Đến ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia
Mỗi khi có dịp đến một vùng đất là điểm cực Nam – Bắc – Đông – Tây của Tổ quốc, hay nơi cương thổ biên giới, trong lòng chúng ta lại trào dâng cảm xúc, tình cảm thiêng liêng về quê hương, đất mẹ.
Trong chương trình liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa Phú Yên và Kon Tum, cửa khẩu Bờ Y, ngã ba biên giới Đông Dương (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) được xem là điểm đến không thể thiếu khi đến với vùng đất phía Bắc Tây Nguyên.
Cột mốc số 790 biên giới Việt – Lào ở phía sau cửa khẩu Bờ Y. Ảnh: TRẦN QUỚI
1. Từ TP Tuy Hòa đến cột mốc ngã ba Đông Dương, có thể đi theo quốc lộ 25 đến TP Pleiku sau đó tiếp tục đi về hướng tây bắc đến TP Kon Tum trước khi rẽ sang quốc lộ 14E về huyện Ngọc Hồi đến biên giới 3 nước Đông Dương.
Hành trình của chúng tôi, khám phá điểm đến đầu tiên của Kon Tum là thị trấn Măng Đen ở phía Bắc trung tâm thành phố, nên đi theo hướng Sông Cầu – Bình Định, ngược lên TX An Nhơn theo quốc lộ 19 vượt đèo An Khê đến TX An Khê tiếp tục thẳng tiến theo hướng đường Trường Sơn Đông và quốc lộ 24 đến thị trấn Măng Đen.
Thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), nơi được mệnh danh là Đà Lạt 2 của Tây Nguyên, là vùng đất được ví như viên ngọc thô của đại ngàn, và sẽ trở thành điểm nhấn trên cung đường xanh Tây Nguyên.
Một đêm tận hưởng không khí mát lạnh của vùng đại ngàn thật sự khoan khoái, khi buổi tối chúng tôi có buổi tiệc BBQ nhẹ cùng rượu vang với anh chủ homestay vui tính. Buổi sáng ở Măng Đen bình yên, nhẹ nhàng, không xô bồ náo nhiệt như các đô thị tập trung.
2. Từ thị trấn Măng Đen, chúng tôi theo quốc lộ 24 về trung tâm TP Kon Tum rẽ vào quốc lộ 14E đi về huyện Đắk Tô, trước khi nhập vào quốc lộ 40 về xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi để đến cột mốc biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia và cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Dọc quốc lộ, bóng dáng chiến trường thời kháng chiến chống Mỹ vẫn còn hiện diện ở vùng Tây Nguyên một thời ác liệt này. Tấm biển lớn bên đường đề Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đắk Tô – Tân Cảnh, gợi nhớ về chiến dịch Đắk Tô với trận Đắk Tô – Tân Cảnh, mở màn chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 rất uy dũng của quân dân ta.
Xe chúng tôi tiếp tục tiến về huyện Ngọc Hồi, xã Bờ Y trên quốc lộ 40. Đến ngã ba Đông Dương, con đường rẽ về trái là hướng qua Campuchia cũng là hướng về cột mốc ngã ba biên giới trên một đỉnh núi có độ cao 1.086m so với mặt nước biển. Hướng rẽ phải là sang Lào, khu vực cửa khẩu Bờ Y. Bên đường, một tấm bia bằng đá trắng dựng trang trọng: “Di tích lịch sử quốc gia – đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn 1970-1972″. Bia khắc nội dung: “Bờ Y. Nơi đây 1970-1972 Sở Chỉ huy tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn, trọng điểm đánh phá ngăn chặn ác liệt của không quân và bộ binh Mỹ ngụy”.
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y được xây dựng hoành tráng mô phỏng mái nhà rông truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: TRẦN QUỚI
Video đang HOT
Nhắc đến đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn huyền thoại không thể không nhắc đến một nhân vật, một vị tướng huyền thoại là trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên là Tư lệnh Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn. Ông là linh hồn của đường mòn Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ và cả sau này. Có lẽ cũng chính trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người nhắc đến địa danh ngã ba biên giới này bằng hình ảnh con gà trống gáy 3 nước cùng nghe.
Trong hồi ký “Trọn một con đường”, ông viết: “Xong việc ở tuyến ngoài, chúng tôi vào kiểm tra khu vực ba biên giới. Kể từ khi ở cương vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, đây là lần thứ năm tôi vào thị sát “thánh địa” này. Và cứ mỗi lần đến đây, tôi lại có thêm những cảm nhận mới, những ý tưởng mới về vùng đất thiêng liêng có tên là “ngã ba biên giới”. Ai có may mắn đến nơi này đều bâng khuâng khôn tả khi nghe được những chú gà trống của ba nước Việt – Lào – Campuchia cùng cất tiếng gáy đón chào bình minh…”.
3. Từ 12 giờ trưa, vượt quãng đường 130km, từ Măng Đen, chúng tôi đến cột mốc ngã ba Đông Dương lúc 3 giờ chiều. Mùa này, buổi chiều Tây Nguyên, nhất là vùng Kon Tum hay có những cơn mưa như trút nước, khá dai dẳng. Cũng may mà chiều hôm ấy chỉ mưa nhẹ, chúng tôi kịp đến check-in cả hai điểm cửa khẩu Bờ Y và cột mốc ngã ba biên giới.
Khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, không khí người xe qua lại khá tấp nập, là huyết mạch giao thương quan trọng Việt Nam và Lào. Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Bờ Y được xây dựng khang trang, bề thế. Khu vực làm thủ tục hải quan thoáng mát được trang bị các phương tiện kiểm tra hiện đại. Cách cửa khẩu Bờ Y khoảng 1km là đến trạm cửa khẩu quốc tế Phoukeua thuộc địa phận tỉnh Attapeu của nước bạn Lào cũng được xây dựng khang trang, to đẹp. Trong khu vực cửa khẩu có nhiều cửa hàng chủ yếu bán các nông, đặc sản bản địa. Muốn qua lại cửa khẩu tham quan, check-in, chúng tôi chỉ cần trình thẻ căn cước công dân tại cửa khẩu.
Cột mốc ngã ba Đông Dương được xây dựng vào năm 2007, đến năm 2008 hoàn tất. Cột mốc ở trên đỉnh đồi có độ cao 1.086m, có hình trụ tam giác bằng đá hoa cương, sáng đẹp và lấp lánh dưới ánh nắng. Mỗi mặt tam giác là quốc huy của 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Phía Việt Nam là địa phận của tỉnh Kon Tum, phía Lào là địa phận tỉnh Attapeu và ở Campuchia là tỉnh Ratanakiri, nơi mà “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”.
Đường lên cột mốc ngã ba này không khí thật dễ chịu bởi ở độ cao trên 1.000m. Đường lên cột mốc biên giới được đổ bê tông, nhiều khúc cua ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, ô tô có thể vào đến chân đồi, sau đó, đi bộ hơn 100 bậc tam cấp bằng đá hoa cương là đến cột mốc biên giới.
Khu vực bằng phẳng dưới chân đồi là Nhà trưng bày truyền thống và Đền tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trường Sơn, khu vực hàng lưu niệm và bãi đậu xe. Công trình có khuôn viên rộng 3.600m2. Từ đây, khách đi bộ thêm 120 bậc tam cấp lên cột mốc. Trập trùng núi, ngàn thông reo giữa đồi cao lộng gió. Trên đỉnh đồi, một vùng đất bằng phẳng, nơi xây dựng cột mốc biên giới có nhiều cây xanh do đại biểu 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia trồng lưu niệm xanh tốt, được gọi tên “Vườn cây hữu nghị”, minh chứng về hòa bình và tình hữu nghị của 3 nước Đông Dương.
Đứng ở đây, phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh khu vực ngã ba biên giới trù phú, xanh tươi ngút ngàn, những sườn đồi hoa dã quỳ bung nở vàng rực cả một góc trời. Một cảm giác thật sự choáng ngợp, cảm xúc, thiêng liêng khi đứng ở nơi biên giới, cương thổ quốc gia!
* * *
Từ cửa khẩu Bờ Y, cột mốc biên giới Đông Dương, sau khi check-in, chúng tôi quay về TP Kon Tum, băng qua TP Pleiku (Gia Lai) trời đã tối hẳn, phố núi lên đèn, lung linh, năng động bởi sự trù phú và hiện đại của một đô thị vùng đất Tây Nguyên giàu có.
Truyền hình Úc ca ngợi vẻ đẹp Việt Nam và kêu gọi người Úc đến du lịch
Kênh truyền hình Úc Sunrise cuối tuần đã có một chương trình ca ngợi Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 tốt và kêu gọi người Úc đến Việt Nam du lịch sau khi Việt Nam mở cửa cho du khách.
Theo kênh truyền hình Úc Sunrise cuối tuần (7News) ngày 17.5, Việt Nam là một đất nước có gần 100 triệu dân nhưng chỉ có hơn 300 ca nhiễm Covid-19 và không có ai chết vì dịch này. Đoạn video này có tên "Good Going Vietnam" (tạm dịch: Hãy đến Việt Nam) đã có gần 1 triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Kênh truyền hình Úc cuối tuần làm chương trình ca ngợi Việt Nam chống dịch thành công, không có ca tử vong vì dịch Covid-19 Chụp màn hình |
Kênh truyền hình đã phỏng vấn ông Matt Young, Thư ký Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam (AusCham) hiện đang làm việc tại TP.HCM để tăng thêm tính xác thực của thông tin.
Ông Matt Young cho biết cảm thấy rất may mắn khi sống và làm việc ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay vì ở Việt Nam rất an toàn (từ Tết Nguyên đán, các đồng nghiệp người Việt của ông Matt Young đã dặn ông đeo khẩu trang).
Ông Matt Young nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đã phản ứng rất sớm và rất nhanh từ tháng 1 dù có chung biên giới với Trung Quốc. Ông cho rằng điều làm nên thành công của Việt Nam trong việc phòng chống dịch Covid-19 là ý thức cộng đồng, người dân chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ. Khi biện pháp giãn cách xã hội được đưa ra, mọi người đã chấp hành rất tốt, cùng với đó là tăng cường các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch như giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang... Những người từ nước ngoài vào Việt Nam trong dịch đều bị cách ly 14 ngày.
Rất nhiều cảnh đẹp Việt Nam xuất hiện rong chương trình của đài truyền hình Úc Chụp màn hình |
Người Việt Nam đã cùng nhau tạo nên một xã hội kết nối và cùng nhau đẩy lùi đại dịch, điều đó thật tuyệt vời, ông Matt Young nhận xét.
Kênh truyền hình cũng chèn giữa đoạn phỏng vấn ông Matt Young rất nhiều hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam như Hội An (Quảng Nam), Huế, Ninh Bình, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), Sa Pa (Lào Cai), Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Hà Giang...
Hội An, thành phố được du khách vô cùng mến mộ Độc Lập |
Hạ Long đẹp hoàn mỹ Phong Lữ |
Tất cả hiện lên với một Việt Nam thật bình yên, quyến rũ, thơ mộng nhưng không kém phần sôi động, đầy sức sống, luôn sẵn sàng chào đón du khách quốc tế đến khi điều kiện cho phép.
Ông Matt Young kêu gọi người Úc đến Việt Nam du lịch nếu Việt Nam mở cửa sớm, bởi vì Việt Nam là một quốc gia an toàn, thân thiện và có rất nhiều danh lam thắng cảnh.
Huế mộng mơ với các dòng sông và kênh |
Nha Trang hấp dẫn du khách tắm biển Chung Bani |
Trang tin nổi tiếng nước ngoài gợi ý những điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam Mới đây, World of Buzz, trang tin tức nổi tiếng Malaysia, đã đăng tải một bài viết giới thiệu những điểm đến mang giá trị lịch sử phong phú cùng nền văn hóa hấp dẫn của Việt Nam. Theo đó, sau khi chính phủ mở cửa biên giới, người dân Malaysia đã có thể đi du lịch bình thường trở lại. Và Việt...