Đến Mỹ cưới vợ, mang theo “tử thần” Ebola
Thomas Eric Duncan, người đầu tiên nhiễm Ebola tại Mỹ được cho là tới đất nước này thông qua visa du lịch với dự định sẽ cưới vợ để bắt đầu cuộc sống mới tại đây.
Thomas Eric Duncan tới từ Liberia sẽ kết hôn tới Louise Troh, quốc tịch Mỹ, điều này được coi có thể hợp pháp hóa việc Duncan có thể định cư trên đất Mỹ và thoát khỏi cuộc sống khó khăn tại Liberia.
Eric Thomas Duncan được cho là sẽ cưới bạn gái Louise Troh trong chuyến đi tới Mỹ và bắt đầu cuộc sống mới ở đây
Mark Wingfield, một mục sư tại nhà thờ Wilshire Baptist, nơi bạn gái của Duncan tham gia, cho biết: “Louise nói với mục sư rằng ông Duncan sẽ tới Mỹ để cưới cô ấy và bắt đầu cuộc sống mới tại đây.”
Thông tin này có thể lý giải lý do vì sao Duncan, người đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola trước khi tới Mỹ, nói dối để có thể rời Liberia, điều khiến anh có thể bị chính phủ Liberia truy tố.
3 năm trước, Thomas Duncan từng sống trong một trại tị nạn ở Ghana, do cuộc nội chiến tại Liberia khiến anh không thể trở về quê hương.
Duncan đã tới Mỹ vào ngày 20/9, thông qua visa du lịch và đây cũng là chuyến đi tới Mỹ đầu tiên trong cuộc đời anh.
Tuy nhiên đám cươi đã không thành khi giờ đây Duncan đang phải giành giật mạng sống của mình từ tay tử thần và gia đình bạn gái đang phải cách ly.
Video đang HOT
Trong khi đó, cơ quan y tế tại Texas cho biết đã có 100 người trong đó có 5 học sinh đã tiếp xúc với Duncan, hiện 10 người đang được theo dõi đặc biệt.
Tờ DailyMail cũng cho biết, Duncan 42 tuổi và Troh, 54 tuổi đã có mối quan hệ kéo dài nhiều năm, và họ cũng đã có với nhau 1 đứa con.
Theo truyền thông, Duncan có lý do để trốn tránh cuộc sống của mình tại Liberia, nơi đang phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp nhất kể từ khi dịch bệnh Ebola bùng phát. Duncan đã phải trải qua một cuộc sống khó khăn và một trong những em trai của anh đã qua đời mới đây.
Với cuộc sống khó khăn tại Liberia, Duncan có lý do để rời bỏ đất nước
Trong khi đó, Troh, một nhân viên chăm sóc xã hội đã tới Mỹ từ Liberia vào cuối những năm 1990 và định cư tại Massachusetts, đồng thời đã ly hôn với người chồng của mình là Joe Joe Jallah.
Hiện Troh đang sống tại một căn hộ ở Ivy Departments, một khu nhà ở ngoại ô phía bắc Dallas. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều người nhập cư tới từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Troh cũng thường xuyên quay trở về Liberia, trên trang cá nhân Facebook của cô cho thấy cô ở thành phố Monrovia vào thời điểm gần đây nhất là ngày 11/8.
Hiện cô cùng với 3 thành viên khác trong gia đình đã bị cách ly trong căn hộ của họ dưới sự giám sát của cảnh sát sau khi đã tiếp xúc với Thomas Ducan.
Theo Khampha
Bệnh nhân Ebola trốn viện tìm đồ ăn, cả chợ khiếp vía
Người dân khiếp đảm hò nhau tháo chạy khi thấy một bệnh nhân nhiễm Ebola lang thang trong chợ kiếm đồ ăn.
Hồi đầu tuần, một bệnh nhân nhiễm virus tử thần Ebola đã thoát khỏi khu cách ly ở Monrovia, Liberia và chạy tới một khu chợ địa phương để kiếm đồ ăn khiến cả khu chợ khiếp đảm và bỏ chạy tứ tung, trong khi các nhân viên y tế phải rất vất vả mới bắt được anh này.
Các nhân chứng cho hay người đàn ông mặc áo phông màu đỏ và quần đùi kaki này đã vùng chạy nhằm trốn tránh một nhóm bác sĩ thuộc tổ chức Bác sĩ Không Biên giới mặc đồ bảo hộ màu vàng.
Bệnh nhân nhiễm Ebola trốn viện tìm đồ ăn gây náo loạn cả khu chợ
Những người ở chợ Paynesville cho hay người đàn ông này bị nhiễm Ebola và đang được điều trị trong một khu cách ly, nhưng vì đói quá nên đã trốn ra ngoài để tìm đồ ăn.
Một người dân bức xúc cho biết: "Ngay từ đầu chúng tôi đã nói với chính phủ là chúng tôi không muốn có khu điều trị Ebola ở đây. Đây là bệnh nhân Ebola thứ năm trốn ra đây, nôn mửa và tiểu tiện bừa bãi trên phố."
Sau khi bị cảnh sát bao vây và được các nhân viên y tế thuyết phục, người đàn ông này đồng ý lên xe trở về viện, nhưng với điều kiện là anh ta phải được ngồi ở ghế trước trong buồng lái, ngay bên cạnh tài xế. Người tài xế lập tức bác bỏ yêu cầu này.
Nhân viên y tế dồn người đàn ông ra bãi đất trống
Họ cố gắng thuyết phục anh ta trở về viện
Cực chẳng đã, các bác sĩ đã phải sử dụng đến vũ lực để khống chế bệnh nhân này và khiêng anh ta đưa lên thùng sau xe tải để đưa về khu cách ly.
Hôm 18/8, ít nhất 17 bệnh nhân Ebola ở bệnh viện này đã bỏ chạy ra khu dân cư sau khi người dân địa phương ồ ạt kéo tới ném đá vào bệnh viện để phản đối việc xây dựng khu điều trị Ebola tại đây.
Liberia là một trong những quốc gia gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử. Cho đến nay, ít nhất đã có 1.378 người ở quốc gia này bị nhiễm virus Ebola, trong đó 422 người đã thiệt mạng.
Nhân viên y tế phải sử dụng đến vũ lực để khống chế bệnh nhân
Hôm thứ Ba, tổ chức Bác sĩ Không Biên giới đã tuyên bố những phản ứng hiện nay đối với đại dịch Ebola là "chưa tương xứng một cách nguy hiểm" và cảnh báo rằng thế giới đang "thua trận" trước virus Ebola khi lãnh đạo các nước chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả để khống chế mối đe dọa lây lan của nó.
Trong khi đó, tình trạng bạo loạn tại các khu vực nhiễm Ebola đang ngày càng gia tăng, còn các khu điều trị thì trở nên quá tải. Đội ngũ nhân viên y tế trên tuyến đầu chống Ebola đang bị lây nhiễm với tốc độ cao kỷ lục, khiến nhiều y bác sĩ đã phải sợ hãi bỏ trốn, để lại những bệnh nhân không ai chăm sóc.
Theo Khampha
USAID kêu gọi tăng cường hiểu biết của người dân về dịch Ebola Ngày 26/8, Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Jeremy Konyndyk khẳng định cách tốt nhất để chống lại dịch Ebola là hướng dẫn người dân tự bảo vệ sức khỏe vì sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân lớn nhất cản trở công tác phòng chống dịch bệnh chết người này. Theo ông Konydyk, bệnh Ebola khó lây hơn...