Đến lượt fanpage của công ty sở hữu gà rán Jollibee bị hacker Việt tấn công, phát livestream bán hàng hàng loạt
Fanpage của Jollibee Foods Corporation đã bị hacker Việt tấn công và chiếm dụng để livestream bán hàng.
Chiều ngày 3/8, fanpage chính thức của Jollibee Foods Corporation, đơn vị sở hữu thương hiệu gà rán Jolibee, bất ngờ bị chiếm quyền sử dụng. Theo đó, toàn bộ bài post trên fanpage này đều tập trung vào nội dung livestream bán hàng, với nhiều sản phẩm khác nhau từ quần áo, mỹ phẩm, cho đến đồ gia dụng.
Các phần livestream này đều là của người Việt Nam, với nhiều comment đặt hàng phía dưới. Trong đó, livestream bán quần áo được ghim lên đầu trang có tới hơn 2.000 người theo dõi cùng lúc.
Hai trong số vô vàn phần livestream được phát cùng lúc trên fanpage của Jollibee Foods Corporation.
Hiện tại, tất cả thông tin trên fanpage Jollibee Foods Corporation đã bị hacker xóa hết. Avatar và ảnh cover fanpage đều bị đổi thành phần thông tin liên quan đến cái tên “Phạm Nam Phương”. Rất may mắn là fanpage chính thức của Jolibee với hơn 7 triệu lượt theo dõi vẫn “bình yên vô sự”.
Ảnh avatar và cover bị đổi sang thông tin của cá nhân tên “Phạm Nam Phương”.
Được biết Jollibee Foods Corporation là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Phillipines và được thành lập năm 1978. Jollibee Foods Corporation đưa thương hiệu gà rán Jolibee vào Việt Nam năm 2005. Tính thời thời điểm hiện tại, chuỗi đã có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc.
Trước đó, không chỉ Jollibee Foods Corporation, fanpage của nhiều nhân vật quốc tế có tích xanh đã bị hacker Việt chiếm quyền sử dụng để phát livestream bán hàng online.
Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia Facebook, fanpage có tích xanh là thứ được nhiều hacker Việt Nam dòm ngó. Bởi lẽ, những fanpage này có nhiều quyền lợi mà những fanpage thông thường không có được, trong đó đặc biệt nhất là cho phép chạy quảng cáo các video livestream. Đây cũng chính là lý do mà fanpage của Branislav Ivanovic – cựu cầu thủ Chelsea và vị chính trị gia người Nigeria- Abiola Adeyemi Ajimobi bị hacker Việt Nam chủ đích tấn công. Khoảng 2 tuần sau khi bị hacker Việt chiếm tài khoản thì Facebook của cựu cầu thủ Chelsea mới quay về với chủ cũ.
Chị gái đến shop lôi cả đống đồ vào thử nhưng chỉ mua 1 chiếc, sau đó làm một hành động khiến shop quần áo bất ngờ không thốt nên lời
Thử đồ mà không mua hàng, các bạn đã ai từng hành động giống cô gái này chưa?
Ai bán hàng quần áo rồi thì chắc cũng hiểu công đoạn bày hàng ra, lấy đồ cho khách thử rồi sau đó là gấp tất cả những thứ mà họ không mua lại hoặc mang treo lên móc là rất tốn thời gian. Bởi vậy mà mới đây, cư dân mạng đã tỏ ra vô cùng thích thú trước một đoạn video được chia sẻ ghi lại hình ảnh chị gái sau khi thử đồ xong thì đã không ngần ngại ngồi gấp những thứ không lấy và mang trả cho nhân viên.
Cô gái gập đồ sau khi thử xong khiến dân mạng khen nức nở.
Video ngay sau khi xuất hiện đã lập tức được yêu thích bởi cộng đồng mạng. Nhiều người đã dành lời khen cho sự tinh tế của cô gái khi dù chỉ là hành động nhỏ nhưng vẫn giúp giảm bớt được một phần công việc cho các bạn bán hàng. Quan trọng hơn là cô ấy rất biết nghĩ cho người khác và sự vất vả trong công việc của họ.
Rất ít khách hàng làm điều này ở các cửa hàng quần áo.
Và nhân câu chuyện này, rất nhiều tình huống kiểu dở khóc dở cười cũng đã được dân mạng kể ra, như là việc một vị khách đến thử chán chê vô số loại quần áo rồi không lấy cái nào. Quan trọng hơn, họ còn vứt bừa bãi trên sàn nhà khiến nhân viên rất mất công dọn dẹp. Chưa kể, một số khách hàng còn rất có thái độ coi thường nhân viên khi bắt họ lấy hết thứ nọ đến thứ kia với giọng điệu không tôn trọng cho lắm.
Một trường hợp khác vừa mới được chia sẻ về vị khách thử đến tận 15 bộ quần áo nhưng chỉ ngồi chụp ảnh mà không mua gì.
Thật ra việc thử bao nhiêu bộ là quyền của khách, nó phụ thuộc vào từng nhu cầu khác nhau của mỗi người như: gu thẩm mỹ, giá cả, mục đích sử dụng,... Thậm chí thử xong không mua vì không vừa, lên người không đẹp hoặc tự dưng hết hứng cũng hoàn toàn là chuyện của khách mà cửa hàng không ai có thể can thiệp.
Tuy nhiên không thể vì thế mà khách lại được quyền "làm gì thì làm", nhất là có những thứ liên quan tới ý thức chung, phép lịch sự và cả sự thông minh của người tiêu dùng khi đi mua hàng trong thời buổi ai cũng bận, cũng vội như hiện nay. Và đặc biệt là làm sao để chúng ta vẫn có thể "ngẩn cao đầu" như một vị "thượng đế" thật sự khi quay trở lại cửa hàng đó, chứ không phải ngại ngùng vì bị ghi vào "sổ đen" đều hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của chính chúng ta.
Để điều đó không xảy ra, bạn có thể tham khảo vài bí kiếp khi đi thử đồ sau:
- Khi có người sau bạn chờ phòng thử thì nên cân nhắc chọn những chứ mình thật sự thích hoặc có nhu cầu cần mua để ưu tiên.
- Nếu chỉ có một mình bạn thì cũng cần chắt lọc để tiết kiệm thời gian cho bản thân. Đây là cách mua đồ thông minh cũng như là ý thức chung.
- Cần phân loại trước những món sẽ mua và trả lại khi hoàn tất việc thử đồ với nhân viên.
- Với những món đã thử nhưng không mua, bạn có 2 cách xử lý: Xếp trong giỏ trả hàng hoặc treo gọn gàng trong phòng thử, giao trực tiếp cho nhân viên cũng trong tình trạng gọn gàng.
- Giữ thái độ hòa nhã và không tiếc chi một lời "cám ơn" với các bạn nhân viên khi họ sẽ là người xử lý những món đồ còn lại của bạn.
Nữ streamer có lượt xem khủng hơn Game of Thrones, triệu phú ở tuổi 34 Mua sắm trực tuyến là kết quả của xu hướng công nghệ hiện đại và "tầng lớp" streamer - người có ảnh hưởng trên chợ thương mại điện tử - giúp các doanh nghiệp tiếp cận túi tiền người tiêu dùng dễ dàng hơn. Viya là một trong những streamer tiên phong trong và nổi tiếng nhất nhì trong lĩnh vực này. Cô...