Đến ngày “phán quyết” số tiền 5 triệu yên
Sau khi bác đơn của nhân vật xuất hiện “phút 89″ và đưa ra phương án thành lập hội đồng tư vấn để giải quyết việc trao lại tiền cho chị Hồng, thời hạn đã đến, liệu công an quận Tân Bình có đưa ra “phán quyết” cuối cùng về 5 triệu yên?
Chị Hồng đang mòn mỏi chờ đến thời khắc “phán quyết” số tiền 5 triệu yên
Sáng 29/5, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình) xác nhận vẫn chưa nhận được thông báo nào từ công an quận Tân Bình xoay quanh vấn đề bàn giao lại số tiền 5 triệu yên mà chị Hồng phát hiện hơn 1 năm trước.
“Dự kiến trong hôm nay, tôi và luật sư Hà Hải (người bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ pháp lý miễn phí cho tôi) sẽ đến công an quận Tân Bình để làm rõ một số vấn đề liên quan quan đến việc trả lại số tiền 5 triệu yên cho tôi” – Chị Hồng chia sẻ.
Trước đó, chiều 18/5, công an quận Tân Bình đã bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) và xác định số tiền 5 triệu yên sẽ hoàn toàn thuộc về chị Hồng. Tuy nhiên, theo công an quận Tân Bình, do vụ 5 triệu yên chưa từng xảy ra nên cơ quan này gặp lúng túng trong cách xử lý. Công an quận Tân Bình cho rằng, cần lập một hội đồng tư vấn để xem xét và thảo luận hình thức và xem cơ quan nào sẽ trao trả số tiền trên cho chị Hồng, thời hạn để hội đồng tư vấn xem xét trong khoảng 10 ngày.
Dù chưa nhận được số tiền trên nhưng nhiều ngày qua chị Hồng bị khá nhiều người đến tiếp cận nhằm mục đích vay, xin tiền. Thậm chí, còn bị một người đàn ông tự xưng là giám đốc của một công ty giải pháp doanh nghiệp có trụ sở ở Hà Nội gọi điện thoại, nhắn tin để nói chị Hồng đưa toàn bộ số tiền 5 triệu yên cho ông ta.
Sau đó, người này nhờ người mang đến nhà chị Hồng bức thư kèm theo 5 triệu đồng. Trong thư nêu: “Mong chị Hồng gửi tiền cho nước Nhật để giữ thanh danh trong sạch cho người Việt Nam, không hề tham lam”.
Video đang HOT
Ông T., người trực tiếp đưa thư cho chị Hồng, khẳng định rằng mình không lừa gạt, không ép buộc mà chỉ đến nhà chị đưa thư do giám đốc một công ty có trụ sở ở Hà Nội viết và khuyên nên trả lại 5 triệu yên cho Nhật Bản.
Sáng 28/5, một phụ nữ tự nhận mình là người đã đến nơi ở của chị Hồng nhờ cầm cố sổ đỏ với số tiền 200 triệu đồng đã có cuộc trao đổi với PV Dân trí, người phụ nữ này cho rằng, do làm ăn thua lỗ, phải vay “ nóng” tiền với lãi xuất “cắt cổ”. Khi thời hạn trả nợ sắp đến nên mới tìm đến chị Hồng nhờ hỗ trợ, giúp đỡ bằng việc cầm cố sổ đỏ để lấy 200 triệu đồng. “Tôi không hề có ý định lừa đảo, hay chiếm đoạt tiền của chị Hồng, chẳng qua do hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải nên muốn nhờ sự giúp đỡ. Khi chị Hồng không đồng ý thì tôi vui vẻ ra về chứ không có ép buộc hay lợi dụng gì cả” – người này khẳng định.
Trung Kiên
Theo Dantri
Vụ nhặt được 5 triệu yên: "Tôi sẽ không bỏ nghề ve chai"
"Khi nhận được tiền tôi sẽ gửi vào ngân hàng , tôi sẽ không bỏ nghề thu mua ve chai vì đây là công việc đã gắn bó với tôi gần 20 năm nay" - Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ.
Sắp nhận được số tiền lớn nhưng chị Hồng sẽ vẫn đeo bám nghề ve chai, cái nghề đã nuôi sống chị và gia đình gần 20 năm nay
Dù công an quận Tân Bình đã bãi đơn của nhân vật xuất hiện "phút 89" là bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) nhưng công an quận Tân Bình vẫn chưa đưa ra được cách giải quyết "số phận" 5 triệu yên mà chị Hồng phát hiện hơn 1 năm trước. Theo công an quận Tân Bình, do vụ 5 triệu yên chưa từng xảy ra nên cơ quan này gặp lúng túng trong cách xử lý. Công an quận Tân Bình cho rằng, cần lập một hội đồng tư vấn để xem xét và thảo luận hình thức và xem cơ quan nào sẽ trao trả số tiền trên cho chị Hồng.
Tuy nhận được thông báo từ cơ quan chức năng về việc sẽ được nhận đủ 5 triệu yên nhưng suốt những ngày qua, chị Hồng luôn phải đối mặt với rất nhiều chuyện phát sinh. Không ít người đã tìm đến nơi ở của chị Hồng xin chia sẻ "lộc trời" và cũng nhiều người nhắm đến số tiền, tìm cách tiếp cận lừa đảo.
"Khoảng nửa tháng trước, có một nhóm người đi xe đạp đến tìm tôi, họ nói đang làm nghề mua bán ve chai trên địa bàn thành phố, hoàn cảnh khó khăn, nghe tin đồn tôi đã được bàn giao lại số tiền 5 triệu yên và phát cho những người nghèo 1 triệu nên tìm tới xin hỗ trợ. Nghe họ nói vậy khiến tôi bất ngờ, tôi nói với họ là công an vẫn đang giữ số tiền đó tôi cũng chưa được bàn giao lại. Sau một hồi giải thích thì nhưng người này đạp xe đi, thực tình thì mình cũng chưa nhận được tiền nhưng không biết ai đã tung tin đồn đó ra" - Chị Hồng kể lại.
Chị Hồng cho biết thêm: "Vào ngày 21/5 xuất hiện một phụ nữ đi xe tay ga, nói giọng miền Tây đến phòng trọ của tôi. Ban đầu tôi tưởng người này là phóng viên nên lấy ghế ra mời ngồi. Người này nói chuyện rất ngọt ngào. Được một lúc, người phụ nữ này lấy ra một số giấy tờ nói là sổ đỏ nhà đất rồi ngỏ ý muốn cầm cố cho tôi để lấy 200 triệu đồng. Người này nói do làm ăn thua lỗ 500 triệu nên đang cần tiền và muốn vay 200 triệu đồng trong 3 tháng và sẽ trả lãi gấp đôi ngân hàng".
Khi nghe người phụ nữ lạ mặt "ép" phải cầm cố giấy tờ chị Hồng đã gọi một chị ở cùng phòng và chồng về "giải cứu".
Dù chưa nhận được số tiền 5 triệu yên nhưng chị Hồng đã gặp nhiều rắc rối khiến cuộc sống đảo lộn
Cũng theo chị Hồng, thời gian qua, chị còn bị một người đàn ông tự xưng tên Lê Tấn Tr., giám đốc của một công ty giải pháp doanh nghiệp có trụ sở ở Hà Nội gọi điện thoại dụ dỗ. Người này liên tục gọi điện nhắn tin để gạ gẫm chị Hồng đưa toàn bộ số tiền 5 triệu yên cho ông ta. Đổi lại, ông sẽ cho một số vốn để chị kinh doanh làm giàu.
Sau đó, người này nhờ người mang đến nhà chị Hồng bức thư kèm theo 5 triệu đồng. Trong thư nêu: "Mong chị Hồng gửi tiền cho nước Nhật để giữ thanh danh trong sạch cho người Việt Nam, không hề tham lam".
Việc chị Hồng chưa nhận được 5 triệu yên nhưng có nhiều đối tượng đã "để ý" đến số tiền khiến những người quan tâm đến câu chuyện này không khỏi lo ngại về sự an toàn cho chị Hồng khi số tiền này đến tay.
Trao đổi với PV Dân trí, chị Hồng cho biết, hiện chị đã nhờ Luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP.HCM, người trợ giúp pháp lý cho chị) giúp đỡ trong việc lập tài khoản ngân hàng. "Sau khi nhận được tiền, tôi sẽ chỉ giữ một ít dành để mua gạo, muối làm từ thiện trước khi về quê nghỉ ngơi vài ngày, đồng thời cho con đi học hè. Chắc chắn sẽ không giữ số tiền đó trong nhà" - Chị Hồng khẳng định.
Vợ chồng chị Hồng dự định, sau khi nhận được tiền sẽ làm từ thiện rồi về quê nghỉ ngơi vài ngày
"Số tiền trên thật sự rất lớn đối với người lao động nghèo như chúng tôi, cho nên tôi phải cân nhắc rất nhiều trước khi sử dụng. Trước mắt, ngoài việc làm từ thiện, mong mỏi lớn nhất của tôi là sửa nhà cho ông bà nội ngoại, mua cho con chiếc xe đạp điện. Tôi thực sự chưa nghĩ ra sẽ dùng số tiền trên vào việc gì nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục làm nghề mua ve chai, cái nghề đã nuôi sống cả gia đình tôi từ hơn chục năm nay" - Chị Hồng chia sẻ.
Luật sư Hà Hải cho biết, đã tư vấn cho chị Hồng một số cách tự bảo vệ bản thân. "Chị Hồng bản tính thật thà, tin người nên dễ bị người khác lợi dụng, tôi khuyên chị ấy không ký vào bất cứ giấy tờ nào mà người lạ đưa. Khi nào thấy người lạ tiếp xúc, cảm thấy bất thường thì báo với cơ quan công an gần nhất" - Luật sư Hải cho biết thêm.
Trung Kiên
Theo Dantri
37 năm cống hiến, về nghỉ hưu lương vẫn không đủ sống Cho ý kiến về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, khi về hưu nhiều người được nhận lương hơn 1 triệu đồng không giải quyết được việc gì, còn cán bộ cao cấp 37 năm công hiến sau đó về nghỉ cũng chỉ được lương vài triệu không đủ sống. Ngày...