Đến lượt Philippines đưa quân đến vùng biển tranh chấp
Philippines vừa triển khai một đợt lính thủy đánh bộ mới và cung cấp nguồn hậu cần cho một bãi cạn đang nằm trong tranh chấp ở Biển Đông. Đây là nơi tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước và gây ra một cuộc đối đầu mới ở khu vực lãnh hải chiến lược này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines – ông Voltaire Gazmin hôm nay (19/6) cho biết.
Lính thủy đánh bộ Philippines
Lực lượng thủy quân lục chiến mới của Philippines đã được điều đến bãi cạn Second Thomas để thay thế cho những binh lính đã được triển khai ở đây trước đó. Bãi cạn Second Thomas là một nhóm đảo và rạn san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines chiếm đóng.
Theo lời ông Gazmin, ông này gần đây đã thảo luận với Đại sứ Trung Quốc Ma Keqing về kế hoạch triển khai quân mới của Philippines . Vị đại sứ này đã bày tỏ quan ngại về việc Philippines đang có kế hoạch dựng lên những cơ sở hạ tầng bê tông ở bãi cạn Second Thomas nhằm “khẳng định chủ quyền ở đây”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Gazmin đã bảo đảm rằng, Manila không hề có kế hoạch nào như thế.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, ông phải bàn bạc vấn đề với Đại sứ Ma để ngăn chặn khả năng có thể xảy ra một cuộc đối đầu giữa lực lượng Trung Quốc và Philippines . Tuy nhiên, ông Gazmin nhấn mạnh, Philippines có quyền tự do thực hiện bất kỳ hoạt động nào ở bãi cạn Second Thomas mà không cần phải thông báo cho phía Trung Quốc.
Bộ trưởng Gazmin cho biết, ông đã thảo luận về tình hình căng thẳng ở bãi cạn Second Thomas với các quan chức an ninh Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus, trong một cuộc gặp gỡ ở thủ đô Manila ngày hôm qua (18/6).
“Họ thực sự rất lo ngại và muốn chắc chắn rằng chuyện đó sẽ được giải quyết mà không dùng đến vũ lực”, ông Gazmin cho biết thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin cách đây không lâu đã thề sẽ chiến đấu với Trung Quốc “đến người cuối cùng” khi phát hiện một tàu chiến và một nhóm tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện ở gần bãi cạn Second Thomas. Manila cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách chiếm đóng bãi cạn vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam này. Trước đó, Trung Quốc và Philippines đã có cuộc đối đầu hết sức căng thẳng kéo dài hơn 2 tháng ở bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 năm ngoái. Philippines sau đó đã rút tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough , mở đường cho Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế khu vực tranh chấp này.
Theo vietbao
Mỹ đưa quân vào vịnh Ba Tư
Washington vừa triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ viễn chinh đến vịnh Ba Tư trong bối cảnh tình hình khu vực căng thẳng.
Nhóm tàu chiến Mỹ chở theo lực lượng MEU 15 khi băng qua Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy
Washington vừa triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ viễn chinh đến vịnh Ba Tư trong bối cảnh tình hình khu vực căng thẳng.
Ngày 1.11, UPI đưa tin đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh số 15 (MEU 15) của Mỹ vừa hiện diện tại Trung Đông. Đây là một phần thuộc khu vực mà Hạm đội 5 hải quân Mỹ hoạt động, bao gồm toàn bộ Trung Đông cùng Đông Phi. MEU 15 có khoảng 2.400 binh sĩ đi trên 3 chiến hạm, gồm tàu sân bay trực thăng USS Peleliu, tàu mẹ đổ bộ USS Green Bay và tàu đổ bộ USS Rushmore.
Theo trang tin quốc phòng DVIDS, nhóm tàu đổ bộ trên cùng lực lượng MEU 15 rời cảng nhà San Diego từ ngày 17.9. Trước khi đến vịnh Ba Tư vào ngày 30.10, lực lượng này đã đi qua khu vực hoạt động của Hạm đội 7 và tham gia cuộc tập trận Crocodilo ở Đông Timor rồi ghé thăm Phuket (Thái Lan), Darwin (Úc) và Bali (Indonesia). Lâu nay, MEU 15 thuộc Lực lượng đặc nhiệm không - địa chiến của lính thủy đánh bộ Mỹ, đóng vai trò tiên phong khi xảy ra xung đột.
UPI dẫn thông báo từ Hải quân Mỹ cho hay MEU 15 sẽ tham gia tập trận cùng các nước đồng minh trong suốt thời gian hoạt động tại Trung Đông. Quan trọng hơn, lực lượng cũng sẵn sàng ứng phó bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cần đến quân đội Mỹ ở khu vực này giữa lúc chương trình hạt nhân của Iran đang gây nhiều căng thẳng. Theo Interfax, động thái triển khai lính thủy đánh bộ viễn chinh cho thấy Mỹ đang phát đi thông điệp rằng Washington sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh toàn diện tại Trung Đông. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này không hề đồng nghĩa với việc Mỹ bật đèn xanh để Israel tấn công Iran. Cũng trong ngày 1.11, báo The Guardian đưa tin các chỉ huy quân sự Mỹ vừa khuyến cáo Israel không hành động đơn phương để tránh làm gián đoạn sự hỗ trợ hậu cần quan trọng cho Washington từ các đồng minh Ả Rập ở vùng Vịnh.
Liên quan đến khu vực này, Washington vừa tuyên bố đang theo dõi "rất sát sao" chuyến thăm Sudan của 2 tàu chiến Iran. Thế nhưng, Mỹ thừa nhận vẫn chưa có được những thông tin chi tiết liên quan đến hoạt động của 2 chiến hạm trên, theo AFP. Các tàu chiến Iran cập cảng Sudan sau khi nước này cáo buộc chiến đấu cơ Israel tối 23.10 đã ném bom Nhà máy sản xuất vũ khí Yarmouk đóng tại phía nam thủ đô Khartoum. Trong khi đó, Tel Aviv lại thường xuyên ám chỉ Khartoum tham gia cung cấp vũ khí cho Iran, Syria và lực lượng Hamas ở Dải Gaza chuyên hoạt động chống Israel. Tuy nhiên, đến hôm qua, 2 chiến hạm của Iran đã rời Sudan nên giới quan sát hy vọng căng thẳng tại đây có thể tạm lắng dù vẫn luôn âm ỉ khả năng xung đột.
Theo TNO
Philippines "kể tội" Trung Quốc ở Biển Đông Một quan chức cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines hôm qua (13/6) đã liệt kê chi tiết "những hành động hung hăng, hiếu chiến" của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông này tuyên bố Manila có kế hoạch khẩn cấp để đối phó với Trung Quốc đồng thời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng để tăng cường năng...