Đến làng cổ Đường Lâm ngày chớm đông, du khách thấy mình trở về tuổi thơ
Làng cổ Đường Lâm ( Hà Nội) những ngày chớm đông đẹp như tranh vẽ. Trong không gian ngập tràn nắng nhẹ và gió se se lạnh, du khách như được trở về tuổi thơ khi gặp lại những hình ảnh quen thuộc: cổng làng rêu phong, những ngôi nhà cổ kính và cả những con ngõ đậm đặc màu đá ong, gạch đỏ…
Sau khi đi săn mây và ngắm hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì, chị Nguyễn Thị Dung Hà (Nam Từ Liêm, Hà Nội) và nhóm bạn quyết định ghé thăm Đường Lâm, ngôi làng nổi tiếng với kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ.
Làng cổ Đường Lâm bình yên, cổ kính trong một ngày chớm đông, khi trời mới se se lạnh và nắng hanh như rót mật trong không gian.
Chị Dung Hà cho biết, thời điểm chị đến Đường Lâm là 2h chiều, lúc này nắng hanh như rát vàng cả ngôi làng. Làng Cổ Đường Lâm thuộc địa phận Sơn Tây (Hà Nội). Làng gồm 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Từ lâu làng đã nổi tiếng bởi còn lưu giữ được những yếu tố văn hóa cấu thành làng như cổng làng rêu phong, những ngôi nhà cổ kính và cả những con ngõ đậm đặc màu đá ong, gạch đỏ.
Làng cổ rêu phong, cổ kính.
Chị Dung Hà kể, thông thường du khách khi đến Đường Lâm sẽ bắt đầu từ cổng làng Mông Phụ. Cổng làng Mông Phụ ẩn mình dưới cây cổ thụ xòe tán rộng. Cổng làng giống như một ngôi nhà, phía trên lợp ngói ta, nhưng chỉ có tường hai bên cùng hệ thống cột trụ phía trước, phía sau tạo nên sự vững chãi. Cổng không lớn, nhưng mang vẻ đẹp mộc mạc, cổ kính của làng quê Bắc Bộ.
Cây cổ thụ sum suê ngay trước cổng làng.
Sau cổng làng là những con ngõ với tường hai bên bằng gạch đá ong vốn là đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. Các ngõ khá rộng, chạy ngoằn nghèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong hay gạch mộc.
Video đang HOT
Cổng làng nổi bật với gạch đỏ.
Trên những con đường quanh co, cổ kính ấy, chị Dung Hà ghé thăm các ngôi nhà cổ. Ở Đường Lâm, ở bất cứ ngõ ngách nào, du khách cũng bắt gặp những nếp nhà cổ phủ đầy dấu vết thời gian.
Nhà cổ ở Đường Lâm mang dấu ấn của làng quê Bắc Bộ.
Phần lớn những ngôi nhà cổ được xây cất bằng các loại vật liệu truyền thống của Đường Lâm là đá ong. Hệ thống cột, kèo thường làm bằng gỗ mít, gỗ xoan. Mái nhà thường lợp ngói ta (ngói ri). Kiến trúc phổ biến nhất là năm gian. Ba gian chính là nơi thờ cúng, tiếp khách. Hai gian hai bên là nơi sinh hoạt cá nhân.
Từ cột, kèo, mái nhà, tường nhà và trang trí, nội thất đều toát lên nét xưa thân thuộc.
Những ngôi nhà cổ nổi tiếng thu hút khách du lịch là nhà nhà ông Thể, nhà ông Hùng… Mỗi ngôi nhà cổ đều mang một câu chuyện riêng, về những gia đình đã sống ở đây qua nhiều thế hệ, về những thăng trầm của lịch sử.
Sau khi mỏi gối ngắm nhìn nhà cổ, chị Dung Hà và nhóm bạn ghé thăm giếng cổ Đường Lâm. Hiếm có ngôi làng nào ở miền Bắc còn nhiều giếng cổ như Đường Lâm. Những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá. Đặc biệt, ở Đường Lâm còn có một chiếc “giếng thiêng”, được truyền tai nhau có thể giúp được những phụ nữ đang nuôi con mà bị mất sữa hay không có sữa, đó là giếng Chuông Sa, có tên dân gian là “giếng sữa”.
Chị Dung Hà kể, điều chị ấn tượng không chỉ là những ngôi nhà cổ kính, giếng cổ rêu phong hay những con ngõ quanh co, mà còn là nếp sống xưa ở Đường Lâm vẫn thấp thoáng trong cuộc sống hiện đại. Đấy là hình ảnh đàn bò lững thững đi qua cổng làng, những cụ già bên quán nước đầu làng, những ông lão chống gậy đi trên con đường lát gạch đỏ. Đó còn là hình ảnh người dân ngồi phơi nông sản, làm tương bần hay chè lam, kẹo lạc.
Hình ảnh thân thuộc của làng quê trong nếp sống hiện đại ở Đường Lâm.
Những chum tương được bày ngoài sân. Tương Đường Lâm có hương vị rất riêng, ngọt, thơm, bùi, đậm đà khó quên. Tới các gia đình làm tương, du khách có thể lắng nghe lịch sử món tương truyền thống, xem một số công đoạn thực hiện và mua tương làm quà.
Hay những sạp bán kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam, những thức quà nổi tiếng của làng quê Bắc Bộ.
Tẽ ngô, một hình ảnh vô cùng quen thuộc ở làng quê Bắc Bộ.
“Đến đây, chúng tôi không được chỉ lạc vào không gian bình yên cổ kính của làng quê Bắc Bộ, mà còn được trở về tuổi thơ khi bắt gặp những hình ảnh thân thuộc như nhà 5 năm gian, giếng nước cổ, hình ảnh người dân tất bật việc đồng áng hay có cơ hội thưởng thức những món đặc sản của làng quê như chè lam, kẹo lạc, kẹo dồi. Vừa nhấm nháp chút trà, thưởng thức miếng chè lam thơm nồng trong tiết trời se se lạnh là cảm giác thật sự được “chữa lành” sau những ngày bận rộn.”, Dung Hà tâm sự và bật mí thêm, ngoài được trở về tuổi thơ, được chữa lành, cả nhóm còn chụp được rất nhiều ảnh đẹp, mua được nhiều đặc sản có một buổi chiều thật sự ý nghĩa.
Thảnh thơi trong không gian rất chill
Hay check in ở những góc sống ảo cực chất.
Khám phá làng cổ nghìn năm tuổi ở Nam Định
Sở hữu không gian yên bình với cây cầu đá bắc qua dòng sông thơ mộng, những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, ao làng, giếng nước..., làng cổ Dịch Diệp (Nam Định) mang vẻ đẹp cổ kính của một làng quê Bắc Bộ.
Khung cảnh bình yên ở làng cổ Dịch Diệp
Cách Hà Nội khoảng 110 km và cách trung tâm TP Nam Định hơn 20 km, làng Dịch Diệp (thuộc địa phận xã Trực Chính, huyện Trực Ninh) là một trong những ngôi làng cổ ở miền Bắc.
Theo người dân địa phương, làng Dịch Diệp được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XI, với tên gọi ban đầu là Dịch Diệp Trang.
Nơi đây hiện vẫn còn giữ được những nét đẹp cổ kính của một ngôi làng Việt truyền thống với cây đa, đền, chùa, giếng nước..., trở thành điểm đến "chữa lành" cho những du khách muốn tìm chốn bình yên.
Làng hiện còn lưu giữ được 6 cổng nhà cổ, 1 cổng làng cổ, 2 nhà gỗ (1 nhà hơn 100 năm tuổi và 1 nhà hơn 200 năm lợp ngói mũi nam), 1 cây cầu cuốn bắc qua sông và 3 giếng nước ở cuối làng.
Cây cầu cuốn bắc qua sông, cạnh cổng làng phía Nam
Trong đó, nơi dễ nhận thấy nhất ở làng Dịch Diệp, thu hút sự chú ý của du khách khi tới đây chính là chiếc cổng phía Nam, nối liền với cây cầu cuốn bằng đá được xây dựng từ năm 1864.
Khi dạo bộ trong làng, du khách còn bắt gặp những chiếc cổng cổ chủ yếu được xây theo kiểu cuốn mái vòm parabol, thiết kế uốn lượn, mềm mại.
Mái cổng lợp ngói, liên kết với vòm cổng là hai trụ thẳng đứng, được đắp vẽ kỳ công. Mặt cổng cũng được trang trí cầu kỳ, đắp nổi đại tự thể hiện phương châm xử thế hay cốt cách của chủ nhà.
Cổng nhà (phải) ở làng Dịch Diệp
Tùy vị trí, địa thế, điều kiện của mỗi nhà mà vòm cổng có quy mô, bề thế khác nhau.
Điều thú vị khác là ở làng Dịch Diệp còn có một "báu vật xanh" hơn 900 năm tuổi. Đó là cây bồ đề cổ thụ cao hơn 20m, phần thân có kích thước "khủng", khoảng 5 người lớn ôm mới xuể.
Xung quanh thân cây có những chiếc rễ to khoảng 40cm, mọc dài và bám chặt xuống đất.
Cây bồ đề hơn 900 năm tuổi ở làng Dịch Diệp
Với những giá trị gắn liền với lịch sử, tháng 4/2021, cây bồ đề cổ thụ ở làng Dịch Diệp đã chính thức được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao quyết định công nhận là cây di sản Việt Nam.
Đến Sa Pa thử cảm giác mạnh cùng thảm trượt cầu Vồng Mùa đông này đến Sa Pa không chỉ săn mây, chinh phục đỉnh Fansipan, du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác mạo hiểm đầy phấn khích với thảm trượt cầu vồng lần đầu tiên xuất hiện tại thị trấn sương mù. Du khách hào hứng trải nghiệm thảm trượt cầu Vồng Du khách hào hứng trải nghiệm thảm trượt cầu...