Đến Hà Nội dịp này, dân tình ’sốt xình xịch’ với loạt món ăn từ ‘thức quà của mùa thu’
Hà Nội trở nên quyến rũ nhất khi tiết trời chuyển sang thu, với ánh nắng vàng dịu dàng và những cơn gió heo may mang theo hương cốm nhẹ nhàng, như gói cả mùa thu vào lòng người.
Mùa thu Hà Nội là thời điểm mà nhiều người chờ đợi và nhớ thương, vì nó mang đến những cảm xúc và hình ảnh vô cùng đặc biệt. Khung cảnh mùa thu ở Hà Nội được bao phủ bởi ánh nắng vàng ươm, tạo nên vẻ hiền hòa và thơ mộng cho thành phố.
Những con phố của Hà Nội trong mùa thu được phủ lớp lá vàng rơi, tạo nên một bức tranh đẹp mắt và lãng mạn. Không khí mùa thu còn được đặc trưng bởi hương lúa non và đặc biệt là hương cốm xanh, một món ăn truyền thống của Hà Nội. Cốm xanh là đặc sản nổi bật của mùa thu, với hương vị thanh mát và ngọt ngào, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của mùa thu Hà Nội.
Cốm Hà Nội. Ảnh: Hạ Linh
Cốm là món quà dân dã, bình dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm. Thời điểm lý tưởng để thưởng thức cốm chính là vào vụ mùa, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Hạt cốm tươi, xanh mang hương thơm nhẹ nhàng và vị ngọt bùi của lúa non khiến ai cũng mê mẩn.
Món cốm xào
Nguyên liệu của món cốm xào
200gr cốm tươi hoặc cốm khô
100gr đường
2 thìa dừa bào sợi
Lá sen hoặc lá nếp
Cách làm món cốm xào
1. Pha đường với một thìa nước lọc, sau đó đun trên bếp cho đến khi nước sôi và đường tan hết, tạo thành hỗn hợp nước đường sánh mịn.
2. Khi nước đường đã sôi, cho cốm vào chảo. Sử dụng đũa hoặc thìa gỗ đảo nhẹ nhàng và đều tay để cốm thấm đều nước đường, tạo nên lớp áo bóng đẹp cho từng hạt cốm.
3. Đặt cốm xào lên đĩa đã lót sẵn lá sen hoặc lá nếp để tăng thêm hương vị và thẩm mỹ. Cuối cùng, rắc dừa bào sợi lên trên để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Nguyên liệu của món kem cốm
100gr cốm tươi
150ml kem sữa tươi (whipping cream)
150ml sữa tươi không đường
3 thìa sữa đặc
1 bó lá nếp (lá dứa)
1/2 thìa nhỏ muối
Video đang HOT
Khuôn làm kem
Cách làm món kem cốm
1. Rửa sạch cốm, sau đó ngâm cho mềm. Chia cốm thành hai phần, một phần để nguyên hạt, phần còn lại đem xay cùng với sữa.
2. Rửa sạch lá nếp, cắt nhỏ, rồi cho vào máy xay với một chút nước. Sau đó, vắt lấy phần nước cốt.
3. Cho phần cốm đã chia vào máy xay sinh tố, thêm sữa đặc, sữa tươi, muối và nước cốt lá nếp. Xay đến khi hỗn hợp thật mịn.
4. Đổ kem sữa tươi vào một âu lớn. Sử dụng máy đánh trứng, đánh bông kem trong khoảng 5-8 phút tùy theo công suất của máy.
5. Cho hỗn hợp cốm và sữa đã xay mịn vào âu lớn, sau đó thêm kem sữa tươi đã đánh bông và phần cốm nguyên hạt còn lại. Trộn đều hỗn hợp.
6. Rót hỗn hợp kem vào khuôn làm kem, sau đó đặt khuôn vào ngăn đá tủ lạnh từ 8-9 tiếng cho kem đông lại hoàn toàn.
Nguyên liệu của món bánh cốm
300gr cốm
50gr đậu xanh đã cà vỏ
80gr đường
Vừng rang chín
Bột nếp
Dầu ăn
Nước hoa bưởi
Lá nếp
300ml nước
Cách thực hiện món bánh cốm
1. Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 3 tiếng cho nở mềm, sau đó đem hấp chín. Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước và 30g đường rồi xay nhuyễn mịn.
2. Nhặt bỏ những hạt cốm xấu, rửa sạch nhẹ nhàng. Ngâm cốm trong nước lạnh khoảng 1 tiếng cho cốm nở mềm.
3. Cho đậu xanh đã xay nhuyễn, dầu ăn và 1/2 phần bột nếp vào chảo chống dính. Đặt chảo lên bếp, sên nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp đậu xanh khô lại. Sau đó, rắc một nửa lượng vừng rang và thêm vài giọt nước hoa bưởi vào, đảo đều. Khi hỗn hợp nhân đã thơm và dẻo, cho ra bát để nguội.
4. Đổ nước, đường và lá nếp vào chảo, đun cho tan đường. Khi đường đã tan, thêm cốm vào và xào ở lửa nhỏ. Đảo liên tục để cốm không bị dính chảo.
5. Xoa dầu ăn vào tay để không bị dính, lấy một ít cốm, nặn thành hình vuông mỏng. Đặt miếng cốm lên một lớp màng bọc thực phẩm. Xúc một ít nhân đậu xanh đã sên, dàn đều vào giữa miếng cốm. Sau đó, nặn một miếng cốm khác đặt chồng lên trên. Rắc một chút vừng lên bề mặt bánh, nhẹ nhàng nắn lại các mép để bánh đẹp hơn.
6. Sau khi nặn xong, gói bánh cốm lại cẩn thận, bảo quản trong tủ mát trước khi thưởng thức.
Nguyên liệu của món chả cốm
250gr giò sống
150gr thịt nạc xay nhuyễn
100gr cốm (có thể dùng cốm tươi hoặc cốm khô)
Gia vị: nước mắm ngon, hạt tiêu, muối, hạt nêm, hành khô, dầu ăn
Lá chuối hoặc lá sen
Cách làm món chả cốm
1. Nếu dùng cốm khô, bạn cần rửa sạch và ngâm trong nước từ 10 – 15 phút cho cốm mềm ra, sau đó vớt ra để ráo nước. Nếu dùng cốm tươi, bạn có thể bỏ qua bước rửa này.
2. Trong một tô lớn, trộn đều cốm, giò sống và thịt nạc xay nhuyễn. Thêm chút hạt tiêu, nước mắm ngon và hành băm nhỏ vào hỗn hợp. Thêm một thìa nhỏ dầu ăn vào hỗn hợp để chả không bị khô. Sau khi trộn đều, để hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho gia vị ngấm kỹ.
3. Lấy hỗn hợp giò sống, cốm và thịt ra, nặn thành từng viên chả với kích thước tùy ý. Sau đó, quét một lớp dầu ăn lên bề mặt lá sen hoặc lá chuối, rồi đặt từng viên chả cốm lên lá.
4. Để các viên chả trong lá sen hoặc lá chuối và mang đi hấp khoảng 15 phút. Quá trình hấp giúp chả cốm giữ được độ mềm, thấm đẫm hương lá sen hoặc lá chuối, tạo nên mùi thơm đặc trưng.
5. Sau khi hấp, chả cốm được chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi có màu vàng ươm, bề mặt giòn rụm.
6. Gắp chả cốm ra khỏi chảo, để lên khay có lót giấy thấm dầu. Chả cốm thành phẩm sẽ có màu vàng đẹp mắt, hương vị thơm mát của cốm quyện với hương sen, kết hợp với vị ngọt và đậm đà của thịt.
Thưởng thức: Chả cốm ngon nhất khi được chấm cùng tương ớt hoặc nước mắm pha chút ớt tươi, đảm bảo hương vị thơm ngon và hấp dẫn, khiến ai cũng phải mê mẩn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Thu đã về trên phố, còn chần chờ gì mà không khám phá 'thủ phủ ẩm thực' Hà Nội với những món hấp dẫn này
Tháng 8 về, Hà Nội chính thức bước sang thu, mùa của tiết trời mát mẻ, của hương cốm, của những con đường ngập tràn lá vàng rơi. Nếu có dịp đi "chill" mùa thu Hà Nội bạn nhất định phải thử 3 món ngon này.
Cốm
Nhắc tới Hà Nội mùa thu thì chắc chắn không thể nào bỏ qua cốm. Món ăn từng được nhà văn Thạch Lam miêu tả là thứ thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Cốm đặc sản của mùa thu Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Cốm Hà Nội khác với các vùng bởi cách chế biến và hương vị dẻo thơm riêng có. Bạn dễ dàng bắt gặp các gánh cốm tươi khi rong ruổi khắp phố phường Hà Nội.
Có nhiều cách thưởng thức cốm, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc đem nấu xôi cốm hạt sen, chè cốm, bánh cốm và một món ngon không thể bỏ qua là chả cốm.
Cách làm chả cốm không khó. Người Hà Nội lấy cốm tươi trộn cùng thịt xay, giò sống, nêm thêm một chút muối, mì chính và không thể thiếu trứng gà. Dùng đũa đảo thật đều cho hỗn hợp quyện lại là có thể đem nặn chả.
Từng viên chả cốm tròn tròn, chỉ gọn lỏn trong lòng bàn tay. Nặn xong, người ta đem hấp chín rồi để cho nguội sau đó mới chiên vàng giòn và thưởng thức.
Chả cốm thơm ngon ăn cùng bún đậu là hết ý (Ảnh sưu tầm)
Món chả cốm có hương vị thơm ngon. Phần chả mềm, ngọt, lớp vỏ thơm, đặc biệt các hạt cốm dẻo ngon giúp tăng thêm phần béo ngậy, giòn dẻo.Chả cốm Hà Nội ăn kèm với bún đậu hoặc cơm trắng đều rất ngon.
Sấu chín
Ngoài cốm thì sấu chín cũng là thức quà mùa thu bạn không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Những quả sấu chín vàng ươm toả mùi thơm đặc trưng khiến thực khách khó lòng cưỡng lại.
Sấu chín có màu vàng ruộm đẹp mắt (Ảnh sưu tầm)
Khác sấu non, sấu xanh, sấu chín rất hiếm và khó mua vì độ quả này chín chỉ kéo dài khoảng vài ngày đến một tuần. Bạn có thể bắt gặp các gánh sấu chín trên các con phố cổ của Hà Nội, đặc biệt là ven hai bên đường Phan Đình Phùng.
Sấu chín ngoài ăn trực tiếp có thể đem trộn cùng muối ớt để tăng thêm hương vị. Cách làm sấu dầm rất đơn giản.
Trước tiên, bạn đem sấu chín rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ già, cứng bên ngoài. Khéo léo tách phần thịt sấu để riêng ra bát. Cho vào đây đường, bột canh, ớt bột với tỷ lệ 1:1:1 rồi trộn đều lên. Để khoảng 5 - 10 phút là sấu ngấm gia vị.
Món sấu dầm đắt khách - đặc sản thu Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Món sấu chín dầm có hương vị ngon vô cùng. Thịt sấu chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Thêm vị đậm đà của bột canh, cay cay của ớt, ăn rất "cuốn".
Bánh đúc nóng
Tới Hà Nội mùa thu đông bạn sẽ nghe mọi người nhắc đến bánh đúc nóng. Món ăn này được làm từ bột gạo cùng với phần nhân là mộc nhĩ và thịt xay. Phần bột bánh dẻo thơm trắng muốt, nhân ăn kèm đậm đà của thịt, giòn giòn của mộc nhĩ, thơm lừng của nước mắm chan và rau thơm như hành, mùi.
Bánh đúc dẻo thơm ăn kèm thịt băm nước mắm chan đậm đà rất lạ miệng (Ảnh sưu tầm)
Công thức nấu bánh đúc nóng không khó. Trước tiên, đem trộn bột gạo cùng bột năng, thêm chút muối, đường, nước cốt dừa và nước lọc rồi dùng phới trộn cho bột tan đều, không vón cục. Tiếp đến, cho bột vào nồi và vặn lửa nhỏ, khuấy đều để bột chín sánh, mịn là được.
Phần nhân bánh bạn phi thơm hành khô, cho thịt xay vào xào tới khi gần chín thì thêm mộc nhĩ băm nhỏ, nêm bột canh, mì chính và chút hạt tiêu cho đậm đà. Hỗn hợp nhân đã được thì bạn tắt bếp, múc riêng ra bát.
Lần lượt chia bột bánh ra từng bát, thêm thịt xào và cuối cùng là chan nước mắm pha loãng, thêm vài cọng hành, mùi là hoàn thành món ngon.
Trên đây là 3 món ngon đặc sản mùa thu Hà Nội mà Emdep.vn muốn giới thiệu đến những tín đồ yêu ẩm thực. Đừng bỏ qua nếu bạn có dịp ghé Thủ đô vào mùa thu này.
Đón thu Hà Nội với 3 món ăn từ loại hạt xanh dẻo, ăn chay hay ăn mặn đều hợp Cốm xanh - món quà từ lúa non đã trở thành biểu tượng ẩm thực miền Bắc, là một đặc sản thơm ngon được mang về mỗi lần thực khách ghé thăm Hà Nội. Hãy cùng khám phá cách biến tấu cốm xanh thành những món ăn hấp dẫn qua bài viết này của Emdep.vn nhé! Món chả cốm chay Nguyên liệu món...