Đến Lào Cai nhất định phải thưởng thức xôi 7 màu rực rỡ, tạo màu hoàn toàn tự nhiên
Xôi bảy màu là món ăn truyền thống trong những ngày lễ, tết của dân tộc Nùng Dín ở Lào Cai.
Xôi bảy màu của người Nùng Dín thường được làm trong những dịp lễ tết, thờ cúng tổ tiên không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Xôi bảy màu gồm các màu cơ bản như: đỏ tươi, đỏ thẫm, xanh lá cây, xanh nước biển, nâu, tím và vàng. Màu sắc của xôi được tạo ra bởi một số loại thực vật và hoa trong tự nhiên mà bà con gọi là “Pác chẳm” và “đoọk Phẳn”. Trước đây, xôi bảy màu chỉ được làm vào dịp tết tháng 7 (âm lịch) của người Nùng Dín để gợi nhớ về hành trình 7 tháng gian truân, vất vả trong cuộc di cư xuống phía Nam của người Nùng. Xôi bảy màu dẻo, thơm và bổ dưỡng thường được ăn cùng với muối vừng đen và thịt gà nướng.
Người Nùng Dín dùng một số lá cây rừng như “lá xôi đỏ”, “lá xôi hoa”, “cây hoa rừng”… đem giã tất cả những thứ nguyên liệu đó rồi lọc kỹ; qua nghệ thuật pha chế cho ra bảy sắc màu khác nhau, trộn với gạo nếp đem đồ lên thành xôi bảy màu, mỗi màu là một biểu tượng cho một tháng trong năm. Xôi bảy màu ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn còn là món ngon để cúng tạ tổ tiên.
Video đang HOT
Họ quan niệm màu xanh tượng trưng cho tháng giêng (màu cây cối đâm chồi nảy lộc), màu nâu là tháng 2 (màu đất gieo trồng), màu tím là tháng 3 (tết thanh minh), màu xanh nước biển là tháng tư (vào hè thời tiết trong lành), màu đỏ là tháng năm (màu máu của đồng bào đổ xuống để giữ gìn mảnh đất quê hương), màu vàng là tháng sáu (quê hương trong cảnh giặc giã), màu đỏ cờ của tháng bảy (màu đỏ chiến thắng), đồng bào đã đánh đuổi giặc hán ra khỏi bờ cõi, nhân dân được tự do ăn mừng chiến thắng.
Sự kết hợp của các hương vị thiên nhiên đã giúp món ăn mang hương thơm nhẹ nhẹ, múi lá thơm dịu vô cùng quyến rũ, mang hương vị riêng của rừng núi Tây Bắc. Ngày nay món ăn đã trở thành một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai, nếu có dịp đi du lịch tại đây du khách nên thưởng thức món ăn truyền thống này.
Món đặc sản "đậm mùi" dễ gây thương nhớ của người H'Mông ở Bắc Hà
Thắng cố là món ăn rất nổi tiếng của miền núi phía Bắc Việt Nam. Bất cứ ai đã đến với Sapa - Lào Cai đều không thể không nếm thử món ăn này.
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H'Mông, xuất hiện cách đây 200 năm khi người H'Mông về Bắc Hà - Lào Cai cư trú, sau được các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Thái,...học tập, trở thành món ăn phổ biến không thể thiếu của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong các phiên chợ của đồng bào dân tộc vùng cao.
Thắng cố truyền thống của người H'Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai, quê hương của món ăn độc đáo này.
Cách nấu thắng cố rất đơn giản, gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là gia vị thứ 12. Thịt và "lục phủ ngũ tạng" được rửa sạch, luộc chín, đôi khi còn được ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.
Để thưởng thức thắng cố với hương vị nguyên bản, du khách nên đến với những phiên chợ của người H'Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, những nơi mà cách nấu và nguyên liệu nấu thắng cố vẫn chưa bị cải biến đi nhiều. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa bùi bùi, ngòn ngọt, ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,... chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, giúp thực khách xua tan đi cảm giác rét mướt của núi rừng vùng cao.
Nhiều thực khách không quen với cách chế biến cũng như cách ăn thắng cố của đồng bào dân tộc tại các phiên chợ vẫn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này tại các nhà hàng, nơi thắng cố được chế biến như những nồi lẩu, thịt và nội tạng ngựa cũng được chế biến "vệ sinh hơn", hợp với khẩu vị và cách thưởng thức của người Kinh.
Với những người sành ăn, ăn thắng cố chắc chắn phải nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng - thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Bằng cách ấy, thực khách sẽ không chỉ được "no cái bụng", mà còn "say cái tình" của đồng bào các dân tộc vùng cao, những con người chất phác, thật thà, mến khách.
Xôi bảy màu Xôi màu là món ăn truyền thống trong những ngày lễ, tết của đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Khương - Lào Cai. Theo kinh nghiệm của cha ông để lại các dân tộc thiểu số tại Mường Khương ít nhiều đều biết sử dụng cây cỏ để nhuộm màu cho vật dụng và thực phẩm phục vụ nhu cầu cuộc...