Đền Hai Bà Trưng – điểm đến du lịch văn hoá tâm linh tại Mê Linh
Trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng, Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi, Mê Linh) có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là nơi Hai Bà Trưng sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa và giành thắng lợi.
Đây còn là địa điểm tham quan du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách trên mọi miền đất nước.
Đền Hai Bà Trưng nằm tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nơi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa cách mạng lâu đời; chính là quê hương của Hai Bà Trưng – hai vị nữ Vương ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc với cuộc khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 (sau Công nguyên).
Đền thờ Hai Bà Trưng tọa trên khu đất cao thoáng đãng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824 m2. Theo thuyết phong thuỷ, đền tọa lạc trên thế đất “Trán con voi trắng” trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến nay vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; chạy vòng phía trước đền là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: Trong là thành, ngoài là quách, người dân gọi là Thành Ống.
Đền Hai Bà Trưng còn có tên gọi là đền Hạ Lôi. Ngôi đền linh thiêng thờ Hai Bà Trưng, liệt nữ anh hùng của dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị nhà Đông Hán vào những năm 40-43 sau công nguyên, giành lại nền độc lập tự chủ của đất nước.
Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện).
Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Từ nhỏ, Hai Bà Trưng được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy bảo nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí tự lập. Năm 19 tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ.
Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả – hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu hai bà và Sư phụ, Sư mẫu của hai bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách và ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… Nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh và du khách thập phương.
Nghi môn nội gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng, phần khúc nguỷnh đắp hai con nghê gắn sứ trong tư thế chầu vào nhau, bốn góc đao uốn cong, bộ vì đỡ mái làm kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”.
Video đang HOT
Hòn đá thề lưu giữ lời thề của Hai vị Vua Bà được đặt trang trọng ngay sau cổng tam quan.
Đền thờ Hai Bà Trưng: Tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đắp hình con đấu, đầu hai bờ dải đắp hình phượng vũ.
Phía trước tiền tế có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau.
Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu “chồng diêm”, mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức “cánh phong”, phía trước có cột trụ biểu, đỉnh trụ hình trái giành, các ô lồng đèn đắp nổi tứ linh.
Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp hình hoa chanh, chính giữa đắp hổ phù, hai mái kiểu chồng diêm… phía trước trung tế có lư hương đá.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách du lịch, tham quan yêu thích khám phá du xuân chiêm bái cầu phúc, cầu tài; dã ngoại những ngày cuối tuần, tìm về chốn an tĩnh để hòa cùng thiên nhiên; đặc biệt là điểm đến văn hóa tâm linh đền Hai Hà Trưng với truyền thống và lịch sử hào hùng của dân tộc là lựa chọn số một khi du khách đến với Mê Linh.
Di tích đền thờ Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43.
Đây còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về chủng loại và chất liệu như: Gỗ, đá, đồng, sứ, giấy… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại từ triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ… được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: Rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh biểu thị lòng tôn kính của quê hương đối với Hai Bà. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.
Nhân dịp này, huyện Mê Linh vinh dự đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đón nhận Huân chương Lao động hạng 3, lễ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng là điểm đến du lịch.
Nhằm quảng bá thương hiệu hoa của thủ đô tới các địa phương, nhân sự kiện lễ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng là điểm đến du lịch, huyện Mê Linh dự kiến tổ chức Festival hoa trong 3 ngày từ 9-11/12 tại dọc tuyến đường dẫn vào đền thờ.
Ai cũng có thể khám phá Côn Đảo
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là điểm đến đặc biệt ở khu vực phía nam. Nơi đây hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn du khách như thiên nhiên xanh, du lịch tâm linh hay nghỉ dưỡng cao cấp.
Với nhiều người, Côn Đảo vẫn bị gán mác "đắt đỏ". Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc du lịch Côn Đảo đã dễ dàng với chi phí "mềm" hơn.
Từng là điểm đến đắt đỏ
Trước kia, Côn Đảo vốn không phải một điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng. Lý do là kết nối giao thông không thuận tiện, tần suất chuyến bay ít. Điều này đẩy giá vé máy bay đi Côn Đảo lên mức cao, không phù hợp với đa số du khách.
Ngoài ra, Côn Đảo trước kia cũng chưa được chú ý nhiều do xu hướng du lịch của đa số khách Việt là tắm biển, nghỉ dưỡng. Trong khi đó, Côn Đảo lại khá hoang sơ và chưa phát triển về dịch vụ lưu trú, ăn uống. Các điểm vui chơi hầu như không nhiều.
Côn Đảo nổi tiếng với bãi biển ngắm máy bay hạ cánh. Ảnh: Sangwon.1610.
Tuy nhiên, từ năm 2020, việc di chuyển giữa một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Vinh cũng như TP.HCM đều đã thuận tiện hơn rất nhiều. Từ đó, chi phí vé máy bay giảm đi đáng kể, giúp nhiều du khách tiếp cận được điểm đến này.
Theo ghi nhận của Zing, hiện tại, một tour từ Hà Nội/TP.HCM tới Côn Đảo có giá dao động 5,6-7,8 triệu đồng/người (tùy thời điểm). Giá này rẻ hơn khoảng 2 triệu đồng so với trước kia.
Với du khách ở quanh khu vực TP.HCM, họ có thể đến Côn Đảo theo đường thủy để tiết kiệm chi phí. Dù vậy, thời gian lâu hơn và nhiều du khách cũng dễ bị say sóng.
Thực tế, dù đường bay thuận lợi, sân bay Côn Đảo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Do đường băng nhỏ nên chưa có khả năng khai thác các máy bay lớn như Airbus A320/321. Các doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng sau khi sân bay Côn Đảo được nâng cấp trong thời gian tới, số lượng du khách đến đây sẽ tăng thêm.
Điểm đến đặc biệt
Bỏ qua câu chuyện nâng cấp sân bay Côn Đảo, hiện nay, lượng du khách đến với Côn Đảo vẫn khá khả quan. Chỉ trong 9 tháng của năm 2022, lượng khách tới Côn Đảo đã đạt 448.215 lượt, đạt 116,57% kế hoạch năm.
Với giá vé máy bay "mềm" hơn và có đa dạng lựa chọn di chuyển, ngày càng có nhiều du khách chọn Côn Đảo làm điểm dừng chân. Ngoài ra, lựa chọn lưu trú tại Côn Đảo cũng đáp ứng đủ từ nhu cầu bình dân tới cao cấp.
Một resort ở Côn Đảo nổi tiếng với mức giá mỗi đêm lên tới hàng chục triệu đồng. Ảnh: Wow Weekend.
Côn Đảo có một số khu resort đẳng cấp quốc tế, đem lại trải nghiệm nghỉ dưỡng khép kín khó tìm lời chê. Do đó, đối tượng khách chính của các resort này là giới nổi tiếng, thượng lưu và trước kia là du khách nước ngoài.
Các khu resort này có điểm cộng lớn là thiết kế hòa hợp với thiên nhiên. Họ cũng thường xuyên có những chương trình bảo tồn hệ sinh thái trên đảo. Để có thể lưu trú tại các resort này, số tiền du khách phải trả mỗi đêm là rất cao - có thể lên tới khoảng 30 triệu đồng/đêm.
Côn Đảo cũng có những lựa chọn khác cho du khách du lịch tắm biển, khám phá thông thường. Chỉ với giá khoảng hơn 500.000 đồng/đêm, bạn đã có khá nhiều lựa chọn chỗ ở với vị trí đẹp. Dù vậy, đa số cơ sở lưu trú ở Côn Đảo có phân khúc không quá cao, thường là khách sạn 2-3 sao hoặc homestay nhà dân.
So với một số điểm đến biển nổi tiếng về nghỉ dưỡng khác như Phú Quốc (Kiên Giang), khó có thể đòi hỏi nhiều hơn ở Côn Đảo. Lý do là diện tích huyện đảo này khá nhỏ, chỉ 76 km2, tương đương 1/7 Phú Quốc. Vì thế, kể cả trong tương lai, lượng khách sạn, resort có thể tăng nhưng cũng không quá nhiều.
Điều này có thể khiến du khách không có nhiều lựa chọn lưu trú. Tuy nhiên, trên khía cạnh tích cực, điều này giúp Côn Đảo bảo tồn được sự hoang sơ vốn có - điều không nhiều điểm du lịch có thể làm được với tốc độ "du lịch hóa" như ngày nay.
Sự hoang sơ và yên bình là nét đặc trưng của Côn Đảo. Ảnh: Vinh Gấu.
Mặt khác, sự bí ẩn lại là yếu giúp Côn Đảo trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trao đổi với Zing, nhiều công ty lữ hành xác nhận lượng lớn khách của họ đến Côn Đảo để du lịch tâm linh. Tiếp theo đó là nhóm khách nghỉ dưỡng vì không khí trong lành, yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên. Vì thế, họ đều tự xác định đây không phải nơi để ăn, chơi với đầy đủ tiện nghi như Phú Quốc hay Đà Nẵng.
"80% khách trong nhóm du lịch tâm linh là người kinh doanh hoặc hoạt động nghệ thuật. 20% còn lại là khách gia đình đi nghỉ dưỡng, tham quan. Họ không đến đây để giải trí hay tìm các khu nghỉ dưỡng hạng sang. Nếu muốn, họ đã đi Phú Quốc, Đà Nẵng. Côn Đảo là một điểm đến đặc biệt", đại diện một đơn vị lữ hành ở Hà Nội chia sẻ.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, điểm đến tâm linh trứ danh Nam Bộ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc là một điểm đến tâm linh được cộng đồng đam mê du lịch chú ý nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Đây là một điểm đến làm nên sự nổi tiếng của thành phố Châu Đốc trong bản đồ du lịch An Giang nhiều màu sắc. Du lịch An Giang là một bức tranh...