Đến lễ hội chỉ vì hiếu kỳ
Thời gian qua, trên nhiều diễn đàn xôn xao về lễ chém lợn với những hành động bị coi là “rùng rợn”, “đẫm máu” ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Cũng từ đây, một làn sóng tranh luận về những nghi lễ chém, giết gia súc, hay cả những lễ hội cho phép thực hành những hình thức bạo lực, liệu có nên tiếp diễn?
Nghi lễ chém lợn bị cho là “rùng rợn”,”đẫm máu”
Rùng mình nghi lễ tế lợn
Xem một đoạn video clip về lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh, không ít người khỏi giật mình. Một “ông Ỉ” béo tốt được chọn lựa từ một gia đình được rước đi quanh làng. Trước khi bị “hành quyết”, “ông Ỉ” được cho ăn rồi một thủ đao khỏe mạnh trong làng dùng đao chém đứt đôi thân con vật. Sau khi chém xong, một đám đông lao vào dùng tiền lẻ quẹt máu “ông Ỉ” để… lấy may.
Được biết, năm nay, lễ hội này không chém đứt đôi con vật tế lễ mà chỉ bị chém ngang cổ, nhưng những vũng máu lênh láng để lại tại nơi hành lễ cũng khiến không ít người sợ hãi. Ngay lập tức, lễ hội này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng mạng: “Bản thân tôi không xem trực tiếp cũng thấy rùng mình, không hiểu sao một hành động tàn ác như vậy mà rất nhiều người tham dự chứng kiến, đồng tình và cổ vũ”, “Đi hội ngày xuân mà lại toàn cảnh máu me ghê rợn, không hiểu rằng lớp trẻ nhìn thấy những cảnh này sẽ nghĩ gì?”… Khi những hình ảnh, video về lễ chém lợn được truyền đi qua mạng xã hội, qua các trang web quốc tế, thì nhiều người nước ngoài cũng bày tỏ sự sửng sốt, phẫn nộ khi chứng kiến một cảnh giết gia súc theo hình thức có phần “kinh dị” này. Một bộ phận người Việt còn cho rằng, không chỉ chém lợn ở Ném Thượng, mà những hình thức “sát sinh” trong các lễ hội, như đâm trâu ở Tây Nguyên, chọi trâu ở Đồ Sơn… đã bộc lộ sự kém văn minh, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, cần được loại bỏ.
Video đang HOT
Bôi máu lấy may có thể xem như hành động mê tín dị đoan, “vụ lợi thánh thần”
“Vụ lợi” với thánh thần?
Lý giải về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước lễ hội chém lợn ở Ném Thượng (Bắc Ninh), nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (ĐH Quốc gia Hà Nội) giải thích, lễ hội chém lợn ở Ném Thượng là văn hóa phong kiến, với mục đích tế thần và cầu tài. Ý nghĩa săn bắt chỉ còn là lưu dấu xa vời. Lễ hội này nằm trong lễ nghi cầu cúng mùa màng của nông dân. Trong khi không gian và thời gian văn hóa đã ít nhiều mất đi nhiều dấu ấn cổ xưa thì trung tâm lễ hội lại là hành vi chém lợn, gây ra phản ứng tâm lý cộng đồng là sự hiếu kỳ, cảm giác mạnh của sự ghê rợn và tâm lí ganh đua thụ lộc. Bởi vậy nên khi người khác nhìn vào sẽ thấy sự phản cảm. Tuy nhiên, cũng theo ông, cũng có yếu tố “sát sinh” như lễ hội đâm trâu (Tây Nguyên), chọi trâu (Đồ Sơn), nhưng không thể đánh đồng đơn giản các lễ hội với nhau được. Ngay hành động “sát sinh” ấy phải được xét trong các không gian, thời gian, điều kiện văn hóa xã hội, mục đích, ý nghĩa… cũng như phản ứng tâm lý cộng đồng trước hành động ấy.
Đồng tình với ý kiến này, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam cho rằng, thực tế, từ nửa cuối thế kỷ trước, lễ hội này đã biến mất khỏi đời sống người dân và chỉ mới bắt đầu được xuất hiện trở lại gần đây. Chưa kể đến tính đúng sai, thì việc đem con vật ra phanh thây, chen lấn xô đẩy bôi máu vào tiền mang về cầu may… thi rõ ràng đã gây nên những cảm xúc không phù hợp với tâm thức thời đại. Việc giết thịt một con vật ở một nơi kín đáo khác với phanh thây nó giữa thanh thiên bạch nhật. Khó có thể nói rằng, những nghi lễ như thế này không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào đối với lớp trẻ, khi họ nhìn thấy một sự chém giết cổ xưa được tôn vinh. Xét về hiện tượng, nghi lễ như thế này sẽ khiến nảy sinh mâu thuẫn rất lớn trong việc quảng bá phát triển du lịch lễ hội, bởi với số đông, hành vi đó được coi là phản cảm, man rợ. Và không biết có bao nhiêu người biết được nguồn gốc, khởi thủy của lễ hội, hay chỉ đến lễ hội để thỏa mãn tính tò mò, cầu xin tài lộc. Hình ảnh bôi máu vào đồng tiền để lấy may, có thể coi như hành vi mê tín dị đoan, “vụ lợi với thánh thần”.
(Còn tiếp)
Theo ANTD
Đồ Sơn: Chưa chọi trâu đã rao bán thịt
Mặc dù vòng chung kết chọi trâu Đồ Sơn chưa diễn ra, nhưng những khu bày bán thịt trâu chọi đã được ban tổ chức dựng sẵn. Những chú trâu dù thắng hay thua cũng bị xẻ thịt đem bán cho khách thập phương.
Cổng vào khu chọi trâu được lực lượng chức năng giữ trật tự trước đó 1 ngày.
Ngay cổng ra vào, đập vào mắt khách tham quan là tấm biển mời mua thịt lớn: Nơi bán thịt trâu vòng đấu loại.
Tiếp đến là khu vực mời bán thịt trâu chọi vòng chung kết.
Tất cả các khâu đã sẵn sàng cho một ngày hội lớn.
Trong sân, vòng quây sắt đã sẵn sàng khép để các cặp trâu vào cuộc.
Sân khấu đã sẵn sàng chờ lời tuyên bố quyết đấu của 16 cặp trâu.
Khán đài đã mở rộng chờ đón khách thập phương đến đón lễ hội và chiêm ngưỡng cuộc thư hùng sống còn của các đôi trâu tuyển.
Theo Người đưa tin
32 "ông trâu" tranh tài trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 8h sáng 15/7, tại sân vận động quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đã chính thức diễn ra buổi khai mạc vòng loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2013 với không khí vô cùng náo nhiệt. Trân đâu mở màn đây gay cân của 2 "ông trâu" sô 20 và 27. Nằm trong khuôn khổ năm du lịch quốc gia đồng...