Đến Hà Tiên (Kiên Giang) ngắm ngôi chùa 300 năm tuổi
Là ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh duy nhất của tỉnh, chùa Thiên Trúc, TP. Hà Tiên (Kiên Giang) là nơi tu học của nhiều tăng ni, phật tử và là điểm tham quan của nhiều du khách.
Những ngày qua, lượng du khách đến chùa nhiều hơn để dự khánh thành ngôi chánh điện.
Chùa Thiên Trúc vừa mang vẻ đẹp của kiến trúc Nam tông Khmer vừa có kiến trúc giống các thiền viên phương Tây. Chùa Thiên Trúc được xây dựng năm 1962. Trải qua 4 đời trụ trì, chùa Thiên Trúc là nơi tu học của nhiều tăng, ni và là điểm du lịch tâm linh của nhiều du khách.
Cổng chùa được lấy ý tưởng từ sư tử 4 đầu, kiến trúc đặc trưng của các chùa tại Ấn Độ, đặc biệt là ngôi chánh điện được xây dựng theo kiến trúc của Phật giáo Nam tông gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu.
Mái chánh điện được xây dựng theo hình dáng của lá bồ đề tạo nên sự mềm mại với ý nghĩa là sự che chắn cho chư tăng ni và phật tử gần xa. Theo Đại đức Pháp Hảo – trụ trì chùa Thiên Trúc, tầng trệt của ngôi chánh điện là nhà thờ tổ và tiếp khách; tầng 2 được xây dựng nhằm để phật tử và khách du lịch có nhu cầu ngồi thiền hoặc nghe thuyết pháp; tầng 3 được xây dựng để thực hiện các nghi thức tăng sự.
“Tại chánh điện có tượng Phật được xây dựng cách nay trên 300 năm. Đây là điểm nổi bật thu hút phật tử và khách du lịch đến chùa. Cũng giống như chánh điện của các chùa nam tông Khmer, chánh điện chùa Nam tông Kinh là nơi diễn ra các nghi thức, các lễ hội lớn”, Đại đức Pháp Hảo cho biết.
Chánh điện chùa Thiên Trúc vừa mang nét đẹp của kiến trúc Nam tông Khmer vừa có kiến trúc giống các thiền viên phương Tây
Những ngày qua, không khí tại chùa Thiên Trúc rộn ràng với lễ kiết giới, khánh thành chánh điện mới. Hàng ngàn phật tử cùng tề tựu chung vui với chùa, nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức góp phần tạo nên mùa lễ hội ngập tràn sắc màu văn hóa dân tộc.
Chánh điện chùa Thiên Trúc được khởi công xây dựng năm 2020 bằng tâm huyết của chư tăng ni và sự đóng góp của phật tử. Chùa tổ chức lễ khánh thành chánh điện sau gần 2 năm xây dựng với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng.
Video đang HOT
Từ ngày 22 đến 25/12, đồng bào phật tử và du khách gần xa được hòa mình vào các nghi thức đặc sắc như định vị trụ đá sima, an vị Phật, cầu kinh quốc thái dân an… Có mặt tại đây, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của hàng ngàn phật tử đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Anh Ngô Vũ Văn Hoài Thương, ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cùng gia đình đến viếng chùa Thiên Trúc cho biết: “Khi thấy thông báo khánh thành chánh điện, gia đình tôi sắp xếp thời gian đến chùa Thiên Trúc. Tôi ấn tượng với kiến trúc chánh điện và tượng Phật của chùa. Chùa là điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều khách du lịch khi đến TP. Hà Tiên”.
Cận cảnh ngôi chùa xây bằng gỗ lớn nhất miền Tây
Chùa Thiên Trúc Thị (tọa lạc tại xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) được xây dựng từ hơn 4.000 m3 gỗ nguyên liệu.
Công trình du lịch tâm linh này đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Ngôi chùa gỗ này nằm trong khu đất hơn 66.000 m2, thuộc Khu khu Văn hóa đa năng ngoài công lập Thiên Phước, ấp Khúc Tréo B (xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Công trình được UBND tỉnh Bạc Liêu cấp phép xây dựng năm 2017. Đến nay, nhiều hạng mục chính của chùa Thiên Trúc đã hoàn thành.
Chánh điện chùa Thiên Trúc rộng 1.200 m2. Giữa chánh điện có tượng Phật Bổn Sư Thích Ca được chế tác từ cây dâu tằm ăn. Theo Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Giá Rai, cây dâu tằm ăn dùng để chế tác tượng Bổn Sư Thích Ca có trên 1.000 năm tuổi, được cho là rất quý hiếm.
Gỗ dùng để xây chùa là loại gỗ lim và căm xe, được sưu tầm từ nhiều vùng miền trong nước. Phần nền chùa được lát gạch tàu. Đây hiện là ngôi chùa gỗ lớn nhất khu vực ĐBSCL.
Tượng Phật Bồ Tát bằng gỗ được tạo hình tinh xảo.
Nhiều tượng Phật Bồ Tát hóa thân đặt trong chánh điện. Chùa có tổng số 32 tượng Phật được chế tác hoàn toàn từ gỗ quý.
Nhiều chi tiết hoa văn tượng hình linh vật được chạm trổ tỉ mỉ trên các bức vách.
Chùa Thiên Trúc chưa chính thức đi vào hoạt động, tuy nhiên nếu người dân, du khách có nhu cầu tham quan, chiêm bái, ban quản lý chùa sẽ mở cửa phục vụ. Vào các ngày cuối tuần, lượng khách đến chùa Thiên Trúc khá đông.
Ngoài vật liệu chính là gỗ, nhiều hạng mục khác của chùa Thiên Trúc được xây dựng bằng gạch, bê tông, mái lợp ngói, tôn kiên cố.
Theo Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Giá Rai, ngoài ý nghĩa tâm linh của Phật tử, chùa còn là nơi giáo dục, hướng thiện của người dân.
Cạnh chùa Thiên Trúc có tượng Phật Bà Quan Âm cao 52 m. Đây là tượng cao nhất so với các tượng Phật Bà Quan Âm trong hệ thống chùa khu vực ĐBSCL.
Chùa Thiên Trúc tọa lạc tại một khu vực đất trống rộng lớn, phía sau là cánh đồng nuôi trồng thủy hải sản của người dân địa phương.
Chùa Thiên Trúc nằm tại địa phận xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Google Maps.
H
Khám phá ngôi chùa Phật Tích ngàn năm tuổi ở Bắc Ninh Chùa Phật Tích nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) được biết đến là một ngôi chùa cổ tự gần nghìn năm tuổi với những kiến trúc độc đáo cổ xưa đặc sắc, hình thành từ thời Lý. Chùa Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta thời Lý, Trần mà còn là một trung...