Đèn hoa xinh xắn bằng bẹ ngô của cô gái Việt tại Nhật
Những bẹ ngô khô héo tưởng như chỉ là phế liệu nhưng lại được chị Trúc biến thành những đồ vật trang trí xinh xắn.
Định cư ở Nhật Bản gần 4 năm nay, chị Hứa Đặng Thanh Trúc (SN 1988, quê ở TP.HCM) cho biết mình đã dần thích nghi với cuộc sống nơi đây. Cuộc sống hôn nhân của chị và anh chồng người Nhật cũng rất hòa thuận, hạnh phúc.
Chị Trúc có niềm yêu thích đặc biệt với các món đồ thủ công. Chị tự tay may vá, khoan đục hay cưa kéo để tạo ra những món đồ trang trí xinh xắn trong nhà.
Chị Trúc bên những món đồ thủ công của mình.
Những bẹ ngô được chị Trúc phơi khô trước khi sử dụng vào làm các món đồ thủ công.
“Mình cũng không nhớ rõ từ đâu hay từ khi nào mình lại có niềm yêu thích tự làm mọi thứ như vậy. Nhưng có lẽ thói quen này xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Ngay từ khi còn bé, mình đã luôn phải tự học lấy mọi thứ để tiết kiệm chi phí tối đa”, chị Trúc nói.
Đặc biệt, chị Trúc rất thích tận dụng những thứ phế liệu để tái chế thành những món đồ hữu ích. Ngay cả với những bẹ ngô bỏ đi, chị Trúc cũng có thể làm ra những chiếc đèn lồng, những bông hoa trang trí độc đáo.
Chị Trúc xịt một ít nước vào cho bẹ ngô mềm.
Khi bẹ ngô mềm rồi thì dùng bàn ủi hoặc máy kẹp tóc để duỗi thẳng.
Để làm nên những sản phẩm “handmade” này, chị Trúc cho biết việc đầu tiên là phơi khô bẹ ngô để tránh mốc.
“Vỏ bắp khi khô cong sẽ rất là cứng, dễ rách và khó tạo hình nên trước khi sử dụng mình xịt một ít nước vào cho mềm. Khi vỏ mềm rồi thì dùng bàn ủi hoặc máy kẹp tóc để duỗi thẳng vỏ bắp.
Quét một lớp keo sữa lên vỏ bắp, đặt dây kẽm vào giữa rồi dán khăn giấy mỏng lên trên. Cuối cùng, dùng kéo cắt thành hình chiếc lá hoặc cánh hoa.
Sau khi cắt phần dây kẽm dư, dán cánh hoa vào đế bằng súng bắn keo. Đế này dùng để làm đế nến, mình mua nó ở cửa hàng bán đồ nội thất gần nhà.
Mình đặt đèn led vào giữa hoa, đèn có remote điều chỉnh từ xa nên không phải thò tay vào bật”, chị Trúc nói về các công đoạn làm ra chiếc đèn lồng bẹ ngô xinh xắn.
Dán cánh hoa vào đế bằng súng bắn keo.
Đèn hoa từ bẹ ngô
Ngoài tái sử dụng đồ cũ và trồng cây, chị Trúc cũng hay làm mộc để phục vụ nhu cầu gia đình hoặc thỏa mãn sở thích cá nhân. Chỉ với những dụng cụ cơ bản như bút, thước, ốc, vít, thêm máy cưa và máy khoan, chị Trúc có thể tự tay đóng được kệ gỗ hoặc bàn, ghế đơn giản.
Video đang HOT
Chị Trúc khẳng định mình yêu mọi ngóc ngách trong căn nhà nhỏ và sẽ chăm chút thật kỹ để không gian gia đình luôn ấm cúng, đủ đầy.
Đối với chị Trúc, món đồ dễ tái chế nhất là quần áo cũ vì chị có thể “hô biến” thành nhiều thứ khác như túi xách, tấm lót ly, đồ cột tóc…
Món dễ tái chế thứ nhì là giấy, bao gồm giấy báo, giấy gói hàng và giấy thùng. Chị thường dùng chúng cho việc gấp túi, che chắn bếp khi chiên xào để tránh bắn dầu mỡ hoặc dựng mô hình trang trí trong các dịp lễ tết.
Ngoài ra, chị Trúc cũng nhiều lần tái sử dụng giấy kraft vì đặc tính đàn hồi, độ bền cao và khả năng chống rách tốt của loại giấy này.
Cùng xem thêm những sản phẩm “handmade” của chị Trúc nhé!
Một góc trong căn nhà của chị Thanh Trúc
Chiếc gương xinh xắn có khung bằng bẹ ngô.
Các vật dụng trang trí
Chiếc đèn bẹ ngô lung linh trong phòng
Chiếc đèn bẹ ngô treo ngoài vườn.
Cách làm đèn lồng bằng giấy cho bé vui trung thu
Cách làm đèn lồng trung thu sẽ thu hút rất nhiều bố mẹ trong điều kiện dịch bệnh bây giờ. Một món quà Trung thu tự mình làm ra tặng cho con sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
Ý nghĩa của tục lệ chơi đèn lồng Trung thu truyền thống tại Việt Nam
Cách làm đèn lồng bằng giấy cho bé vui trung thu
Là người Việt thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được cái không khí vui nhộn mỗi khi đến dịp Tết Trung thu. Và cũng trong dịp này thì hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng là không thể thiếu. Vậy ý nghĩa của tục lệ chơi đèn Trung thu truyền thống tại Việt Nam là gì?
Vâng, Trung thu mang rất nhiều ý nghĩa bởi đây được xem là Tết đoàn viên, là ngày hội của trẻ với đèn lồng đẹp mắt làm nên tục lệ. Đối với người dân Trung Hoa thì đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an. Và một số người thì làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện thì thả trôi bờ sông để mang lời cầu nguyện đi xa.
Riêng đối với người Việt ta thì đèn lồng Trung thu được làm cho trẻ em vui chơi vào đêm Trung thu là chính. Với hình dáng đa dạng, màu sắc rực rỡ và được làm chủ yếu bằng hình thức thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn những nét vẽ đường thuê vô cùng tinh tế. Đèn lồng Trung thu truyền thống Việt mang ý nghĩa đó là biểu hiện của sự ấm no và gia đình hạnh phúc.
3 cách làm đèn lồng bằng giấy cho bé
Cách làm đèn lồng bằng giấy nhún lò xo
Trung thu đến thì cũng là lúc mọi người nô nức làm đèn để chơi. Với nhiều cách làm khác nhau, ý tưởng vô cùng sáng tạo nhưng được xem là đơn giản và dễ làm nhất vẫn là đèn lồng bằng giấy nhún lo xo. Nếu bạn muốn thử với chiếc đèn này thì có thể xem hướng dẫn dưới.
Đầu tiên cần chuẩn bị kéo, dao rọc giấy, giấy gói quà có hoa văn đẹp, giấy carton, thanh tre, kẽm, thước đo và bút chì, kéo, dây nhỏ để treo lồng đèn. Tiếp đến cần thực hiện các bước:
Bước 1: Cắt giấy theo khổ 40 x 50cm hoặc 38 x 48cm tuỳ vào sở thích của bạn.
Bước 2: Xếp chồng lên nhau như gấp quạt giấy theo chiều dài của tờ giấy.
Bước 3: Xếp nhúng tờ giấy để tạo hình dáng cho chiếc đèn lồng. Sau đó quấn thành hình vòng tròn.
Bước 4: Lấy 1 tấm bìa cứng, cắt thành hình tròn để làm phần đế cho chiếc đèn. Lúc này bạn cần dùng băng dính để cố định thân cho chiếc đèn.
Bước 5: Quấn đoạn dây kẽm vào đũa tre để làm lõi cắm nến.
Bước 6: Cắm cố định đoạn kẽm làm đế cắm nến vào phần đế carton và dán vào đèn là bạn đã có được chiếc đèn hoàn chỉnh.
Cách làm đèn lồng 7 sắc cầu vồng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
4 - 5 tờ bìa giấy màu (màu sắc tùy thích )
Compa
Keo dán
Kéo
Thước kẻ
Cách làm lồng đèn
Bước 1: Dùng compa vẽ 16 hình tròn có đường kính khoảng 8cm trên các tờ giấy màu.
Dùng kéo cắt các hình tròn này và gấp đôi chúng lại.
Bước 2: Cắt tiếp một hình chữ nhật có chiều dài 17.5 x 10cm. Sau đó, dùng thước kẻ để kẻ những vạch nhỏ cách đều nhau 1cm.
Dùng keo dán những cạnh của hình tròn nhỏ đã gấp vào những chỗ mà bạn đã vạch. Lưu ý, chỉ dán ở giữa, còn hai đầu trên và dưới vẫn còn chỗ trống để làm đầu và đáy. Sau đó dán hai cạnh chiều rộng hình chữ nhật đã dán những hình tròn lại để tạo thành đèn lồng.
Bước 3: Dùng một tờ giấy màu khác, và cắt 1 hình chữ nhật có kích thước 16x8cm. Sau đó cắt thành những sợi tua rua và bạn nhớ chừa trên đầu không cắt khoảng 1cm.
Dán hình chữ nhật vừa cắt tua rua vào đáy của lồng đèn.
Bước 4: Cắt 2 sợi dây có kích thước 16x1cm. Sau đó dán chúng vào đầu, đáy của lồng đèn.
Bước 5: Cắt tiếp một sợi dây dài 12x1cm dán vào phần miệng làm quai xách cho lồng đèn là xong.
Cách làm đèn lồng giấy
Dụng cụ cần có
Giấy bìa cứng nhiều màu
1 chiếc bút
1 thước kẻ
1 hộp hồ dán
1 cuộn băng dính trong
1 đoạn dây len
Cách thực hiện
Bước 1:
Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
Bước 2:
Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
Bước 3:
Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
Bước 4:
Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
Bước 5:
Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. Như vậy bạn đã hoàn thành xong chiếc đèn lồng giấy vô cùng đơn giản rồi.
Căn hộ 79m2 cực "art" của anh chàng độc thân, vào phòng khách là choáng ngợp với bể cá siêu to khổng lồ Tâm điểm của phòng khách chính là bể cá thuỷ sinh có kích thước "khủng". Anh Sơn Tùng (biệt danh Tùng Cá) hiện đang là một kiến trúc sư nội thất, đồng thời đang kinh doanh về sản phẩm Home Decor. Căn hộ đầu tiên của anh tại khu đô thị Park Hill - Times City - Hà Nội được mua vào năm...