Đến lúc “khai tử” xe thu gom rác tự chế
Hết năm 2021, tất cả đường dây rác dân lập ở các quận nội thành TP HCM phải chuyển đổi trang thiết bị, phương tiện đúng quy chuẩn; các huyện còn lại cơ bản hoàn thành kế hoạch vào năm 2023
2 giờ, chiếc xe máy cũ kéo theo 1 thùng sắt tự chế để chứa rác của ông Ba Minh (ngụ quận 11, TP HCM) len sâu vào từng con hẻm tại phường 9, quận 11. Đường khuya, sợ người đi đường không nhìn thấy, ông mặc thêm đai phản quang, đuôi xe rác lắp chiếc đèn đỏ.
Xe thu gom rác không bảo đảm vệ sinh lẫn an toàn
5 năm trăn trở chuyện đổi xe
“Đi gom rác sớm cực nhưng đỡ gặp công an chứ xe này bị bắt, coi như mất luôn” – ông Ba Minh vừa nói vừa thoăn thoắt phân loại từng túi rác lớn nhỏ.
9 giờ, rác ngấp nghé miệng thùng, ông Ba Minh mang đôi ủng nặng trịch nhảy lên thùng xe, dốc sức dùng hai chân giẫm mạnh để nén rác, sau đó căng bạt phủ lên để ngăn bớt mùi hôi. 10 giờ, xe nổ máy bành bạch, kéo theo thùng rác trên dưới 300 kg, ì ạch chạy về bãi tập kết trên đường Tân Hóa, quận 11. Xe đi đến đâu, nước rỉ rác chảy xuống lòng đường, bốc mùi hôi thối tới đó.
Video đang HOT
Hỏi chuyện đổi phương tiện, ông Ba Minh thở dài. Gần 5 năm trước, cùng với anh em các đường dây rác dân lập khác, ông ráng “lên đời” phương tiện mưu sinh, đánh liều đem 100 triệu đồng dành dụm mua chiếc xe tải nhỏ. Để phù hợp với đặc thù công việc, ông phải đem xe đi cải tạo: đóng thùng kín để ngăn nước rỉ chảy xuống đường, cơi thùng xe lên cao hơn thiết kế để chở được nhiều hơn, hạn chế số chuyến đi thu gom. Thế nhưng ngay sau đó, nỗi lo mới ập đến, ngành giao thông quyết tâm loại bỏ phương tiện xe cơ giới tự ý cải tạo, xe của ông Ba Minh và nhiều đồng nghiệp khác trở thành phương tiện vi phạm pháp luật, nếu bị bắt sẽ phạt nặng. Chưa kể “lên đời” xe tải cũng đồng nghĩa hằng tháng phải gánh thêm các loại phí đăng kiểm định kỳ, nhiên liệu, tài xế, nhân công thu gom… Cuối cùng, ông Ba Minh cùng nhiều người khác đành bán xe tải, quay lại với xe tự chế, xe ba gác để bám trụ với nghề nhưng rồi vẫn phải trốn tránh lực lượng tuần tra kiểm soát xe tự chế, xe 3-4 bánh.
Mẫu xe do Liên hiệp HTX Môi trường Đồng Tâm đề xuất
Chưa có phương tiện phù hợp
Để thay thế các phương tiện thu gom cũ kỹ, lạc hậu hiện hữu như xe tải nhỏ, xe ba gác, xe 3-4 bánh tự chế, xe lam…, UBND TP đã có kế hoạch chuẩn hóa phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải trong đô thị. Theo đó, UBND TP yêu cầu đến hết tháng 10-2019, các quận, huyện phải hoàn thành công tác này. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP đã phối hợp với Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) giới thiệu đến các HTX vệ sinh môi trường những mẫu phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại nguồn như thiết bị hỗ trợ di chuyển thùng rác 660 lít, ôtô cơ giới chở rác…
Qua thời gian sử dụng, Liên hiệp HTX Môi trường Đồng Tâm (gồm 7 HTX thành viên) đánh giá các phương tiện này… chưa phù hợp thực tiễn. Theo Liên hiệp HTX Môi trường Đồng Tâm, về ưu điểm thiết bị hỗ trợ di chuyển thùng rác 660 lít, xe ép, xe tải chuyên dụng… được giới thiệu bảo đảm các quy chuẩn đăng kiểm, kỹ thuật, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, mỹ quan; thu gom, vận chuyển đạt kết quả tốt ở những khu dân cư có đường phố, hẻm lớn trên 2 m; tiết kiệm thời gian, công lao động; việc bảo trì, sửa chữa phương tiện tại các trạm sửa chữa của công ty được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, theo Liên hiệp HTX Môi trường Đồng Tâm, thực tế sử dụng, các phương tiện này gặp khó khăn khi hoạt động trong hẻm dưới 1,4 m. Cụ thể, xe khó quay đầu nên phải dừng, đậu lâu trong hẻm khiến giao thông ách tắc. Trong khi, loại hẻm này lại chiếm tỉ lệ 70% tại các khu dân cư nội thành. Chưa kể, việc vận hành tốn nhiều chi phí nhiên liệu. Khi xe gặp sự cố hư hỏng không thể khắc phục ngay mà phải chờ đưa về các trạm bảo trì của đơn vị cung cấp xe (giờ hành chính). Ngoài ra, khi chuyển đổi sang ôtô tải, người vận hành phương tiện phải có bằng lái xe B2, C. Đối với ôtô tải còn cần chi phí cho đăng kiểm hằng năm, bãi đỗ… Trở ngại nhất khiến người lao động khó tiếp cận là do giá thành cao (175- 385 triệu đồng/xe).
Trong khi đó, ông Huỳnh Phú Nam, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường TP, cho biết đến nay TP còn trên dưới 1.600 phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chưa được chuyển đổi (trong số 1.996 phương tiện cần chuyển đổi), với nhu cầu vay vốn là 265 tỉ đồng mà vốn điều lệ của quỹ chỉ còn 10,6 tỉ đồng.
Báo cáo về tình hình chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt với lãnh đạo UBND TP vào trung tuần tháng 3 vừa qua, ông Lê Trung Tuấn Anh, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên và Môi trường TP, thừa nhận một số mẫu xe đã giới thiệu chưa phù hợp thực tế. Đơn cử mẫu xe điện hỗ trợ di chuyển thùng rác 660 lít, khi triển khai cho một số quận thì vướng vấn đề… ngập nước, dẫn đến tắt máy, không vận hành được.
Theo ông Lê Trung Tuấn Anh, Sở Tài nguyên và Môi trường TP sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, chế tạo mẫu xe thu gom, vận chuyển rác khác. Để cơ động đối với các tuyến hẻm nhỏ, TP hướng tới phương thức thu gom rác bằng xe thô sơ nhưng vẫn bảo đảm hạn chế thấp nhất việc sử dụng sức người.
80 tấn cá trị giá hơn 4,3 tỷ đồng chết trắng xóa trên sông Sài Gòn
Nhiều hộ dân nuôi cá trong lồng bè trên sông Sài Gòn ở huyện Dầu Tiếng, Bình Dương khóc ròng khi 80 tấn cá bất ngờ chết nổi trắng xoá trên sông.
Ngày 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân cá chết bất thường tại các lồng bè của 6 hộ dân khu vực giáp ranh thị trấn Dầu Tiếng và ấp Bến Tranh, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng.
Trước đó, khoảng 2h30, ngày 3/4, các lồng bè của ông Huỳnh Long Kiểng, thuộc khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương xảy ra tình trạng cá chết đột ngột, chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.
Tiếp đó, từ 4/4 đến nay, các loại cá nuôi lồng bè và cá tự nhiên trên sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn khu phố 1, khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng và ấp Bến Tranh, xã Thanh An tiếp tục chết nổi.
80 tấn cá trị giá hơn 4,3 tỷ đồng chết nổi trắng trên sông Sài Gòn.
Qua thống kê ban đầu, 6 hộ dân nuôi cá bè có cá chết hàng loạt, tổng khối lượng lên đến khoảng 80 tấn, trị giá hơn 4,3 tỷ đồng.
Anh Lương Văn Tính (30 tuổi, ngụ khu phố 6, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), là một trong những hộ nuôi cá trên sông Sài Gòn đã 15 năm nay, cho biết, chiều tối 3/4, tại Dầu Tiếng xảy ra một trận mưa lớn, kéo theo thủy triều lên. Đến khoảng 20h cùng ngày, thấy cá có biểu hiện lạ.
"Cá lăng ngoi lên mặt nước rồi nổ bong bóng chết. Chỉ trong vòng 2h cá lăng chết nổi trắng bè. Đến những ngày gần đây thì cá chép, cá trắm cũng chết sạch. Số lượng cá chết của nhà tôi khoảng 13 tấn, thiệt hại hơn 500 triệu đồng", anh Tính nói.
Theo những hộ dân nuôi cá, tình trạng cá chết trắng như trên chưa từng xảy ra. Nguyên nhân có thể do công ty nào đó lợi dụng trời mưa xả nước thải lẫn hóa chất ra sông Sài Gòn khiến cá chết.
Hiện Công an huyện Dầu Tiếng, đơn vị quản lý môi trường tỉnh Bình Dương đã đến lập biên bản vụ việc, lấy mẫu nước xác minh làm rõ vụ việc.
Tiền Giang nâng cao kiến thức bình đẳng giới cho cán bộ, người lao động Hơn 50 cán bộ, người lao động thuộc các sở, ngành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được tập huấn nâng cao kiến thức về bình đẳng giới. Cán bộ các sở, ngành tham gia lớp tập huấn "Bình đẳng giới thích ứng Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5...