Đến năm 2020, gần 4 triệu đàn ông Việt sẽ ế vợ!
Theo thống kê mới nhất, hơn 4 triệu đàn ông Việt sẽ lâm vào cảnh ế vợ từ năm 2018. Tư tưởng thích con trai hơn con gái trong quan niệm của nhiều gia đình, dẫn đến sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Việt Nam.
Chính lối suy nghĩ còn nhiều lạc hậu của các gia đình, thích con trai hơn con gái, và tìm mọi cách để có thể sinh con trai đã khiến cho dân số cả nước đang dần có sự chênh lệch rõ rệt.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Dân số, 55 trong số 63 tỉnh thành trên cả nước có sự chêh lệch giới tính, trung bình tỷ lệ giới tính khi sinh với 112,8 nam/100 nữ. Đây là hệ quả của việc coi trọng con trai, lựa chọn giới tính thai nhi.
Dù đã có quy định cấm tiết lộ giới tính khi siêu âm nhưng bất chấp điều đó, nhiều cơ sở vẫn thông tin để tình trạng này diễn biến khó kiểm soát.
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình cho biết, nếu thực trạng mất cân bằng giới tính, còn tiếp diễn như hiện nay thì khoảng 30 năm sau, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự chênh lệch giới tính nam hơn nữ khoảng trên 10%.
Dự kiến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 4,3 triệu nữ giới. Việc mất cân bằng này đồng nghĩa với chuyện 4,3 triệu nam giới có thể sẽ không lấy được vợ.
Nhu cầu có con trai được lý giải trong văn hóa nho giáo từ xưa là để nối dõi tông đường. Con trai mang tên dòng họ, có trách nhiệm kế thừa và xây đắp truyền thống và danh dự của gia đình.
Video đang HOT
Con trai sẽ trông nom chăm sóc mồ mả tổ tiên. Không có con trai được xem như là một điều bất kính với tổ tiên. Con trai là nguồn lao động chính trong mỗi gia đình, nhất là các vùng nông thôn. Con trai kế thừa tài sản của gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già.
Tỷ số giới tính khi sinh cao trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả xã hội ở Ấn Độ và Trung Quốc, điển hình là sự thiếu trầm trọng số phụ nữ trong độ tuổi kết hôn.
Ví dụ, những dự báo năm 2001 cho thấy Ấn Độ thiếu khoảng 36 triệu phụ nữ. Điều này đã tạo ra những căng thẳng trong xã hội tại các quốc gia này, với một số lượng lớn nam giới trẻ tuổi không có khả năng lấy vợ hoặc không có bạn tình.
Điều tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan, Hàn Quốc đã khiến nhiều nam giới ở đây buộc phải tìm cô dâu ở các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Hiện tượng “xuất khẩu” cô dâu ở Việt Nam gần đây đến một số quốc gia Châu Á là một trong những hệ lụy trực tiếp của hiện tượng thiếu phụ nữ, mà nguyên nhân của nó là do tăng tỷ số giới tính khi sinh ở các quốc gia này trong các thập kỷ trước.
Ảnh minh họa.
Chính sự mất cân bằng về giới tính này sẽ kéo theo những hậu họa khó lường về các vấn nạn xã hội. “Cánh mày râu” sẽ khó có thể lấy được vợ, rơi vào tình trạng “ế vợ cục bộ”. Tình trạng thiếu phụ nữ sẽ nảy sinh ra vấn nạn mua bán trẻ em gái, phụ nữ, mại dâm…
Ngoài ra, để lấy được vợ, các chàng trai phải cạnh tranh nhau khốc liệt từ rất sớm thông qua việc trau dồi cho mình nhiều kiến thức, chăm chút vẻ bề ngoài, kỹ năng cưa bạn tình, tập rất nhiều môn thể thao và năng khiếu.
Cuối cùng phải kiếm được thật nhiều tiền có sự nghiệp vững chắc thì may ra mới lấy được vợ. Sẽ tạo thành áp lực lớn ngay từ rất sớm cho các cậu bé khi còn nhỏ tuổi.
Theo: phunuhiendai
Con trai không biết làm việc nhà, coi chừng ế vợ
Vấn đề là con gái bây giờ đã biết nhìn nhận cuộc sống hôn nhân công bằng, mạnh mẽ, thẳng thắn và bản lĩnh hơn so với bà, với mẹ nó ngày trước.
Chị dâu tôi vừa lau nhà, vừa mắng mỏ đứa con trai: "Con trai mà không biết làm việc nhà là ế vợ, bị vợ bỏ ráng chịu". Chồng chị thì dán mắt vào máy tính gần đấy, miệng làu bàu: "Sá chi ba cái chuyện việc nhà, đàn ông là phải làm việc lớn".
Vợ chồng cãi nhau vì con trai không biết việc nhà. (Ảnh minh họa)
Thế là hai vợ chồng cãi nhau. Chị đổ thừa chồng bắc thang cho con leo, chồng đã tệ việc nhà, thì để chị tập tành cho con trai. Chị còn cho rằng, đàn ông dù làm to làm lớn tới cỡ nào mà không biết bắc nồi cơm, không lau nỗi cái nhà thì... vứt.
Anh tôi vì giỏi chuyên môn nên luôn được công ty trọng vọng. Lương khá, anh giao phần lớn lương cho vợ quản. Với anh thì, vợ chỉ mỗi việc nhà, có gì là vất vả mà đòi... vứt chồng. Anh đã biết điểm yếu của mình là lười việc nhà, bù lại anh giỏi kiếm tiền, có gì là sai đâu nào?
Đúng là chị dâu tôi chỉ lo nội trợ, anh trai tôi chẳng mó tay việc nhà vì đã có vợ vén khéo. Nhưng anh không vô tâm. Những hôm vợ ốm, anh cũng loay hoay vào bếp. Không nấu ăn được thì anh chọn những hàng ăn ngon mua về cho vợ con; nhà cửa dơ, cùng lắm thì kêu người làm theo giờ. Vợ bệnh thì vài ba hôm sẽ khỏe, chỉ sợ cuộc sống không tiền mà thôi.
Quan điểm của anh là thế. Nhưng chị dâu bảo, thời đại con cháu mình, gia đình nào cũng ít con, con gái càng được ăn học tử tế, con gái chẳng ngu mà về... làm mọi cho ai cả. Chấp nhận nội trợ, chị đã... lỡ ngu rồi.
Tôi thì đồng tình với quan điểm của chị dâu. Con gái tôi cũng vậy. Con nói, ngay khi yêu nhau phải cam kết chuyện cưới nhau về, vợ chồng phải chia việc ra làm. Vợ có thể chịu "lỗ" hơn một chút: quán xuyến 60% việc nhà, chồng chỉ 40%. Nếu người yêu không chịu cam kết thì khỏi cưới, thời đại "thế giới phẳng", phụ nữ sống... mình ên cũng thú vị, chẳng sao.
Vợ vào bếp, lau nhà, chồng thì nằm ềnh đọc báo. (Ảnh minh họa)
Rồi con còn nói, quy định tuy rõ ràng vậy, nhưng cũng có sự linh hoạt. Ví dụ vợ/chồng có lúc vì quá bận rộn chuyện công việc, thì người này sẽ cáng đáng việc giúp người kia, chứ nhất định không thể có tình trạng vợ vào bếp, lau nhà, chồng thì nằm ềnh đọc báo.
Chung quanh con có quá nhiều tiếng than thở từ những người vợ có chồng vô tâm với việc nhà. Đàn ông hãy thử chịu khó vào bếp, lau nhà, đi chợ chừng tuần lễ, dù đó không phải việc nặng nhọc, nhưng để xem có gì thú vị không, rồi hãy nói "sá chi ba cái việc bếp núc".
Đàn ông đừng vô tâm khi chứng kiến vợ quần quật con cái, bếp núc. (Ảnh minh họa)
Thật ra, chẳng cần đàn ông gánh 40% việc nhà như thỏa thuận của con gái, tôi chỉ cần một người đàn ông đừng vô tâm ngay khi chứng kiến vợ quần quật con cái, bếp núc. Anh ấy có thể bật nhạc tạo khí thế cho tôi làm việc nhà. Anh ấy có thể cầm cái khăn lau kệ sách, lau cái bàn học cho con. Không cần tham gia 40%, chỉ cần được thông cảm, hài hước, thậm chí xớ rớ phụ họa, tôi đã thấy mình có động lực.
Thái Phương
Theo phunuonline.com.vn
Ngắm khu vườn rộng hơn nghìn m rực rỡ khoe hương sắc của người đàn ông Việt dành hết tâm huyết để chăm bón Ngắm khu vườn rộng hơn nghìn m rực rỡ khoe hương sắc của người đàn ông Việt dành hết tâm huyết để chăm bón Anh Huy Duyệt sở hữu khu vườn rộng đến 1350m. Khu vườn ấy được anh dành nhiều tâm huyết để thiết kế đẹp như mơ bởi ở đó không chỉ có vườn cá Koi, không chỉ có bonsai và...