Đến Mai Châu chiêm ngưỡng khung cảnh tựa cổ tích của Hang Kia-Pà Cò
Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn, Hang Kia-Pà Cò hứa hẹn sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.
Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, hơn 90% là người dân tộc Mông sinh sống. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn, vùng đất này đầy tiềm năng để trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế của khu vực Tây Bắc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cảnh quan hoang sơ, hùng vỹ và thơ mộng ở xã Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Toàn cảnh xã Pà Cò nhìn từ trên cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Video đang HOT
Những cụ già người Mông thêu thùa bên hiên nhà tại Hang Kia và Pà Cò. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Không gian trưng bày văn hóa người Mông sắp được hoạt động của chị Sùng Y Múa tại xã Hang Kia. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Một người phụ nữ Mông ở xã Pà Cò miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm Mông bền đẹp. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cảnh quan hoang sơ và bình yên của xã Hang Kia. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Người Mông xã Pà Cò luôn tự hào với những sản phẩm vải thổ cẩm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Khung cảnh xanh mát, bình yên ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Với độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, hai xã Hang Kia, Pà Cò có khí hậu mát mẻ, trong lành. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Đào phai bản Mông gọi mùa Xuân đến sớm
Tháng Chạp, khi mọi người tất bật với công việc cuối năm thì đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã chờ đón Tết.
Đồng bào Mông ăn Tết sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. Khi những nụ đào phai hé nở là bà con trút lúa nếp nương vào cối xay cho ra hạt gạo trắng ngần để chuẩn bị những mẻ bánh dày thơm dẻo đón Tết.
Tháng Chạp, khi mọi người tất bật với công việc cuối năm thì đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã chờ đón Tết.
Đồng bào Mông ăn Tết sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. Khi những nụ đào phai hé nở là bà con trút lúa nếp nương vào cối xay cho ra hạt gạo trắng ngần để chuẩn bị những mẻ bánh dày thơm dẻo đón Tết.
Nét duyên dáng của cô gái bên những cành đào phai, hình ảnh đặc trưng của 2 xã Hang Kia, Pà Cò mỗi dịp Xuân về.
Vượt qua cung đường dốc quanh co, uốn lượn theo sườn núi đá tai mèo, chúng tôi lên đến Hang Kia, Pà Cò. Vào xã, theo những con đường về các xóm đã thấy thấp thoáng đào neo mình cheo leo trên vách đá. Đào phai được đồng bào Mông trồng ở khắp nơi, bên những hàng rào đá, trong góc vườn, dọc theo lối đi... Người Mông trồng đào ven bờ rào đá như người miền xuôi trồng những con đường hoa trong xây dựng nông thôn mới. Đó là nét đẹp rất riêng nơi vùng cao sỏi đá, bởi cây đào ưa gió, ưa lạnh, giống cây khỏe mạnh có thể chống chọi với thời tiết quanh năm giá rét, mây mù bao phủ đất trời Hang Kia, Pà Cò.
Mùa Xuân đến, đất trời Tây Bắc như được đán.h thức sau giấc ngủ dài khi những bông đào phai đầu tiên bung nở, khoe sắc. Theo quan niệm của người Mông, hoa đào tượng trưng sự sinh sôi nảy nở. Dưới màn sương sớm, sắc hồng phai như báo hiệu một năm mới gặp may mắn, mở ra một chặng đường hanh thông đầy thuận lợi. Đào phai có cánh hoa phớt hồng, hương thơm nhẹ. Khác với những cây đào trồng tại vườn dưới đồng bằng, đào rừng vùng cao có thân, cành rêu mốc xù xì. Gốc đào rừng dũng mãnh phong sương, sắc hoa mơn mởn sức sống. Những cây đào rừng ở vùng đất Hang Kia, Pà Cò được sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên, chẳng được chăm bón, tỉa tót, tạo thế như đào vườn. Chính vì lẽ đó, đào rừng đâ.m chồi trong cái lạnh tê tái của núi rừng càng thêm nét mộc mạc,tự tin khoe dáng giữa núi non hùng vĩ.
Nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển, Hang Kia, Pà Cò là 2xã vùng cao, cách trung tâm huyệnMai Châu gần 40 km. Nhiệt độ nơi đây thường thấp hơn những xã vùng lân cận từ 5 - 7 độ C, thời tiết quanh năm mát mẻ. Những năm gần đây, Hang Kia, Pà Cò là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bởi vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Mông. Cùng với đó là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đất trời giao hòa. Đặc biệt, nếu lên Hang Kia,Pà Cò vào ngày xuân, lữ khách sẽ bị mê hoặc bởi cảnh đẹp bên đường với thung lũng ngập tràn hương sắc hoa đồng nội. Ấn tượng với những vườn đào, mận đơm nụ, xòe bông, điểm trắng, khoe hồng giữa đất trời Tây Bắc.
Chia sẻ về những ấn tượng khi đến vùng đất này, chị Trần Thị Thu Hương ở thành phố Hà Nội cho biết: "Dạo quanh những bản làng người Mông thật thú vị bởi được ngắm nhìn không gian yên bình, thử thách bản thân với cái lạnh buốt. Thỏa thích chiêm ngưỡng hoa đào phai tinh tế, nhẹ nhàng tô điểm cho cảnh sắc núi rừng giữa làn sương mờ ảo".
Vào dịp Tết Nguyên đán, đào phai Hang Kia, Pà Cò được ưa chuộng để trưng Tết bởi vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc đậm chất núi rừng Tây Bắc. Từ đầu tháng Chạp, nhiều người vùng xuôi đã ngược lên để ngắm đào chơi Tết. Theo chia sẻ của bà con, sau kỳ nghỉ Tết của người Mông, những cành đào đẹp nhất được vận chuyển, trưng bày dọc trên tuyến quốc lộ 6. Tấp nập tiểu thương, người dân ở khắp nơi đến chiêm ngưỡng, lựa chọn cho gia đình mình những cành đào nhiều hoa, nhiều lộc... Giá thành dao động tùy theo kích thước, vẻ đẹp. Một số gốc đào rừng được trồng từ 10 - 15 năm tuổ.i có giá hàng chục triệu đồng. Tùy theo từng sở thích, không gian của gia đình để lựa chọn những cành đào ưng ý.
Một mùa Xuân nữa lại về trên vùng đất Hang Kia, Pà Cò. Hoa đào không chỉ tô thắm cho núi rừng mà còn tạo nên nét đẹp riêng, đặc trưng cho mảnh đất vùng cao này. Hoa nở khắp đất trời, hoa nở trong lòng người, để rồi ta cứ mãi luyến lưu về miền rẻo cao. Mùa Xuân nơi đây thật mộc mạc, bình dị và đặc biệt, riêng có như thế.
Nậm Nghẹp mùa hoa sơn tra Những ngày trung tuần tháng 3, chúng tôi đến bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, nơi được ví là "thủ phủ" của những cây sơn tra hàng trăm năm tuổ.i, để được chiêm ngưỡng hoa sơn tra bung nở trắng núi đồi với vẻ đẹp quyến rũ, say đắm lòng người. Hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp. Cách trung...