Đến năm 2030, các khu bảo tồn biển sẽ không còn rác thải nhựa
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và cam kết quốc tế của Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Một trong số các mục tiêu đặt ra là 100% các khu bảo tồn biển sẽ không còn rác thải nhựa.
Cá voi chết do ăn rác thải nhựa (Ảnh minh họa)
Bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chia sẻ nhóm giải pháp mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra, đó là xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ quản lý rác thải nhựa đại dương.
Xây dựng, tổ chức thực hiện các phong trào, nội dung giáo dục và đào tạo, tuyên truyền, phổ biến cụ thể nhằm tạo đột phá trong nhận thức của toàn xã hội về sử dụng các sản phẩm nhựa, thải bỏ chất thải nhựa ra môi trường và tác hại của rác thải nhựa đại dương tới tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.
Thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 6 huyện đảo.
Video đang HOT
Thu gom rác thải để biển sạch đẹp hơn (Internet)
Thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về tác động của rác thải nhựa đại dương, đặc biệt là vi nhựa – đến tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.
Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương. Thiết lập, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về rác thải nhựa đại dương, tích hợp, chia sẻ với khu vực và quốc tế.
Xây dựng và thí điểm thực hiện cơ chế tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong lĩnh vực sản xuất bao bì, ngư cụ và đóng gói sản phẩm có liên quan đến nhựa. Thí điểm triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực và tham gia chủ động, trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề về rác thải nhựa đại dương.
Tại lễ phát động chiến dịch chung tay chống rác thải nhựa tại Hà Nội tháng 6/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị nước ta không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Phấn đấu đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
VK
Theo GD&TĐ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh
Chiều 12-4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư có buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, quý I-2019.
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Trong chuyến công tác tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát công trường thi công tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được của TP Hồ Chí Minh năm 2018 và quý I-2019 trên mọi mặt, trong đó GDP quý I tăng cao hơn cả nước, đạt 7,5% và bằng cùng kỳ năm trước; thu ngân sách đạt gần 25% dự toán cả năm. Thành ủy, UBND thành phố đã làm tốt công tác củng cố bộ máy, bổ sung nhân sự và cán bộ chủ chốt trong hệ thống ảng, đoàn thể, chính quyền, qua đó phát huy tốt công tác chỉ đạo điều hành. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, một số vụ án lớn về ma túy đã được phá án tận gốc, góp phần tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Thủ tướng lưu ý, địa bàn TP Hồ Chí Minh đang là vùng trũng về ma túy, tình hình an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp, bộ máy vẫn bị sức ỳ trong công tác chỉ đạo điều hành, quy trình cải cách thủ tục hành chính chưa đạt kết quả như mong muốn, công tác khiếu nại tố cáo chưa xử lý quyết liệt..., khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc, ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đầu tư. Với tinh thần tiên phong, dẫn đầu cả nước trên nhiều mặt, Thủ tướng đề nghị TP Hồ Chí Minh tiếp tục nỗ lực vươn lên, thực hiện xây dựng thành phố thông minh, đô thị sáng tạo; tiếp tục phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị và tăng cường giám sát thực hiện bảy chương trình đột phá để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đạt chất lượng cao.
Về một số kiến nghị của UBND thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng chỉ đạo ngay trong tháng 4, các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng tháo gỡ một số vướng mắc của tuyến Metro số 1, nhất là đề xuất tạm ứng vốn cho dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ, tạo điều kiện để thành phố hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020, đưa vào vận hành vào năm 2021. Riêng cơ chế "đặc thù" để rút ngắn quy trình đền bù, giải tỏa, tái định cư, Thủ tướng đánh giá đây là sự tìm tòi, sáng tạo của TP Hồ Chí Minh. Do đó, Chính phủ hoàn toàn đồng tình, đồng thời giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát kỹ, tổng hợp ý kiến các bộ để trình Chính phủ đưa ra thảo luận xem xét thông qua và khi ban hành được coi như một nghị quyết để trên cơ sở đó TP Hồ Chí Minh vận dụng, triển khai thực hiện.
Chiều 12-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại TP Hồ Chí Minh.
Buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác T.Ư đi thị sát công trường thi công tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Tại buổi thị sát, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Thành ủy, HND, UBND và nhân dân thành phố đối với công trình quan trọng này. Thủ tướng biểu dương lực lượng tư vấn giám sát, đơn vị thi công, nhất là Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố đã triển khai công trình bảo đảm an toàn, tiết kiệm và đẩy nhanh tiến độ trong thời gian vừa qua. ồng thời, cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, ại sứ quán Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) đã hỗ trợ Việt Nam để có nguồn lực triển khai công trình này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: ây là công trình tàu điện ngầm đầu tiên của cả nước, là biểu hiện của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản. Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công để đến cuối năm 2020 đưa dự án vào vận hành thử và năm 2021 đưa dự án vào vận hành chính thức.
Theo NDĐT
Việt Nam-Lào nhất trí giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình. Chiều ngày 01/10, lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Lào và phu nhân đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn...