Đền Lê Lai tan hoang sau hỏa hoạn lúc nửa đêm
Khu tiền đường, hạng mục lớn nhất ở di tích Đền thờ Lê Lai (Thanh Hóa) bị thiêu rụi. Toàn bộ phần mái, cột gỗ lim, đồ thờ cúng… cháy thành than hoặc hư hỏng nặng.
Gần 2h ngày 1/12, dân làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bất ngờ nghe nhiều tiếng nổ lớn kèm theo là ngọn lửa bốc cháy dữ dội ở khu vực đền thờ Lê Lai (danh tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn). Đền nằm trong quần thể di tích lịch sử Lam Kinh, cuối tháng 9 vừa qua, đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.
Thấy lửa bao trùm ngôi đền, người dân trong vùng vội đánh kẻng hò nhau mang xô, chậu ra múc nước dập lửa. Do sử dụng phương tiện thô sơ, ngôi đền lại quá cao nên việc cứu hoả không có kết quả.
Hơn tiếng sau, ba xe cứu hỏa của Công an tỉnh Thanh Hóa và đơn vị quân sự K822 (đóng quân ở huyện Ngọc Lặc) đến hiện trường. Trong sáng cùng ngày, ngọn lửa được khống chế.
Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng toàn bộ phần mái, nhiều cột, kèo bằng gỗ lim cỡ lớn, đồ thờ cúng, các bộ sắc phong, kiệu hòm công đức… và toàn bộ vật dụng bên trong khu chính điện bị thiêu rụi.
Bên trong ngôi đền là cảnh ngổn ngang, đổ nát…
Video đang HOT
Đồ thờ cúng cháy thành than.
Sức nóng ngọn lửa cũng khiến nhiều vật dụng bằng sắt, đồng bị nung chảy, biến dạng.
Toàn bộ phần mái đền đổ sập, hệ thống cột kèo bằng gỗ lim cỡ lớn cháy tan chỉ còn trơ bộ gọng.
Ông thủ từ Bùi Quang Huy (69 tuổi) cho biết hơn 10 năm nay, hàng ngày đến dọn dẹp, săn sóc đền rất kỹ lưỡng. Ông ở trong đền cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc về nhà ăn cơm. Tuy nhiên, đêm hôm xảy ra hỏa hoạn, ông không có mặt vì nhà có người ốm đột xuất.
“Chiều trước khi xảy ra vụ cháy, có một đoàn khách 5 người đến thăm quan và thắp hương lễ viếng. Sau khi tiễn đoàn khách, tôi đóng cửa ra về, nửa đêm nghe tiếng hô hoán, tôi vội chạy ra cùng dân làng dập lửa, ông Huy tâm sự, cảm thấy buồn và day dứt vì để xảy ra sự việc đáng tiếc.
Lửa táp cháy nhiều cây quanh ngôi đền. Ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, đã đến kiểm tra và yêu cầu ngành công an khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ việc; huyện Ngọc Lặc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra vụ cháy.
Xung quanh đền, chính quyền địa phương đã cho vây kín bạt bảo vệ. Trao đổi vớiVnExpress.net, đại tá Trần Văn Thực, Chánh văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan điều tra chưa ghi nhận yếu tố phá hoại từ bên ngoài. “Có thể vụ cháy do chập điện hoặc hương nến gây ra”, ông Thực nói.
Theo VNE
Vụ xà beng đâm xuyên đầu qua lời kể nạn nhân
"Em cố hết sức bẩy tảng đá nhưng bất ngờ bị trượt chân, lao đầu về phía chiếc xà beng ở ngay trước mặt. Em chỉ nghe tiếng 'sột' một cái rồi thấy máu me chảy khắp người. Đau quá, em khóc toáng lên rồi ngất lịm".
Kể từ chiều qua (14/11), anh Phạm Văn Tú (SN 1982, Ngọc Lặc, Thanh Hóa, người bị một chiếc xà beng dài đến 1,4m, đường kính 2,5 cm đâm xuyên từ cằm hàm lên đến thái dương) đã có thể tiếp chuyện với chúng tôi. Song những câu chuyện của anh luôn bị đứt quãng bởi vết thương vẫn còn khá đau.
Giây phút kinh hoàng
Từ hôm tai nạn ập đến, cả Tú và anh trai vẫn chưa dám báo tin về quê nhà. Bởi ở quê, nhà Tú quá nghèo nên nếu bố mẹ và vợ biết được thì sẽ rất sốc.
"Ở quê, nếu gia đình biết thì lại chạy vạy khắp nơi để vay tiền vô đây nên em không cho họ biết", Tú nghẹn ngào nói.
Sau hơn một ngày điều trị, hiện sức khỏe anh Tú đang dần hồi phục
Trở lại với giây phút xảy ra vụ tai nạn, Tú kể: "Hôm đó, em định không đi làm vì bỗng nhiên cảm thấy bồn chồn lo lắng, nhưng lại nghĩ nếu mình không đi làm thì lấy tiền đâu để gửi về quê cho hai con ăn học. Thế là em vác xà beng đi làm cùng nhiều anh em khác.
Khi đến nơi làm việc, em được phân công bẩy đá để thông mương cho các anh em khác lắp đặt đường ray. Em đứng lên một tảng đá cũng khá vững chắc và bẩy được khá nhiều đất, đá để thông mương. Sau đó, em bước sang chỗ khác để bẩy một tảng đá rất lớn. Em cố hết sức để bẩy nó lên nhưng bất ngờ bị trượt chân, lao đầu về phía chiếc xà beng đang ở ngay trước mặt. Em chỉ nghe tiếng 'sột' một cái rồi thấy máu me chảy khắp người. Đau quá, em khóc toáng lên rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong bệnh viện rồi".
Anh Phạm Minh Tuấn (anh trai của Tú) cho biết: Từ qua đến nay, Tú chỉ húp được một ít cháo loãng. Về khuya, Tú thường xuyên lên cơn sốt và công việc vệ sinh cá nhân cho Tú đều do anh làm. "Tội nghiệp nó. Biết thế này để cho nó ở nhà rồi", anh Tuấn tỏ ra ân hận khi đưa em đi theo mình vào Đà Nẵng làm công nhân.
Thương vợ con ở quê xa
Anh Tú nói rằng, điều lo lắng lớn nhất lúc này là không biết đến bao giờ lành vết thương để đi làm lại. Bởi theo Tú, nếu cứ nằm viện thế này thì hoàn cảnh nghèo khó của gia đình lại càng thêm khó khăn.
"Em là lao động chính trong gia đình. Đi làm công nhân dù rất vất vả nhưng ít ra cũng kiếm được đồng vô, đồng ra để lo cho hai con ở nhà ăn học. Hai hôm nay nằm ở đây, em lo cho vợ và hai con ở nhà quá. Em sợ, nếu mình có làm sao thì hai cháu lại phải bỏ học, khổ tụi nó lắm", Tú vừa khóc vừa nói.
Anh Tuấn tâm sự: "Cả đêm qua, nó (Tú - PV) không chợp mắt. Phần vì đau, phần vì nó nghĩ về gia đình. Giá như tôi có thể chịu thay nỗi đau cho nó phần nào".
Các bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng cho biết, diễn biến bệnh tình của Tú đang theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên việc điều trị cho Tú vẫn còn khá dài. Ngoài việc tận tình cứu chữa thì các bác sĩ cũng luôn động viên để Tú không suy nghĩ nhiều, ảnh hưởng đến não bộ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bá (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng) nói: "Phải công nhận, bệnh nhân Tú có một thể trạng khá tốt nên việc hồi phục mới nhanh như thế. Nếu gặp phải một người có thể trạng kém thì với vết thương như thế này sẽ rất lâu mới có thể nói chuyện được". Cũng theo bác sĩ Bá, từ qua đến nay, bệnh viện luôn cử những bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, thường xuyên túc trực để theo dõi sát sao bệnh tình của Tú.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty CP Xây dựng thương mại và Dịch vụ Tân Trường Thịnh cũng đã đến thăm hỏi, động viên anh Tú, đồng thời chu cấp tiền để anh Tú điều trị. Theo lãnh đạo đơn vị này, mọi chi phí về công tác điều trị sẽ do Công ty chịu. Đối với những khó khăn đối với gia đình anh Tú, Công ty cũng hứa sẽ xem xét hỗ trợ.
Theo Khampha
Vụ xà beng đâm xuyên đầu: Phút sinh tử Đang thi công hệ thống đường ray tại Bà Nà (Đà Nẵng), anh Phạm Văn Tú (SN 1982, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) không may bị trượt chân, và bị một chiếc xà beng dài 1,4m, đường kính 2,5 cm đâm xuyên từ cằm hàm lên đến thái dương. Rất may, anh Tú được đưa đi cấp cứu kịp thời và sau hơn 1...