Đến năm 2050, cả nước sẽ hình thành 31 cảng hàng không
Đây là nội dung đáng chú ý trong văn bản mới nhất vừa được Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
Đến năm 2050, cả nước sẽ hình thành 31 cảng hàng không – Ảnh minh họa Bình An
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã phối hợp với cơ quan tư vấn lập quy hoạch – Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) nghiên cứu tiếp thu, giải trình và rà soát, hoàn thiện lại hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Thông báo kết luận số 321/TB-BGTVT ngày 5/8/2022 của Bộ Giao thông Vận tải.
Sau khi rà soát, Cục Hàng không Việt Nam đã xác định lại phương án quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030 là 25 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hàng khách/năm; cảng hàng không Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm.
Video đang HOT
“Tùy theo nhu cầu vận tải và tình hình phát triển kinh tế – xã hội, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét, điều tiết, phân bổ các chuyến bay (slot) giữa 2 cảng hàng không, bảo đảm khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng theo quy hoạch; đồng thời tạo động lực hấp dẫn đầu tư phát triển cảng hàng không Chu Lai”, Cục Hàng không Việt Nam cho biết.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam thống nhất kiến nghị cập nhật nội dung Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030 “nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa…) trong trường hợp đủ điều kiện” trong dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch.
Bên cạnh đó, hồ sơ quy hoạch vẫn để mở cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng: quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo (như Lý Sơn, Phú Quý…), quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; quy hoạch đường cất hạ cánh số 3 tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa…) trong trường hợp đủ điều kiện.
Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội).
Đồng thời, hình thành một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Như vậy, đối với sân bay thứ hai vùng Thủ đô, dự thảo quy hoạch mới nhất chỉ xác định là xây dựng tại Đông Nam Thủ đô Hà Nội nhưng chưa xác định được vị trị chính xác…
Vingroup, Techcombank bắt tay nhau nghiên cứu làm đường cao tốc
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Văn bản số 5060/BGTVT-ĐTCT chấp thuận giao Vingroup và Techcombank, có thời gian 3 tháng để hoàn tất đề xuất Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và nhanh chóng nộp đề xuất dự án trước ngày 31/8/2022.
Đường cao tốc Đắk Nông - Bình phước, có chiều dài khoảng 140km, đoạn qua địa bàn Đắk Nông khoảng 37,7km; quy mô 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tổng kinh phí cho dự án này vào khoảng 26.000 tỷ đồng. Ảnh: Minh Họa
Cùng với đó, Liên doanh Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sẽ phải nộp đề xuất dự án tại trụ sở Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, địa chỉ số 106 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội.
Theo đề nghị của Bộ GTVT: Vingroup và Techcombank có trách nhiệm lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP và quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các tiêu, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.
Chi phí lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án sẽ được xác định trên cơ sở dự toán được thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư Dự án theo quy định.
"Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng Techcombank có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện công tác lập, thẩm định trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro", Bộ GTVT nhấn mạnh.
Sau khi lập báo cáo tiền khả thi, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án sẽ được Bộ GTVT thực hiện theo quy định Luật Đấu thầu, Luật PPP. Liên danh trên sẽ tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nếu có nhu cầu.
Trước đó, ngày 5/2/2022, tập đoàn Vingroup và ngân hàng Techcombank đã có văn bản gửi Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông đề xuất thực hiện Dự án đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành theo hình thức PPP.
Bước đi đầu tiên trong đề xuất này là bỏ chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tập đoàn Vingroup và ngân hàng Techcombank được đánh giá có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và quản trị đầu tư, mở ra cơ hội lớn để sớm triển khai tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây, nối Tây Nguyên với cửa ngõ vùng Đông Nam Bộ.
TP Hồ Chí Minh: Lắp thêm 200 trạm sạc cho xe điện Theo ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVN HCMC), đến thời điểm này trên địa bàn đã có 65 trạm sạc cho xe điện và đa số các trạm sạc này đều nằm trong các khu vực dự án của Tập đoàn Vincom. Từ nay đến cuối năm, EVN HCMC sẽ phối...