Đến Lâm Đồng ghé thăm nhà thờ Ka Đơn – linh hồn Churu giữa núi rừng Đơn Dương
Nằm ẩn mình giữa rừng thông nhỏ của một thôn dân tộc thuộc huyện miền núi Đơn Dương, nhà thờ Ka Đơn như một ngôi nhà rông dành cho tất cả mọi người với không gian kết nối cùng thiên nhiên không kiến trúc Gothic, không mái vòm hay tháp chuông nhọn cao vút.
Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa qua bao đời của đồng bào Churu.
Nhà thờ Ka Đơn Lâm Đồng không phải là một cái tên quen thuộc trên bản đồ xê dịch của nhiều người nhưng lại là một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất ở xứ cao nguyên này. Không sở hữu vẻ ngoài hoành tráng với những đường nét thiết kế cổ điển đậm chất Âu Châu thường thấy của các nhà thờ ở những nơi khác, nhà thờ Ka Đơn mang dáng vẻ đơn sơ, đậm nét văn hóa churu và hòa mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng rừng núi Đơn Dương.
Nhà thờ Ka Đơn là công trình kiến trúc độc đáo ở huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.
Khám phá nhà thờ Ka Đơn “mái nhà bình yên” của những người con Churu
Nhà thờ Ka Đơn tọa lạc ở thôn Krăng Go 2, xã Kơ Đơn huyện Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng cách trung tâm của thành phố Đà Lạt 40km. Mặc dù không nằm trên tuyến đường du lịch phổ biến nhưng công trình kiến trúc này vẫn thu hút những du khách thích khám phá những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo lặn lội tìm về chiêm ngưỡng.
Nhà thờ nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 40km.
Nhà thờ được xây dựng từ ý tưởng của Quản xứ giáo xứ Ka Đơn là Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc, và do vợ chồng kiến trúc sư nổi tiếng Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế theo tính tinh thần đơn sơ, không nhiều màu sắc, ít trang trí, mang đậm vẻ đẹp tự nhiên, khiêm tốn, hòa mình vào thiên nhiên và đậm nét văn hóa Churu riêng có của vùng đất này. Sau hơn 4 năm thi công, nhà thờ Ka Đơn chính thức hoàn thành vào tháng 7/2014 và đã từng giành nhiều giải thưởng về Kiến trúc như giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu vào năm 201, giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế năm 2016 công bố ở Pavia, Italy.
Công trình đang trở thành điểm đến thu hút du khách.
Nét kiến trúc giản đơn và đậm màu sắc bản địa
Cảm giác đầu tiên khi ghé thăm nhà thờ Ka Đơn của hầu hết du khách đó chính là sự bình yên, từ bên ngoài bạn sẽ đi tới một lối nhỏ đầy cây xanh dẫn vào nhà thờ. Nhà thờ nằm thấp thoáng ẩn hiện sau khu rừng thông xanh mướt, không gian xung quanh hoàn toàn mở, không bị tường rào hay những cánh cổng sắt kiên cố gò bó để bất cứ ai khi muốn đều có thể ghé lại thăm quan. Đặc biệt, không sở hữu diện mạo hoành tráng, lộng lẫy như hầu hết những nhà thờ thông thường, nhà thờ Ka Đơn là một công trình thấp với những đường nét rất đơn sơ, giản dị.
Video đang HOT
Nhà thờ có không gian mở hoàn toàn không bị gò bó bởi bê tông cốt thép.
Phần mái của nhà thờ lấy cảm hứng từ mái nhà rông Tây Nguyên cách điệu với thiết kế đơn giản nhưng vẫn rất ấn tượng. Vật liệu để xây dựng chính của nhà thờ là gỗ thông có sẵn tại địa phương và mái ngói màu đỏ, gỗ thông được sử dụng ở mọi kết cấu bên trong của nhà thờ, từ tường, trần, vách ngăn cho đến bàn ghế.
Phần mái lợp ngói đỏ được lấy cảm hứng từ mái nhà rông.
Mái hiên rộng với những cánh cửa luôn rộng mở.
Kiểu xây dựng độc đáo với những thanh gỗ thông nhỏ xếp song song tạo nên những mảng không gian gần gũi, thoáng rộng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Cũng chính bởi vậy mà ở khu vực chánh điện của nhà thờ Ka Đơn bạn sẽ không thấy sự u tối nào mà thay vào đó là bầu không gian như bừng sáng. Không gian chính điện được trang trí rất đơn giản, các cảnh cửa luôn luôn rộng mở mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái hòa mình với thiên nhiên khác biệt hoàn toàn với kiểu không gian kín của Tây Phương.
Không gian phía bên trong của nhà thờ.
Thiết kế giản đơn vừa tinh tế lại vừa gần gũi.
Bài trí bên trong cũng không cầu kỳ mà tối giản hết mức.
Một góc bình yên đến tận cùng ở nhà thờ Ka Đơn.
Bảo tàng Churu với những nét văn hóa độc đáo
Ghé thăm nhà thờ Ka Đơn ngoài ngắm nhìn kiến trúc độc đáo, tận hưởng không gian yên bình giữa vùng rừng núi Đơn Dương, bạn còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa bản địa độc đáo tại bảo tàng Churu, nơi trưng bày bộ sưu tập vật phẩm về văn hóa, con người Churu của linh Mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc trong thời gian ông cai quản giáo xứ.
Khu trưng bày như một bảo tàng thu nhỏ các hiện vật đặc trưng của văn hóa Churu.
Không gian bảo tàng thu nhỏ này có nhiều bộ hiện vật biểu trưng của đời sống, văn hóa hoang dã và hoang sơ một thời của người Churu như bộ đàn đá, chum, cồng chiêng, đàn t’rưng, bình rượu, chén, bộ vũ khí phòng thân và săn bắn… Các vật dụng này chính là di tích của một thời quá váng, là biểu trưng của lịch sử, văn hóa mặc dù hiện tại có thể không tồn tại trong đời sống nữa nhưng vẫn là những biểu tượng sinh động mang đậm chất núi rừng và linh hồn của con người Tây Nguyên.
Những chiếc đàn đá cổ xưa của người Churu.
Góc trưng bày cồng chiêng độc đáo.
Du lịch Lâm Đồng, nếu có cơ hội bạn hãy ghé thăm nhà thờ Ka Đơn để ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của công trình kiến trúc này. Sự giản đơn, dung dị và một không gian tâm linh hòa quyện với vẻ yên bình, toinhx lẵng của vùng rừng núi Đơn Dương chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những phút giây thật nhẹ nhàng, thư thái.
Chợ đêm Đà Lạt chật kín người ngày đầu năm mới
Tối 1/1, du khách từ khắp nơi đổ về tham quan, mua sắm và ăn uống tại khu chợ trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Thời tiết thuận lợi cho hoạt động vui chơi đêm đầu năm mới.
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Dương lịch, nhiều người chọn Đà Lạt làm điểm vui chơi. Dòng người bắt đầu đổ về trung tâm thành phố từ 18h và đông nghịt từ khoảng 19h. Cổng chợ đêm, các con đường xung quanh đông nghịt, du khách di chuyển khó khăn.
Tối ngày 1/1, nhiệt độ Đà Lạt ở mức 14 độ C, trời không mưa, thuận lợi cho chuyến đi chơi đầu năm mới của du khách.
Đa số người dân và du khách có ý thức đeo khẩu trang để phòng tránh dịch.
Gian hàng bánh tráng nướng, sữa đậu nành, xiên que nướng thu hút khách xếp hàng chờ mua, khu vực ngồi không còn chỗ trống.
Khu ăn uống dọc lối lên xuống chợ cũng đông đúc không kém. Chia sẻ với Zing , Thanh Định (TP.HCM) cho biết khá bất ngờ vì lượng người đổ về chợ đêm mỗi lúc một đông: "Sáng nay mình lên thấy đường đi không quá ùn tắc, cứ nghĩ năm nay không phải chen lấn. Có thể do thời tiết thuận lợi nên mọi người ra đường nhiều hơn".
Gian hàng bánh mứt, trái cây sấy bên trong chợ có nhiều người đến tham quan, lựa chọn đặc sản.
Dịch vụ check-in cùng 2 chú chó ở khu vực đài phun nước trung tâm, phía trước chợ Đà Lạt, khiến nhiều người hiếu kỳ nán lại. Du khách đánh giá các con vật thân thiện, ngoan ngoãn và chịu hợp tác chụp ảnh với người lạ.
Chị Loan, chủ 2 chú chó, cho biết: "Khách du lịch sẽ chi 20.000 đồng cho một lượt chụp ảnh cùng chó cưng. Bình thường, một đêm tôi kiếm được 20-30 lượt, lúc đắt khách thì 50 lượt. Chi phí nuôi chó khoảng hơn 10 triệu đồng".
Các dịp lễ, Tết, thành phố sương mù đón lượng lớn từ TP.HCM và các tỉnh thành khác, nhiều người di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Theo ghi nhận của phóng viên, bãi giữ xe khu vực Hòa Bình đã hết chỗ từ 19h, du khách muốn vào chợ phải gửi ở vị trí khác và đi bộ một quãng đường dài.
Khoảng 21h, chợ đêm Đà Lạt và các con đường xung quanh nhộn nhịp và tấp nập hơn. Tình trạng ùn ứ có xảy ra nhưng không quá nghiêm trọng.
Hội quán ghiền Đà Lạt địa điểm sống ảo 'xịn sò' độc đáo được giới trẻ thích mê Bạn lại đang lo lắng vì không có quán cà phê nào mở xuyên đêm. Vậy hãy đến ngay với Hội quán Ghiền Đà Lạt - nơi mà bạn có thể vui chơi thâu đêm suốt sáng. Địa chỉ của Hội quán Ghiền Đà Lạt Địa chỉ: 65 Nguyễn Trãi, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Hội quán Ghiền Đà...