áo, nhưng tôi thì không thể đua đòi theo chúng bạn được. Mặc dù tiền lương cứng, rồi tiền dạy thêm của tôi hơn hẳn mọi...