Đền mất thiêng vì ngọc trên đỉnh tháp bị bắn vỡ
Một người sống trong bản thấy viên ngọc phát sáng ban đêm liền vác súng bắn. Sau đó, người này đã bị hỏng một mắt, con cái ốm đau.
Trên thượng nguồn dòng Nậm Nơn (xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An) có một ngọn tháp cổ sừng sững tự thuở nào không ai biết nó có từ đâu. Ngọn tháp này nằm đầu nguồn dòng Nậm Nơn chảy từ Lào sang, để đến được đó bắt buộc phải qua được con sông này.
Bản Yên Hòa, một bản của xã Mỹ Lý giáp tỉnh Xiêng Khoảng (nước bạn Lào) bình yên như chính cái tên của của mình, sát với bản là dòng nước trong xanh, lặng lẽ. Các cụ già cao niên nhất bản cũng đều lắc đầu không biết nguồn gốc của ngọn tháp, chỉ biết rằng, từ khi sinh ra biết nhìn mọi vật đã thấy ngọn tháp này mọc lên ở đấy, hỏi cha mẹ, ông bà cũng đều nói như thế. Chậm rãi, già Lô Văn Minh kể: “Khi sinh ra già đã thấy tháp cổ mọc lên chỗ đó rồi, lớn lên già hỏi ông nội thì ông già cũng trả lời như vậy nên không ai biết là tháp có từ bao giờ, do ai dựng lên hay thờ ai, cúng ai”.
Trên bốn bức tường tháp cổ có nhiều hoa văn, thân tháp gắn phù điêu, tượng Phật, La Hán… Tất cả đều đã bị rêu phong phủ mờ hoặc cây dại che khuất. Nhiều bức tượng đã bị con người và thiên nhiên tác động làm cho sứt mẻ, đứt gãy, hoa văn đã bị mất hoặc khuyết đi rất nhiều. Hiện trạng tháp cũng đang xuống cấp, nhiều lỗ thủng như vết bạn bắn, nhiều chỗ gạch đã rơi xuống chân đền được mọi người gom lại, vết bị con vật bới đào, vết bị ai đó đục khoét…
Sau khi viên ngọc bị bắn vỡ, tòa tháp ngày một hoang vắng do dân làng nghĩ rằng nơi đây đã mất thiêng.
Tuy rằng, xuất xứ và lai lịch của tháp cổ không rõ nhưng vẫn có những điều bí ẩn mà người dân bản gọi là “lời nguyền” chưa giải đáp. Theo lời ông Lô Văn Thắng, trưởng Công an xã Mỹ Lý, ngày trước tháp còn nguyên vẹn ngày lễ Tết bà con khắp các bản làng lũ lượt kéo nhau về thắp hương xin lộc, cầu an, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa…
Những đêm hội đuốc sáng rực cả một khúc sông, hát hò, tổ chức các trò chơi dân gian rộn ràng cả một góc rừng. Đốt lửa nhảy múa xung quanh tháp đến sáng đêm. Sau một sự cố, ngôi tháp cổ này đã rơi vào quên lãng. Những lễ hội không còn được dân bản tổ chức nữa, bà con trong bản cũng không tổ chức cúng tế, cầu khấn như trước đây.
Sự cố đó, theo lời kể của già Lô Văn Minh, trước đây, trên đỉnh tháp có một mắt ngọc vào hằng đêm cứ khi màn đêm buông xuống lại phát quang sáng như mắt thần rực đỏ giữa rừng núi. Ánh sáng hào quang người ta có thể lấy đó làm hướng chỉ dẫn hay là kim chỉ nam cho những người lạc đường hay làm định vị khi đi đánh cá trên sông Nậm Nơn về đêm.
“Khoảng vào năm 1981, một người sống trong bản thấy mắt ngọc trên đỉnh tháp phát sáng ban đêm liền vác súng lên đạn ngắm và bắn vỡ mất mắt ngọc. Thế nhưng, nghe đâu chẳng bao lâu chính người đó bị hỏng mất một con mắt, trong gia đình cũng lục đục vợ đòi ly dị…”, một người cho biết. Ngôi tháp từ đó không ai dám đến gần.
Ngày trước, dưới chân tháp, đêm đến trai gái tụ tập để múa hát, nhiều mối tình bén duyên từ dưới chân tháp. Theo lời kể của già Lô Thanh Ngọc (87 tuổi): “Sau khi mắt ngọc bị bắn rơi, tháp ít được mọi người chú ý hơn. Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm…”.
Tương truyền rằng, quanh ngọn tháp có 6 bức tượng là tượng trưng có 6 vị thần linh ban phước lành cho dân bản, 6 vị thần là những vị thần hoàng làng của bản được mọi người tin yêu và thờ cúng. Sau khi chết, họ được đúc thành các bức tượng quanh tháp để bảo vệ sự bình yên cho dân bản trước sự tàn phá của thiên nhiên, sự xâm chiếm bờ cõi của giặc ngoại xâm cũng như bảo vệ cho mùa màng tốt tươi, tránh nguy hiểm từ những con thú dữ tấn công.
Video đang HOT
Sau một thời gian, có 5 thanh niên ở bản khác biết trong tượng có đúc đồng đen nên nảy sinh ý định cướp của quý đi bán, nhưng chưa cướp được bảo vật, tất cả bọn chúng đều không may đều chết bất ngờ. Mọi người bảo đó là sự trừng phạt của các vị thần linh vì đã đụng đến sự linh thiêng nơi mọi người tôn kính đã dâng lên cho họ.
Sau cái chết của 5 thanh niên lạ mặt, một cục đồng đen còn sót lại trong một bức tượng, dù đã được nhiều người đồn đại về sự linh thiêng của tháp nhưng một người đàn ông trong bản vẫn không tin vào điều đó. Đêm đến, người đàn ông này đã lén lút đến tháp và đục phá bức tượng lấy đi cục đồng định đưa đi bán lấy tiền tiêu.
Chưa đầy 5 ngày sau, gia đình gặp chuyện chẳng lành, vợ chồng lục đục đòi ly dị, con cái đau ốm khám không ra bệnh gì. Lúc đó người đàn ông đó mới mang cục đồng đen quay lại tháp trả và làm lễ cầu khấn xin tha tội mất một ngày một đêm rồi bỏ đi biệt xứ từ đó đến nay không dám quay lại.
Tuy tính xác thực của những câu chuyện thần bí đó chưa được kiểm chứng nhưng nhiều người vẫn e ngại về tháp cổ. Đã từ lâu dân bản không còn thờ tự hay làm lễ cúng bái nhiều như trước nữa vì cho rằng mắt ngọc bị bắn vỡ, tượng đồng bị ăn cắp mất nên các thần hoàng làng giận dữ không còn bảo vệ dân bản. Ngọn tháp mất thiêng, ngày càng hoang vắng.
Theo Datviet
Vụ ngộ độc khí hầm cá: "Đau xót cho anh em công nhân bốc vác quá!"
"Khi xuống hầm cuối cùng để bốc cá, tôi thấy mắt mình cay dữ lắm, thêm mùi hôi nồng nặc bốc lên rồi tôi không còn biết gì nữa...", anh Phan Tấn Tâm, một nạn nhân trong vụ ngộ độc khí hầm cá ở cảng cá Gành Hào (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) kể lại.
Sáng ngày 29/9, PV Dân trí có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu tiếp tục ghi nhận tình hình của các nạn nhân trong vụ tai nạn nghi ngộ độc khí hầm cá xảy ra vào tối 27/9 tại cảng cá Gành Hào. Các bác sĩ ở Khoa cấp cứu cho biết, trong 3 nạn nhân nhập viện hiện đã có 1 người tỉnh lại là anh Phan Tấn Tâm, 2 nạn nhân Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Hữu Thành Tâm vẫn đang còn hôn mê sâu.
Tang thương một gia đình
Có mặt trong phòng cấp cứu, bên giường bệnh của nạn nhân Phạm Hữu Thành Tâm (37 tuổi, ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), người nhà như ngồi trên đống lửa vì đã 1 ngày, 2 đêm nhưng anh Tâm vẫn chưa tỉnh lại. Người nhà cho biết, từ khi chuyển lên BVĐK Bạc Liêu vào tối 27/9, họ cùng với các bác sĩ phải túc trực suốt đêm lẫn ngày trong tâm trạng hết sức lo lắng.
Tiếp chuyện với PV, bà Thạch Thị Cải (mẹ vợ của anh Thành Tâm) với đôi mắt đỏ hoe trong 2 đêm không ngủ, cho biết, con rể bà là ngư phủ chứ không bốc vác cá. "Bửa tối xảy ra sự việc lẽ ra nó đã về nhà từ chiều rồi nhưng vì có người bị ngất xỉu nên nó ở lại cứu rồi bị nạn luôn", bà Cải cho hay.
Nạn nhân Phạm Hữu Thành Tâm vẫn còn hôn mê sâu.
Bà Cải thuật lại, cuối giờ chiều ngày 27/9, anh Thành Tâm có ngồi chơi với tài công của tàu cá (tàu KG-93870TS- tàu có hầm cá các nạn nhân bị ngộ độc) thì nhận được điện thoại của vợ gọi kêu về. Lúc này, anh Tâm chưa về liền mà ở lại thêm một chút và có uống 1, 2 lon bia với tài công. Vào thời điểm đó anh Tâm nghe có công nhân bốc vác cá bị ngất xỉu dưới hầm cá nên anh liền chạy đến tiếp cứu. Anh Tâm xuống hầm định kéo người lên nhưng khi vừa xuống thì bị ngất, sau đó mới được cứu đưa vào bệnh viện cùng với các nạn nhân khác.
Trong khi bà Cải đang trò chuyện với PV thì chị Nguyễn Hồng Chi (vợ anh Tâm) ngồi thừ người bên cạnh chồng. Chốc chốc chị lại lấy khăn lau tay, mặt cho chồng rồi nhìn vào màn hình chiếc máy cấp cứu với bao nỗi hồi hộp và cả sự lo sợ.
Bỏ 3 con nhỏ ở nhà, vợ anh Tâm đã mấy đêm không ngủ, túc trực bên cạnh chồng.
Trò chuyện vài lời với PV, chị Chi cho biết, chị hay tin chồng bị nạn khoảng 8h tối ngày 27/9, chị tức tốc đến nơi thì chồng đã được đưa vào cấp cứu ở BVĐK huyện Đông Hải. Cũng ngay trong tối hôm đó, chị theo chồng chuyển lên BVĐK tỉnh Bạc Liêu cho đến nay. Chị Chi ngậm ngùi: "Ở bệnh viện lo cho chồng nên 3 đứa con phải gửi cho người thân trông giúp, hai đứa lớn đi học thì không lo lắm, chỉ lo cho đứa út mới 13 tháng tuổi cứ khóc đòi mẹ suốt".
Mẹ vợ của anh Thành Tâm cũng cho biết thêm, anh Tâm đi ngư phủ hơn 10 năm nay, cuộc sống rất khó khăn. "Giờ nó chưa tỉnh lại nữa, không biết có nguy hiểm đến tính mạng hay không nên tôi lo lắm. Giờ tôi chỉ cầu trời mong nó tỉnh sớm, khỏe lại để còn lo cho vợ con. Vợ và mấy đứa con đều phụ thuộc vào công ăn việc làm của nó hết. Lỡ mà nó bề nào không hay thì cả nhà làm sao sống nổi", bà Cải nghẹn ngào.
Cùng tâm trạng với người nhà của anh Phạm Hữu Thành Tâm, người nhà của nạn nhân Nguyễn Văn Ngọc (25 tuổi, ngụ xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cũng đang lo lắng, rối bời bởi trong gia đình có đến 2 người bị nạn. Ngoài anh Ngọc đang còn hôn mê thì anh Tăng Thanhh (36 tuổi, anh rể anh Ngọc) đã tử vong trên đường đi cấp cứu ngay trong tối ngày xảy ra tai nạn.
Trò chuyện với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Nô (57 tuổi, cha ruột anh Ngọc) cho biết, Ngọc làm nghề bốc vác ở cảng cá Gành Hào từ khoảng 3 năm nay, đã có vợ. Ông Nô kể lại, lúc xảy ra tai nạn, anh Ngọc bị xỉu dưới hầm cá trước, còn anh Tăng Thanh xuống cứu em vợ rồi cũng bị ngất. Khi cả 2 được đưa lên bờ để cấp cứu thì anh Thanh tử vong. "Thằng Thanh nó làm nghề bốc vác cũng hơn 10 năm rồi, có vợ và 2 đứa con nhỏ, một đứa đang học lớp 8, một đứa học lớp 6. Giờ nó mất rồi không biết ai lo cho vợ con nó nữa đây chú à", ông Nô bùi ngùi nói về gia cảnh của con rễ.
Túc trực bên giường bệnh của anh Ngọc mấy ngày qua là vợ và mẹ anh. Khi chúng tôi đến hỏi thăm, mẹ và vợ anh Ngọc không nói được nhiều, cả hai chỉ cho biết, vì lo cho con trai, lo cho chồng nên cả mấy đêm qua, hai người phụ nữ này không ngủ được miếng nào. Chị Tuyến (vợ anh Ngọc) thì cứ nhìn vào mắt chồng như trực chờ một niềm hy vọng.
Nạn nhân Nguyễn Văn Ngọc đang được theo dõi tại BVĐK Bạc Liêu.
Tiếp chuyện với PV, nhiều người thân của anh Ngọc cho biết, vụ tai nạn này là nỗi đau quá lớn cho gia đình. Trong khi ở nhà rối bời làm đám tang cho anh con rể thì ở bệnh viện ai cũng hồi hộp chờ đợi khi tính mạng của con trai vẫn chưa biết ra sao. Chia sẻ với PV, ông Nô bày tỏ: "Tôi mong cho con trai tai qua nạn khỏi, giữ được tính mạng là tốt lắm rồi".
Trao đổi với PV Dân trí vào sáng ngày 29/9, bác sĩ trực Khoa cấp cứu Nguyễn Hoàng Duyên- cho biết, khi nhập viện vào tối 27/9, có 2 ca bị hôn mê sâu và 1 ca bứt rứt, giãy giụa. Sau khi sơ cấp cứu cho đến nay thì 1 ca đã qua khỏi cơn nguy kịch, còn 2 ca vẫn hôn mê sâu, phải thở máy.
Theo bác sĩ Duyên, cả 3 nạn nhân đều có dấu hiệu của ngộ độc khí nhưng chưa thể xác định là khí gì và mức độ ảnh hưởng thế nào vì còn phải tiên lượng thêm. Cả 2 ca còn hôn mê sẽ được chuyển lên TPHCM để tiếp tục theo dõi điều trị.
Tai nạn này đau xót quá!
Trong khi đó, nạn nhân đã tỉnh lại là anh Phan Tấn Tâm (38 tuổi, ngụ xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) đã được chuyển qua Khoa nội tổng hợp để tiếp tục điều trị thêm. Tiếp xúc với PV Dân trí, anh Tâm cho biết, hiện sức khỏe anh ổn định, đi lại bình thường nhưng vẫn thấy còn bị sốc nặng với những gì xảy ra với mình.
Ngồi trên giường bệnh với gương mặt còn thất thần, anh Tâm kể lại: Trong ngày 27/9, anh cùng với khoảng 20 người khác được thuê với nhiệm vụ bốc hết số cá trong 11 hầm cá từ tàu cá KG-93870TS lên bờ. Nhóm của anh Tâm bắt đầu làm việc từ 8h sáng, bốc xong 10 hầm là khoảng 6h tối và đến khi bốc hầm cuối cùng thì xảy ra tai nạn.
Anh Tâm cho biết, do bốc theo dây chuyền nên anh là người xuống hầm cá trước, phía trên anh là anh Nguyễn Văn Ngọc. "Khi tôi bước xuống hầm thì thấy mắt mình cay dữ lắm, thêm mùi hôi thối nồng nặc bốc lên nữa rồi không biết gì luôn cho đến khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện", anh Tâm nhớ lại.
Anh Phan Tấn Tâm vẫn còn thất thần trước vụ tai nạn xảy đến với mình.
Trong khi đó, anh Huỳnh Văn Dũng (cùng bốc cá với anh Tâm) cho biết, khi anh Tâm xuống hầm cá bị ngất thì anh Ngọc ở gần chỗ anh Tâm nhất nên xuống kéo lên nhưng lại bị ngất. Lúc đó, các anh Sơn Văn Bảo, Tăng Thanh (anh Bảo và Thanh đã tử vong) và Phạm Hữu Thành Tâm chạy đến xuống cứu nhưng cũng bị ngất. "Thấy tình hình không ổn nên ngay sau đó anh em khác đã lấy bình dưỡng khí đeo rồi xuống kéo cả 5 người lên đưa đi cấp cứu liền nhưng chưa đến bệnh viện thì anh Bảo và Thanh đã tử vong", anh Dũng xót xa nói về vụ tai nạn.
Theo anh Tâm, số lượng cá mỗi hầm của tàu cá khác nhau tùy vào tàu nhỏ hay lớn, riêng tàu KG-93870TS thì mỗi hầm chứa khoảng 10 tấn cá và chiều cao từ đáy hầm lên trên bon khoảng 6- 7m nên rất sâu. "Anh em chúng tôi cũng đã nhiều lần bốc cá ở tàu này, mỗi một hầm cá nếu 3 người bốc thì khoảng hơn 1 tiếng đống hồ là xong. Bửa 27/9, bốc 10 hầm trước thì vẫn bình thường nhưng không hiểu sao đến hầm cuối cùng lại bị như thế", anh Tâm nói.
Nhận định về nguyên nhân bị ngất xỉu, anh Tâm cho rằng, có thể do mùi hôi thối quá nồng nặc cùng sự ngột ngạt khiến anh không thở được. "Cho đến giờ này, tôi thấy mình may mắn lắm rồi, anh Ngọc cứu tôi giờ còn nằm hôn mê chưa biết ra sao. Còn anh Bảo, anh Thanh nữa đã mất, vụ tai nạn này đau xót cho anh em công nhân chúng tôi quá", anh Tâm buồn bã nói.
Được biết, sau khi tai nạn xảy ra, chủ tàu đã hỗ trợ ban đầu 10 triệu đồng/người cho trường hợp tử vong và 5 triệu đồng/người cho người bị thương. Hiện vụ việc vẫn đang được các ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu điều tra làm rõ nguyên nhân.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Uy quyền của Bảo Thạch thuộc tính kép trong TLBB 3 Tính năng giúp game thủ ghép 2 loại ngọc với nhau để tăng giá trị ngọc lên đẳng cấp mới. Trong Thiên Long Bát Bộ ngoại trừ cấp độ cao vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự mạnh yếu của nhân vật. Một yếu tố chính phải kể đến là Ngọc. Tiêu chí đánh giá một acc khủng hay không...