Đến khổ, trồng thứ cây nhổ lên toàn củ là củ, nông dân Kiên Giang không bán được vì đường sang Trung Quốc khó khăn
Hàng trăm hộ nông dân trồng gừng trên địa bàn huyện U Minh Thượng ( tỉnh Kiên Giang) đang rơi vào cảnh khó khăn khi giá gừng giảm mạnh, nhiều hộ thua lỗ nặng nề.
Trồng gừng kiểu 5 ăn 5 thua
Gừng là một trong những cây trồng có diện tích lớn trên địa bàn huyện U Minh Thượng. Năm 2021, toàn huyện trồng gần 2.000ha, bà con thu hoạch từ tháng 12.2021 cho đến nay.
Từ trước Tết Nguyên đán, giá gừng khoảng 5.000 đồng/kg. Thời điểm tết, gừng được sử dụng khá nhiều phục vụ cho các món ăn ngày tết nên giá có tăng hơn đôi chút, có thời điểm dao động từ 7.000 – 10.000 đồng/kg.
Giá gừng giảm mạnh khiến nhiều hộ dân trồng gừng ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang lỗ nặng. Ảnh: PV
Thế nhưng hiện nay, bà con trồng gừng đang đối mặt với việc giá gừng giảm chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Trong khi đó, toàn huyện U Minh Thượng còn khoảng 300ha gừng vào vụ thu hoạch. Mỗi hộ trồng gừng chịu cùng cảnh thua lỗ khoảng 20 triệu đồng/công.
Theo Hội Nông dân xã An Minh Bắc, gừng là cây trồng phổ biến của người dân An Minh Bắc từ lâu, thông thường gừng sẽ trồng xen thêm với chuối xiêm. Vào năm trước, cùng thời điểm này giá gừng ở mức 28.000 – 30.000 đồng/kg bà con rất vui mừng vì vừa trúng mùa lại được giá.
Video đang HOT
Bình quân 1ha có thể lợi nhuận 700 – 800 triệu đồng. Thế nhưng, giá gừng đang rớt thê thảm, những hộ trồng trên đất nhà thì lỗ nặng còn những hộ phải thuê đất trồng càng lâm vào cảnh khổ hơn vì đã lỗ lại còn thâm hụt vốn và tiền thuê đất.
Nhiều nông dân cho hay, gừng là loại cây giá cả thay đổi chóng mặt, khi lên khi xuống không biết chừng nhưng họ vẫn “neo” theo cây trồng này vì có những thời điểm gừng có giá cao thì thu nhập mang lại cũng rất cao. Anh Nguyễn Văn Chơn (ngụ xã An Minh Bắc) cho biết, trồng hoa màu thu nhập cao hơn nhưng giá bấp bênh khó lường, nông dân vẫn trong tình thế cá cược 5 ăn 5 thua.
Thương lái không mua, mua rẻ cũng không muốn bán
Theo các thương lái thu mua cho biết, gừng thường được thu mua xuất sang Trung Quốc nhưng do dịch bệnh COVID-19 tình hình xuất nhập khẩu gặp khó khăn làm cho gừng rớt giá mạnh.
Hiện tại, nhiều nơi thương lái không thu mua khiến bà con càng gặp khó, nhiều người mong bán để lấy lại được chút vốn nhưng cũng không ít người buông xuôi không thu hoạch.
Ông Võ Trường Hận – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Minh Bắc – cho biết, toàn xã trồng hơn 1.000ha gừng, giá thì quá thấp, thương lái cũng không muốn mua, chưa kể chi phí thuê nhân công thu hoạch đến 2.000 đồng/kg nên nhiều hộ đành bỏ liều.
Ông Hận cho hay: “Thời gian qua, địa phương đã cố gắng tìm các công ty, doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho gừng nhưng vẫn chưa được. Do bán ra quá lỗ nên nhiều hộ đã giữ lại để làm giống cho vụ sau”.
Anh Nguyễn Văn Chơn người đã gắn bó với việc trồng hoa màu lâu năm chia sẻ, trước kia anh trồng lúa bị phèn nên anh lên liếp trồng mía, hoa màu. 2 loại anh đang trồng là khoai mỡ và gừng cũng cho thu nhập cao nhưng tốn nhiều vốn, công chăm sóc. Hiện giá gừng giảm mạnh khiến cho anh và nhiều hộ khác đều chung tình cảnh bán hay giữ đều lỗ.
Anh Chơn bộc bạch: “Trồng lúa mà gặp phèn cũng chết, trồng chuối được mấy năm kha khá thì lại rớt giá hoặc mưa bão gãy hết, phải trồng lại từ đầu. Tôi chuyển sang hoa màu cũng đầu tư vốn liếng nhiều nhưng gặp ngay năm được giá thì lãi cao, còn rớt giá như hiện tại thì thua”.
Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp địa phương cũng khuyến cáo nông dân trồng chuối xiêm xen canh với cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản… nhằm tăng thêm nguồn thu, giảm rủi ro. Thế nhưng bài toán rớt giá, nông dân trông chờ tìm đầu ra vẫn còn là một trăn trở với cả chính quyền địa phương và những người nông dân.
Đắk Lắk: Nông dân cay đắng nhìn đống gừng sắp thối, hỏng mà chẳng có người mua
Trái với năm trước, nông dân trồng gừng ở Đắk Lắk phấn khởi vì được giá, năm nay, nhiều người "khóc" vì không tìm ra người mua.
Trên khoảng vườn rộng hơn 3 ha, anh Phạm Xuân Bình (xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) đang trồng các loại cây ăn trái khác nhau.
Để tận dụng hết khoảng đất trống, anh Bình quyết định đầu tư hơn 12 tấn gừng giống để trồng. Tuy nhiên đến nay, gừng của nhà anh vẫn nằm trơ trọi dưới nắng, chỉ mong có thương lái tới mua.
Nông dân Tây Nguyên thu hoạch gừng để kịp bán trước Tết. Ảnh: NDCC
"Năm trước giá gừng cao, tôi thấy ai trồng gừng cũng phấn khởi nên đầu tư trồng, lúc đó tôi mua gừng giống với giá 30.000 đồng, nay giá bán chỉ 7.000 - 8.000 đồng/kg nhưng tìm không ra người mua", anh Bình chia sẻ.
Hiện nay, với 12 tấn gừng giống, anh Bình ước tính thu hoạch được 100 tấn gừng, tuy nhiên với giá bán hiện nay sau khi trừ hết chi phí thuê công làm, bón phân, tưới nước,... thì chẳng còn lời.
Anh Bình ngậm ngùi: "Biết bán là không có lời nhưng cũng chỉ mong có người mua để lấy lại được một phần nào vốn thôi".
Trong khi đó, anh Bình thấp thỏm vì không có thương lái đến mua gừng. Ảnh: P.H
Cũng tương tự như anh Bình, bà Nguyễn Thị Lương (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đầu tư trồng gừng vì năm trước giá gừng cao.
Tuy nhiên đến nay, sau khi thu hoạch và bán gừng với giá 7.000 đồng/kg, bà lỗ gần 10 triệu đồng. "Khi mới trồng, thấy xanh rờn, lớn dần là tôi vui lắm cứ nghĩ sẽ bán được giá, không cao hơn năm trước thì cũng phải bằng chứ, ai ngờ giá gừng năm nay thấp thế này", bà Lương nói.
Cũng theo bà Lương, tuy giá gừng thấp nhưng vì để có tiền chi tiêu Tết nên gia đình bà phải bán, hơn nữa gừng đã mọc ra khỏi mặt đất thì không thể để dành sang năm được mà bắt buộc phải đào lên, cất trong kho hoặc bán.
Bà Lương chia sẻ: "Cất kho thì không có chỗ để cất, mà để dưới đất thì củ cũng thối dần nên thôi bán giá rẻ được đồng nào hay đồng đó".
Theo bà Nguyễn Thị Mến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Tar, năm nay người dân địa phương rút kinh nghiệm vì giá gừng bấp bênh nên chủ yếu chỉ trồng để ăn. Có 2-3 gia đình đầu tư trồng đang phải lao đao tìm đầu ra.
Tuy đa số nông dân đều trồng gừng xen canh, thế nhưng, việc cây trồng lâm vào cảnh "được mùa mất giá, được giá mất mùa" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của bất kỳ người nông dân nào khi đến mùa thu hoạch.
Đồng Nai đã mắc những sai phạm nào trong sử dụng đất, đầu tư xây dựng? Thanh tra Chính phủ vừa công khai hàng loạt sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số tiền sai phạm được xác định là hơn 335 tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra công tác phòng chống tham nhũng, quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng...