Đến Kon Tum thăm ‘linh hồn’ làng bản
Nhà rông là không gian thiêng liêng và sức mạnh cộng đồng của các dân tộc tỉnh Kon Tum.
Kon Tum là vùng đất có nhiều dân tộc bản địa nhất Tây Nguyên, mang đậm nét truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà rông truyền thống. Nhà rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng, là linh hồn của làng bản. Đây là nơi chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng và trang trí. Vật liệu xây dựng nhà rông được làm chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng (cỏ tranh, tre, gỗ, mây, lồ ô), với phương pháp thủ công, các hộ gia đình trong làng cùng tham gia. Không chỉ có kiến trúc đa dạng, kiểu dáng độc đáo, nhà rông còn thu hút bởi hình thức trang trí đặc sắc mà và tập quán sử dụng. Có nhà rông là như được tiếp thêm sức sống nên nhà rông thường được bố trí nằm ở vị trí trung tâm của buôn làng.
Trải qua quá trình phát triển của xã hội, nhà rông luôn vững trãi, trường tồn với thời gian. Ngoài yếu tố xã hội, nhà rông đã trở thành biểu trưng không chỉ của tỉnh Kon Tum mà của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, là sản phẩm du lịch đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.
Nhà rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí.
Vòng xoang ngày hội.
Video đang HOT
Nhà rông đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.
Vật liệu chủ yếu là các vật liệu của chính núi rừng.
Là nơi tổ chức nhiều hoạt động xã hội của cộng đồng.
Cờ Tổ quốc được treo trang trọng phía trước nhà rông.
Gắn kết và hòa quyện với thiên nhiên.
Phần mái của nhà rông rất cao, thường từ 14-20m.
Nhà rông đã trở thành biểu trưng không chỉ của tỉnh Kon Tum mà của các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Mô hình nhà rông trong phòng trưng bày của Tòa giám mục.
Bài trí bên trong của một nhà rông truyền thống.
Theo 24h
Bí quyết du lịch mùa mưa bão
Đừng để những cơn mưa làm hỏng kế hoạch du lịch khám phá những vùng đất mới của bạn nhé!
Bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch nhưng gặp phải trời mưa và áp thấp nhiệt đới? Hãy yên tâm vì đã có mẹo vặt khắc phục tình trạng này rồi nhé!
1. Đừng bao giờ quên đem theo bên người hai vật quan trọng là chiếc ô và khăn choàng nhé. Chúng sẽ giúp bạn giữ ấm, đồng thời tránh bị cảm sốt do thời tiết thay đổi.
2. Nên cho quần áo, đồ dùng vào túi nilon hoặc túi chống thấm rồi mới để trong vali, ba lô. Riêng với ba lô và túi hành lý bằng vải, bạn phải luôn chuẩn bị một chiếc bao nilon to để bọc hành lý khi mưa. Bạn phải sẵn sàng bao nilon cho các thiết bị hitech như: máy ảnh, điện thoại, máy nghe nhạc, usb...
3. Giày, dép sandal nhựa rất tiện khi đi du lịch bằng xe máy hoặc đi bộ nhiều giờ ở vùng đất lầy lội.
4. Luôn mang theo một phích nhỏ bằng inox. Nó sẽ giữ thức uống của bạn luôn nóng ấm.
5. Không được sấy đồ dùng bị ướt bên cạnh bếp lửa, dưới bóng đèn điện, bếp ga vì như thế đồ đạc của bạn sẽ bị biến dạng. Hãy sử dụng máy sấy tóc vì nó sẽ thổi khí nóng làm cho đồ dùng của bạn nhanh khô mà lại an toàn.
Theo 24h
Thành phố cổ kiến trúc nhọn hoắt ở Nepal Thành phố cổ với những chùa chiền, đền đài mái nhọn, tinh xảo là một 'viên ngọc quý' của Nepal. Patan (hay Lalitpur) hiện là một trong những thành phố lớn nhất của vương quốc Nepal, nằm cách thủ đô Kathmandu khoảng 5 km về phía Đông Nam. Với lịch sử kéo dài 2.300 năm, Patan là một trong ba thành phố lớn...