Đến lượt Tòa tối cao Mỹ bị “chiếm”
Phong trào Chiếm Phố Wall đã lan đến Tòa tối cao của Mỹ để phản đối quyết định gây tranh cãi về vận động gây quỹ trong các cuộc bầu cử liên bang.
Tòa tối cao Mỹ đang bị “chiếm” – Ảnh: Bet.com
Giương cao biểu ngữ và hô to các khẩu hiệu, nhiều người đã bất chấp giá rét để tụ tập trước Tòa tối cao Pháp viện Mỹ vào ngày 20.1 nhằm bày tỏ sự phản đối trước quyết định gây tranh cãi mà Tòa tối cao đã thông qua vào năm 2010, theo CNN.
Trong vụ Citizens United, Tòa tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Tu chính án số 1 trong Hiến pháp nước này đảm bảo các công ty có quyền tự do ngôn luận như thể nhân, từ đó cho phép công ty cung như môt nhom doanh nghiệp tư nhân chi hàng đống tiền cho các chiến dịch vận động chính trị với rất ít giới hạn.
Như vậy, phán quyết năm 2010 đa công khai thừa nhận quyền hợp pháp của các tổ chức kinh doanh có thể vận động và chi một số lượng tiền không giới hạn cho một ứng viên tham gia bầu cử, cho đến khi nào nhóm này không phối hợp hoặc không tham gia trực tiếp vào chiến dịch tranh cử của ưng viên đo.
Cuộc biểu tình, được gọi là “Chiếm lĩnh các tòa án”, là một trong hàng trăm sự kiện tương tự diễn ra trước các tòa án tiểu bang và liên bang trên toàn nước Mỹ, từ Akron (Ohio), Gainesville (Florida) cho đên Honolulu (Hawaii).
Video đang HOT
Những người tham gia cũng thu thập chữ ký vào đơn kiến nghị trong nỗ lực yêu cầu Tòa tối cao hủy bỏ quyết định trên.
Tổ chức phi lợi nhuận Move to Amend (Hành động để chấn chỉnh) đã tổ chức phong trào “Chiếm lĩnh các tòa án” nhằm gây áp lực sửa đổi Hiến pháp Mỹ, yêu cầu xóa bỏ quyền theo hiến pháp của các công ty, cũng như muốn làm rõ rằng “tiền bạc không phải là ngôn luận mà được quyền tự do thể hiện”.
Phong trào Chiếm Phố Wall bắt đầu khi những người biểu tình dựng lều trại tại công viên Zuccotti ở New York vào ngày 17.9.2011, tạo nên làn sóng lan rộng trên toàn quốc, và thậm chí gây nên tình trạng bạo động ở một số nơi.
Nhưng ngươi biêu tinh cho răng, những người giàu nhất nước Mỹ, chiếm 1% tổng số dân, không đóng thuế sòng phẳng so với 99% còn lại.
Theo Thanh Niên
Phóng viên bị bắt trong 'Chiếm phố Wall'
Nhiều phóng viên báo chí đã bị bắt giữ hôm qua khi cảnh sát New York mạnh tay dẹp bỏ khu trại biểu tình ở công viên Zuccotti, cái nôi của phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall".
Cảnh sát bắt một người biểu tình ở New York hôm qua. Ảnh: AP
Rạng sáng qua, lực lượng cảnh sát New York, Mỹ, đã bao vây công viên Zuccotti đồng thời giật đổ các lều trại để buộc những người biểu tình phải rời đi. Ít nhất 70 người đã bị bắt trong chiến dịch này. Nhiều phóng viên từ các tờ báo lớn có mặt tại hiện trường để đưa tin cũng bị cảnh sát dùng vũ lực để chặn lại, 7 người bị bắt giữ.
"Tôi là phóng viên", Rosie Gray, phóng viên của tờ Village Voice, hét lên với một nữ cảnh sát. Tuy nhiên, nhân viên cảnh sát cho hay báo chí truyền thông không được phép tiếp cận khu vực vào lúc này.
Theo Cutline, tại một cuộc họp báo sau đó, thị trưởng New York Michael Bloomberg cho biết cảnh sát đã không cho phép giới truyền thông đưa tin về vụ vây ráp này để tránh làm phức tạp thêm tình hình.
"Luật pháp quy định mọi người dân New York đều có quyền tự do ngôn luận nhưng không cho phép bất cứ ai ngủ trong công viên hoặc dùng địa điểm này để chống đối người khác", ông Bloomberg nói. "Không ai trong xã hội được phép sống ngoài vòng pháp luật".
Trước đó, văn phòng của ông Bloomberg lại cho hay những thành viên của phong trào "Chiếm phố Wall" chỉ tạm thời phải rời khỏi khu vực trên và sẽ được quay lại trong thời gian tới sau khi việc dọn dẹp ở đây hoàn tất.
Theo Gothamis, Cục cảnh sát New York (NYDP) đã giới hạn không phận ở Hạ Manhattan để trực thăng của các hãng thông tin địa phương CBS và NBC không thể quay video vụ vây ráp từ trên không. Cảnh sát cũng sử dụng hơi cay để ngăn chặn rất đông phóng viên báo chí đến đưa tin.
Trong số 200 người bị bắt trong cuộc dẹp loạn đầu tiên ở công viên Zuccotti, có các phóng viên của hãng phát thanh quốc gia NPR và báo New York Times. Julie Walker, một phóng viên tự do của NPR, bị cảnh sát bắt dù cô đã đeo thẻ báo chí do NYDP cấp. Cô bị tạm giam trong 4 giờ và hiện đã được thả.
Jared Maslin, một phóng viên của New York Times, thì cho biết anh bị bắt khi đang cố gắng di chuyển khỏi khu vực hỗn loạn theo lệnh cảnh sát.
"Phóng viên bị áp giải lên xe cảnh sát cùng 8 người khác, trong đó có hai sinh viên trường New School, một phóng viên ảnh của hãng AFP và ủy viên hội đồng thành phố Ydanis Rodriguez. Tất cả đều bị còng tay phía sau lưng", New York Times cho hay. "Ông Rodriguez bị chảy máu ở thái dương sau cuộc đụng độ trước đó với cảnh sát".
Đến chiều qua (sáng nay giờ HN), ít nhất 4 nhà báo khác bị bắt cùng những người biểu tình khi họ cố gắng tập hợp tại một công viên khác gần Zuccotti.
Cuộc trấn áp bất ngờ tại cái nôi của phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall" diễn ra sau khi cảnh sát ở các thành phố khác tiến hành các cuộc trấn áp tương tự. Điều này cho thấy giới chức Mỹ đang tính tới một biện pháp mạnh tay hơn đối với phong trào "Chiếm phố Wall".
Phong trào "Chiếm phố Wall" được khởi xướng ở New York từ ngày 17/9, khi hàng trăm người biểu tình đổ về trung tâm tài chính của thành phố để phản đối "giới doanh nghiệp tham lam" và bất bình đẳng kinh tế. Phong trào này nhanh chóng lan ra các thành phố lớn của nước Mỹ và sau đó nhận được sự hưởng ứng trên toàn cầu.
Theo VNExpress
Mỹ tiếp diễn phong trào Chiếm phố Wall Khoảng 300 người biểu tình tập hợp nhau lại tại công viên Zuccotti chỉ vài giờ sau khi cảnh sát giải tán họ để dọn vệ sinh. Trước đó, chủ sở hữu công viên Zuccotti và Thành phố New York cho rằng khu vực này bị mất vệ sinh, những lều bạt cùng với túi ngủ được người biểu tình mang đến có...