Đến lượt Brunei bị lôi kéo vào căng thẳng Biển Đông
Căng thẳng Biển Đông đang lôi kéo các nước liên quan vào một cuộc chạy đua vũ trang hao tiền tốn của và Brunei cũng không phải là ngoại lệ.
Theo tin tức từ The Brunei Times, những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước bao gồm Philippines, Việt Nam, Đài Loan, và Mỹ ngày càng có xu hướng đối đầu. Đặc biệt là sự hiện diện về mặt quân sự lớn hơn trong thời gian gần đây.
Cả Việt Nam và Malaysia đang tiến hành phát triển quân sự, trong khi Philippines đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm 2011 sau khi cam kết tập trận chung với Mỹ.
Trước tình hình đó, Brunei cũng bắt đầu cảm thấy bất an về khả năng phòng thủ của mình.
Lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh chung tại hội nghị thưởng đỉnh diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/4 ở Brunei.
Vào cuối tháng 5, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tiến một bước gần hơn hướng tới việc thiết lập một thỏa thuận chính thức về sự hợp tác công nghiệp quốc phòng trong khu vực tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ tám (ADMM), tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar.
Bộ trưởng Quốc phòng Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã gặp nhau để thảo luận về nhu cầu phòng thủ khu vực và hợp tác phòng thủ tương lai.
Trước đó, hồi tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Brunei đã thông báo nước này đã thống nhất tăng ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2014-2015 thêm 39% nghĩa là tăng thêm 719 triệu USD. Quyết định này đã được Hội đồng Lập pháp thông qua. Trong đó, khoảng 45% của ngân sách này được dành cho biên chế cùng gần 24% là các chi phí định kỳ.
Tuy nhiên, sự gia tăng cao nhất là 32% dành cho “chi tiêu đặc biệt”. Chi tiêu đặc biệt tức là các khoản mua sắm trang thiết bị quân sự. Trong năm 2013-2014, khoản chi tiêu này chỉ chiếm 9% ngân sách quốc phòng của Brunei.
Chỉ huy Không quân Hoàng gia Brunei (RBAF) – Thiếu tướng Mohd Tawih là một trong những người đầu tiên lên tiếng về mục đích sử dụng khoản ngân sách khoảng 183 triệu USD. Ông nói hồi tháng 3 rằng: Brunei đang trong quá trình lựa chọn máy bay nhưng chưa có quyết định chính thức. Ông cũng từ chối bình luận về loại máy bay, mặc dù Không quân Brunei chủ yếu chỉ có máy bay trực thăng.
Video đang HOT
Sự gia tăng ngân sách quốc phòng sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng nhân viên được đào tạo liên quan. Thực tế, trung tâm đào tạo đa năng CAE của Brunei dự kiến sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2014 và đây sẽ là một điểm không chỉ đào tạo phi công mà còn đào tạo các chuyên gia y tế và chuyên gia điều hành khẩn cấp.
Thêm vào đó là việc phải phát triển cơ sở vật chất bao gồm những hệ thống mô phỏng máy bay trực thăng tấn công Blackhawk và PC7 dùng cho việc đào tạo phi công. Ngoài ra là hệ thống điều khiên mô phỏng trực thăng S92 để đào tạo các chuyên gia về dầu khí ngoài biển khơi.
Mặc dù còn ở quy mô nhỏ, Hải quân của Brunei hàng năm vẫn tập trận song phương với Hải quân Singapore vào đầu tháng Sáu để nâng cao năng lực chiến đấu cũng như làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hải quân hai nước.
Tàu khu trục tàng hình lớp Formidable của Hải quân Singapore.
Tàu tuần tra lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Brunei.
Tuy nhiên, điều các quốc gia nên cân nhắc là việc tăng chi phí cho các hoạt động quân sự sẽ dẫn đến một thảm họa do sức tàn phá ghê gớm của nó. Vì vậy, các nước nên hướng tới lợi ích hòa bình để tránh những xung đột quân sự xảy ra.
Theo Người đưa tin
Chạy đua vũ trang có đảm bảo an ninh
Liệu lý thuyết đó có đúng, rằng luôn tồn tại một tỷ lệ thuận giữa chi phí cho quốc phòng và sự bảo đảm an ninh?
Khoảng một thập niên lại đây, việc Trung Quốc phát triển đột phá về kinh tế và tạo dựng sức mạnh quốc phòng đáng kể, kèm theo đó là tham vọng bành trướng lãnh thổ theo nguyên tắc "các vòng tròn đồng tâm" đã khiến các quốc gia láng giềng phải bước vào một cuộc đua giành lại sự đối trọng. Từ Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đều gia tăng chi tiêu cho quốc phòng, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị quân sự mới và hiện đại hóa lực lượng hải quân.
Trong khi đó, một số quốc gia có chung lợi ích dường như xích lại gần nhau hơn về mặt quân sự nhằm tìm kiếm các "ô an ninh", hay tạo lập nên các khối để tăng cường sức mạnh. Mỗi nước đều có một lựa chọn, một cách thức phát triển khả năng phản kháng quốc phòng cho riêng mình. Nhưng liệu lý thuyết đó có đúng, rằng luôn tồn tại một tỷ lệ thuận giữa chi phí cho quốc phòng và sự bảo đảm an ninh? Xin tham khảo bài học sau đây.
Thế lưỡng nan an ninh
Cách đây hơn 2.500 năm, Hy Lạp còn tồn tại trong những cố kết độc lập dưới hình thức các thành phố cát cứ. Trong đó nổi lên hai thành phố lớn là Athens và Sparta. Sự chung sống trong một đất nước hòa bình chấm dứt sau khi Athens thành lập liên minh Delos.
Dần dà sự bành trướng quyền lực của Athens đã biến liên minh này thành Đế quốc Athens. Đế quốc này sử dụng quyền lực quân sự để ép buộc các thành bang khác gia nhập liên minh, đồng thời vươn cánh tay bạo lực đến những khu vực xa xôi như Ai Cập hay Tiền Á để tranh giành ảnh hưởng với Ba Tư trên Địa Trung Hải.
Chính do sự tăng mạnh về quy mô và tham vọng bá chủ của Đế quốc Athens, thành bang lớn thứ 2 Hy Lạp thời kỳ đó là Sparta đã phải hành động nhằm tạo sự đối kháng. Liên minh thứ 2, Peloponnessus, ra đời bao gồm các đồng minh lâu năm của Sparta cùng các đối thủ thương mại và kẻ thù của Athens.
Sự đối trọng của hai liên minh này lên tới đỉnh điểm nổ ra cuộc chiến tranh Peloponnesian kéo dài gần 30 năm sau đó. Kết quả Athens lụy bại, Sparta hao hụt nghiêm trọng về người và của. Di chứng của cuộc chiến tranh hoàn toàn không có lợi cho bên nào, người dân hai phía đều phải gánh chịu những tổn thất dai dẳng.
Nhận định nguyên nhân cuộc trường chiến này, sử gia Hy Lạp nổi tiếng Thucydides cho rằng: "Điều khiến cuộc chiến tranh đó không thể tránh được là quyền lực ngày càng mạnh của Athens và nỗi sợ hãi do nó gây ra ở Sparta".
Quả vậy, những hành động của một quốc gia nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho mình bằng cách tăng chi tiêu quân sự được xem là một mối đe dọa đối với các quốc gia khác, buộc các quốc gia đó phải tiến hành các biện pháp đối kháng. Có thể thấy, chi phí quân sự càng cao lại càng làm giảm thiểu an ninh cho cả hai bên, đây gọi là "thế lưỡng nan an ninh" (Security Dilemma).
Ảnh minh họa. Nguồn: AP
Thế lưỡng nan an ninh được chứng minh qua trường hợp của Costa Rica một quốc gia Trung Mỹ. Trải qua 50 năm, quốc gia này không có thiết chế quân đội. Mặc dù vậy, những lo ngại về mối đe dọa do thiếu khả năng phòng vệ đã không xảy ra ở Costa Rica. Đổi lại, chính phủ nước này thay vì đầu tư vào quốc phòng đã có được các nguồn vốn nhàn rỗi cần thiết cho phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội tốt hơn các quốc gia đang phải trích một khoản lớn trong GDP cho mục đích quốc phòng.
Chi phí cơ hội nổi lên như một vấn đề cần cân nhắc khi các chính phủ quyết định chi tiêu cho quốc phòng thay vì các mục đích phát triển khác. Và kết quả của các cuộc chạy đua vũ trang luôn khiến họ phải cân nhắc như vậy.
Một trường hợp khác chứng minh cho việc tận dụng tốt chi phí cơ hội của đầu tư quốc phòng là Nhật Bản. Từ đất nước nghèo nàn về tài nguyên và kiệt quệ vì theo đuổi chiến tranh lâu dài, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc cả về kinh tế lẫn văn hóa.
Người ta lý giải điều này là nhờ vào nỗ lực của người dân Nhật Bản, nhưng quên mất yêu tố "ô hạt nhân" mà Mỹ mang lại cho đất nước Đông Á này. Nhờ những ký kết bảo đảm an ninh nên chi phí của lĩnh vực quốc phòng được chính phủ Nhật san sẻ một cách có hiệu quả cho các lĩnh vực khác.
Cuốn vào vòng xoáy
Minh chứng thứ hai cho "thế lưỡng nan an ninh" là khả năng phòng vệ được cải thiện nhưng không mang đến ý nghĩa tiên quyết cho việc kết thúc các tranh chấp hay xung đột. Ngược lại, đó còn thành mồi lửa thúc đẩy xung đột và tranh chấp khi sự tự vệ được bảo đảm không mang tính răn đe lên đối phương, mà lại là động lực để họ điên cuồng vũ trang, gây nguy cơ chiến tranh.
Như đã trình bày ở trên, sự gia tăng sức mạnh của bên này là nỗi sợ hãi của bên còn lại và tất yếu xảy ra một cuộc chạy đua. Cuộc chạy đua này không bao giờ ngã ngũ vì bản thân nó chẳng có đích. Các quốc gia bị cuốn vào một vòng xoáy, nơi mà sự hăm hở, lòng quyết tâm dành cho sự phá vỡ các trạng thái hòa bình thay vì cho mục tiêu xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Và dù gì đi chăng nữa, một cuộc chiến chính nghĩa hay phi nghĩa cũng không bao giờ tránh khỏi sự mất mát, và quan trọng hơn chiến tranh không bao giờ là công lý.
Trong lịch sử thế giới, nguyên lý thế lưỡng nan an ninh từng được chú ý tới vào năm 1972, khi Mỹ và Liên-Xô ký kết Hiệp ước ABM. Hiệp ước là kết quả của việc chạy đua hạt nhân lên tới đỉnh điểm, buộc hai nước phải cắt giảm số lượng vũ khí hiện có, không nghiên cứu phát triển những kỹ thuật mới. Hiệp ước mở đầu cho một loạt hành động cắt giảm vũ khí quy mô sau này, và hành động ấy không phải để đảm bảo an ninh cho nước đối phương, mà là đảm bảo cho chính công dân của mình.
Quay trở lại cuộc chạy đua vũ trang đương đại của các nước châu Á. Việc mua sắm các thiết bị quân sự trở thành một trào lưu mà khó quốc gia nào là ngoại lệ. Bởi chính sự đe dọa lên an ninh của nhau theo hình thức song phương hay đa phương đã thúc đẩy các nước khu vực bận tâm nhiều hơn đến việc trang bị khí tài. Đặc biệt đối với Đông Nam Á - nơi mà hầu hết các thành viên còn ở tình trạng kém phát triển và sự cố kết liên minh chỉ ở dạng "talk show", cuộc chạy đua vũ trang này ngoài là gánh nặng trong chi tiêu quốc gia còn hiện hữu nguy cơ chia rẽ sâu sắc.
Dường như lý thuyết "Thế lưỡng nan an ninh" mà Thucydides đề xướng đã bị không ít quốc gia phớt lờ. Hoặc giả có được bận tâm đi chăng nữa thì có lẽ nó bị đặt dưới lòng khao khát phô trương tiềm lực quân sự, hoặc coi chiến tranh như giải pháp cuối cùng và duy nhất cho các tranh chấp, xung đột.
Phong Trần
Theo_VietNamNet
Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức 'đè' Trung Quốc Một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ đã bác bỏ lo ngại đến từ các đồng minh châu Á, và cả các nghị sĩ Mỹ, rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cộng với tình trạng bất ổn tại châu Âu và Trung Đông, sẽ khiến ảnh hưởng của Washington tại châu Á suy yếu. Đội tàu sân bay...