Đến Nghệ An nhất định phải thử món canh ngọn lụi miền núi
Nếu có dịp dừng chân ở miền tây xứ Nghệ, bạn sẽ được thưởng thức món canh “ húa sán”, hay còn gọi là canh ngọn lụi với hương vị đặc trưng của miền sơn cước.
Chắc hẳn những du khách miền xuôi như tôi khi đặt chân lên mạn phía tây của Nghệ An đều dễ nhầm thứ ngọn nhỏ nhỏ, non non được bày bán ở góc chợ là măng.
Thế nhưng, đây lại chính là ngọn lụi, trong tiếng Thái là húa sán, một nguyên liệu để nấu món canh đặc trưng của miền núi.
Để tìm được ngọn lụi, người dân ở các huyện như Tương Dương, Con Cuông hay Kỳ Sơn đều phải vào tận rừng để chặt. Cây lụi mọc thành từng khóm như tre, nhưng thân nhỏ và mỏng. Chỉ cần tìm thấy cây lụi, người ta sẽ chặt lấy phần ngọn, buộc thành từng bó nhỏ rồi đưa xuống chợ bán với giá 10.000 đồng/bó.
Tôi tò mò về cách bóc vỏ ngọn lụi bởi cứ ngỡ dễ dàng như bóc ngọn măng. Thế nhưng, bóc ngọn lụi cần phải là người lành nghề. Ngọn lụi nhỏ, phải dùng con dao nhỏ để tách phần vỏ cứng bọc bên ngoài mà nếu không khéo léo, bạn sẽ bị đứt tay như chơi. Phần lõi của ngọn lụi chính là tinh túy để tạo nên món canh ngon của người Thái.
Mỗi bó ngọn lụi có giá 10.000 đồng
Ngọn lụi được chế biến thành nhiều món khác nhau như mọc, nậm-nhoọc, cháo… nhưng người Thái ở miền Tây xứ Nghệ phổ biến nhất với món canh hầm xương. Chỉ cần dùng nước hầm xương, rồi cho nắm ngọn lụi vào đun kỹ cho tới lúc mềm, có thể thêm cả rau ngót rừng hay nắm lá lốt, vậy là bao nhiêu hương vị của núi rừng gom đủ trong bát canh.
Bưng bát canh “húa sán” còn bốc hơi nóng để lên bàn, mùi thơm của ngọn lụi, của lá lốt quyện vào nhau khiến chúng tôi ngồi không yên.
Video đang HOT
Món canh ngọn lụi có lẫn vị đắng nhưng khi nuốt xuống họng sẽ đọng lại vị ngọt nhè nhẹ. Và dù bạn là người “khó tính” với món đắng thì tôi tin món canh lạ miệng này vẫn sẽ khiến bạn “xiêu lòng”.
Người dân nơi đây còn bật mí rằng ngọn lụi chính là món ăn giúp các bà mẹ sau sinh thêm nhiều sữa và đặc sữa. Vậy nên, không ít người miền xuôi trong những năm gần đây đã săn tìm ngọn lụi để chế biến.
Quanh năm ở miền tây xứ Nghệ đều có thể được thưởng thức ngọn lụi nhưng ngon nhất là vào mùa xuân. Ngày nay, ngọn lụi được bày bán ở ven đường hay trong các khu chợ và rất đắt khách.
Trên những chuyến xe, ngọn lụi nằm lọt thỏm trong những chiếc túi để mang hương vị miền sơn cước đến với thực khách miền xuôi.
Người bóc được ngọn lụi phải khéo léo và lành nghề
Phần lõi ngọn lụi non, mềm được chọn nấu canh hoặc nhiều món ăn dân tộc khác
Bát canh ngọn lụi thấm đượm hương vị núi rừng
Theo Thanhnien.vn
'Mục sở thị' cách nông dân Nghệ An nuôi cấy ong, thu hoạch mật
Việc nuôi ong không quá vất vả nhưng cần nhiều kiến thức và sự khéo léo. Các công đoạn nuôi cấy ấu trùng, dỡ khay, quay mật đều có nhiều yêu cầu phức tạp.
Xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu) có địa thế bán sơn địa với nhiều vườn cây hoa quả, thích hợp để phát triển đàn ong lấy mật.
Thu hoạch mật ong phải căn cứ theo vùng thức ăn (mùa hoa). Để xác định thời điểm thu hoạch, người nuôi ong cần kiểm tra thường xuyên để biết lúc nào đõ đầy mật.
Khi lấy khay ra khỏi thùng ong, người nuôi ong phải thật khéo léo, nhanh tay.
Người nuôi phải dùng khói đuổi ong khi thu hoạch mật. Ông Bùi Ngọc Ấn, chủ hộ nuôi ong thành công ở Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu) cho biết: "Tùy từng mùa, từng vùng đất có những loại cây, loại hoa với mùa thụ phấn khác nhau. Chính vì vậy, nuôi ong có thể thu hoạch mật quanh năm".
Lượng mật nhiều, ít tùy từng tổ khác nhau.
Khay mật sau khi được dỡ ra từ tổ sẽ cho vào thùng quay để vắt lấy mật. Máy quay li tâm làm mật chảy ra khỏi sáp ong mà không ảnh hưởng đến chất lượng, độ trong của mật.
Song song với nuôi ong lấy mật, nông dân Quỳnh Lưu còn cấy ấu trùng ong để lấy sữa ong chúa. Ấu trùng ong non cấy vào tổ, ong thợ sẽ tiết loại sữa đặc biệt để nuôi ấu trùng. Ấu trùng ong sau 3 ngày được nuôi sẽ phát tiến thành ong non, nó ăn sữa đã được ong thợ bơm sẵn vào trước đó. Do vậy, sau đúng 3 ngày phải thu hoạch sữa, nếu không ong non sẽ ăn hết sữa.
Giống và kỹ thuật quyết định đến thành công của nghề nuôi ong, đặc biệt là việc nuôi lấy sữa ong chúa. Trong ảnh là thao tác lấy sữa ong chúa từ bộng nhân.
Theo Ngean
Về khu chợ 'người bán nhiều hơn kẻ mua' ở miền Tây xứ Nghệ Ở một khu chợ nơi trung tâm xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) dường như chẳng mấy ai nặng nề việc mua đi bán lại. Người ta vẫn vui miệng gọi nơi này là chốn "người bán nhiều hơn kẻ mua". Khu chợ ở trung tâm xã Tri Lễ cách trung tâm huyện Quế Phong 30km. Nơi đây có...