Đến lượt Pháp muốn “làm khó” Huawei?
Sau khi hàng loạt đồng minh và đối tác ban hành lệnh cấm với các sản phẩm của Huawei, Pháp được cho là sắp “làm khó” tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc bằng cách siết chặt các quy định nhằm ngăn sản phẩm của hãng xâm nhập vào mạng lưới viễn thông của Pháp.
(Ảnh minh họa: NDTV)
Theo Bloomberg, sau khi Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand cấm các sản phẩm viễn thông của Huawei và Đức nâng cao cảnh giác với các thiết bị này, Pháp dường như sẽ “nối gót”.
Họ sẽ không ban hành lệnh cấm công khai như các đồng minh và đối tác, nhưng dường như Paris đang cân nhắc việc đưa một số sản phẩm của Huawei vào danh sách “cảnh báo cao độ”.
Bloomberg trích 15 nguồn tin thân cận với chính quyền Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris đang tính siết chặt quy định viễn thông. Trong bối cảnh, các công ty viễn thông Pháp đang tìm kiếm nhà cung cấp xây hệ thống mạng 5G, các quy định và luật lệ mới được sửa đổi dường như đang ngăn cản các sản phẩm Huawei tiếp cận với hạ tầng viễn thông của Paris.
Video đang HOT
Hãng viễn thông lớn nhất của Pháp, Orange, sẽ không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng lưới 5G vì “lời kêu gọi thận trọng từ giới chức Pháp”. Giám đốc điều hành Orange Stephane Richard nói hôm 13/12 rằng đây là một phần trong các nguyên tắc phòng ngừa của Pháp trước mối quan ngại về rủi ro an ninh.
Hai hãng khác Bouygues Telecom và SFR cho biết họ sẽ nghe theo những khuyến nghị và chỉ thị từ cơ quan an ninh thông tin Pháp (Anssi) về việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G.
Anssi yêu cầu rằng họ phải có quyền truy cập vào toàn bộ công nghệ của nhà cung cấp tiềm năng như các hệ thống bo mạch chủ, khóa mã hóa, ngôn ngữ lập trình… Khác với các đối thủ Nokia Oyj, Cisco và Ericsson AB, Huawei không cho phép Anssi giám sát những thành phần này. Đây là một yếu tố khiến cho Huawei tự động không đạt yêu cầu và bị loại khỏi danh sách khuyến nghị của Anssi.
Việc không thể xâm nhập vào mảng viễn thông của thị trường lớn như 2 khu vực đồng tiền chung châu Âu là một thiệt hại lớn cho Huawei sau một chuỗi các lệnh cấm và mối quan ngại an ninh từ các nền kinh tế lớn.
Thực tế, Huawei coi Pháp là một trong những thị trường quan trọng nhất với các sản phẩm công nghệ khác như điện thoại thông minh, bộ thu phát tín hiệu… Doanh thu của họ tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi năm ngoái ước đạt 27% tổng doanh thu toàn cầu, so với con số 6,5% ở các nước châu Mỹ. Pháp cũng đồng thời là 1 trong 5 thị trường đầu tiên mà Huawei tiến hành thử nghiệm mạng lưới 5G, một dấu hiệu cho thấy họ đã có kế hoạch triển khai về mặt thương mại ở thị trường này. Vì vậy, quy định của Pháp được coi là gây bất lợi lớn cho tham vọng của Huawei.
Theo Bloomberg, Huawei thậm chí đã tính tới chính sách “ngoại giao mềm” với người Pháp. Họ mua quảng cáo trên báo để quảng bá rằng họ đã hiện diện 16 năm tại Pháp, thuê hàng nghìn nhân viên là người Pháp, hợp tác với trường đại học. Nhân sự kiện cúp bóng đá thế giới World Cup, họ thuê siêu sao Pháp Antoine Griezmann làm gương mặt đại diện cho dòng điện thoại thông minh.
Mặc dù rất nỗ lực trong việc tạo dựng hình ảnh, Huawei dường như vẫn không thể thuyết phục được Pháp bớt đi quan ngại về các hoạt động của họ. Chính quyền Pháp từ trước tới nay dường như luôn nghi ngờ vai trò của Trung Quốc trong tham vọng mở rộng toàn cầu của Huawei. Với mối lo ngại về an ninh quốc gia, Pháp dĩ nhiên không muốn rủi ro với các hệ thống thông tin có tính nhạy cảm cao như mạng lưới viễn thông. Vì vậy, Paris đã có những động thái tác động tới các thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, Pháp có thể sẽ tiếp tục siết chặt hơn nữa quy định với một số thiết bị cụ thể, động thái có thể gián tiếp đẩy Huawei ra ngoài “sân chơi” viễn thông.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Bloomberg
Tổng thống Macron muốn EU ít phụ thuộc vào đồng USD
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận, các quốc gia châu Âu đang phụ thuộc quá nhiều vào đồng tiền của Mỹ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Theo ông Macron, hiện tại châu Âu không có một sự thay thế rõ ràng đối với đồng USD vì ảnh hưởng ngoại giao lớn của đồng tiền này. Mà nhà lãnh đạo Pháp, các nước châu Âu đã chưa làm đủ tốt để khiến đồng euro mạnh như USD.
"Với tôi, đây là vấn đề chủ quyền. Vì vậy, đó là lý do tại sao tôi muốn chúng ta hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính ở cấp độ châu Âu và với tất cả các đối tác, để xây dựng năng lực ít phụ thuộc vào đồng USD", Tổng thống Pháp kêu gọi.
Ông Macron nói rằng, một giải pháp thay thế như vậy không nhằm mục đích cạnh tranh với đồng USD, nhưng cần thiết cho sự ổn định của trật tự toàn cầu.
Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã hứa rằng Paris sẽ cố gắng dẫn dắt các nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran và tăng cường vai trò quốc tế của đồng euro.
Việt Thùy
Theo baogiaothong
"Siết chặt đôi tay" với châu Âu, phải chăng ông Putin đã chán ngán Iran ở Syria? Những động thái gần gũi hơn với châu Âu đang khiến nhiều người lo ngại rằng Nga có thể sẽ mặc kệ Iran trước sự xâu xé của Mỹ và Israel ở Syria. Hội nghị thượng đỉnh Istanbul có thể được coi là chiến thắng vắng mặt dành cho Iran. Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp và Đức đã gặp...