Đến Hà Lan,Thụy Sĩ – Đặt bước chân đi, không muốn quay về
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng đã có một hành trình dài ghi lại những khoảnh khắc đời thường và cảnh đẹp từ thành phố tới ngoại ô một số quốc gia châu Âu từ trên cao.
Vì lý do công việc, tôi đến Hà Lan vào một ngày tháng 8. Châu Âu khi ấy là mùa hè nhưng tiết trời rất dễ chịu. Không khí khô và thoáng. Những cảm nhận đầu tiên của tôi về thành phố Amsterdam rất tốt.
Thành phố hiện đại, sôi động nhưng trong lành và sạch sẽ. Tiện ích công cộng luôn có sẵn. Nếu khát, bạn có thể uống nước trực tiếp tại vòi nước chung. Tất cả hoàn toàn miễn phí.
Ban đầu, tôi dự định thu xếp xong công việc sẽ du lịch đến những địa danh nổi tiếng. Song, mọi thứ thay đổi khi tôi tiếp xúc với cuộc sống bình yên ở châu Âu. Cuối cùng, tôi quyết định hòa mình với người dân bản địa.
Sự bình dị của một Amsterdam đầy náo nhiệt
Người Hà Lan khá thân thiện. Họ ăn mặc rất phong cách, có gu, không cẩu thả như một số nước châu Âu. Đàn ông thường mặc đồ công sở, tuân theo phong cách lịch thiệp trong khi phụ nữ mặc những bộ váy xinh xắn.
Trong những ngày ở Amsterdam, mỗi khi có thời gian rảnh, tôi đều đi bộ thăm thú thành phố. Nhờ vậy, tôi phát hiện thêm nhiều điều hay ho.
Tại Amsterdam, xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu. Thành phố lúc nào cũng rộn ràng với tiếng chuông xe. Kiến trúc nơi đây rất đẹp. Đi đâu tôi cũng thấy kênh rạch. Hai bên là những tòa nhà đầy màu sắc.
Các hoạt động vui chơi, thư giãn trên kênh rất nhiều. Ngoài dạo thuyền trên mặt nước, người ta còn nghỉ ngơi và ngắm cảnh bên bờ. Nước rất trong. Người Hà Lan thoải mái tắm kênh như người Việt Nam tắm sông, tắm biển ngày xưa.
Tại những khu vực nhạy cảm như phố đèn đỏ, các hoạt động diễn ra tương đối sôi động và văn minh. Những người làm việc trong ngành này được pháp luật bảo vệ, kiểm soát. Tất nhiên, họ cũng phải đóng thuế và kiểm tra y tế theo định kỳ.
Cần sa ở đây được hợp pháp hóa. Người ta sử dụng công khai. Tôi thường xuyên thấy thanh niên ngồi trên vỉa hè và phì phèo điếu thuốc. Mùi thơm lan tỏa khắp không gian.
Ngoài ra, tôi cũng đến Zaanse Schans, làng cối xay gió cách thành phố khoảng 15 km. Khu vực này nổi tiếng với bộ sưu tập các cối xay gió lịch sử có từ thế kỷ 16 và lâu hơn nữa.
Không gian của làng rất đẹp. Tôi bất ngờ khi thấy tiếng Việt trên tấm biển tại nơi cho thuê xe đạp. Thật vui vì có lẽ người Việt cũng đến đây du lịch tương đối nhiều.
Nhìn chung, xứ sở hoa tuy líp dường như rất hạnh phúc. Sau 4 ngày, tôi tạm biệt Amsterdam – thành phố lạ và rời đi trong thật nhiều luyến tiếc.
Thụy Sĩ – xứ sở bước ra từ câu chuyện thần tiên
Video đang HOT
Từ Amsterdam, tôi đến Zurich, thành phố lớn nhất Thụy Sĩ, để thăm người thân. Thật lòng mà nói, tôi bị đất nước này quyến rũ ngay khi mới ở trên máy bay nhìn xuống.
Từ cánh rừng, làng mạc đến thành phố, nơi đâu cũng nên thơ. Tôi tưởng như cảnh quan ở Thụy Sĩ là chuẩn mực dù mọi thứ đều rất mộc mạc, đơn giản và không khoa trương.
Khác với dáng vẻ thường thấy của một thành phố lớn, Zurich không hiện đại. Nét cổ kính bao trùm lên tất cả, từ con đường đến kiến trúc. Tòa nhà cao nhất trong thành phố cũng chỉ khoảng 12 tầng. Những chỗ không có cơ sở hạ tầng là nơi cây cỏ phủ kín.
Sau này, khi đi khắp Thụy Sĩ, tôi mới nhận ra rằng cả đất nước này đều đẹp như vậy. Mọi làng mạc, thành phố đều rất cổ kính và trong lành. Không gian đầy ắp màu xanh cây cỏ.
Từng con đường, hồ nước, ngọn đồi, vùng quê, ngôi làng đều có thể tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Chỉ cần giơ máy lên và bấm bạn đã có một bức ảnh đẹp.
Người Thụy Sĩ rất cầu kỳ
Những ngày ở Thụy Sĩ, tôi đã đến rất nhiều nơi, đi rất nhiều thành phố và nhận ra con người của đất nước này thật đặc biệt. Họ rất cầu kỳ, nhất là trong xây dựng.
Điển hình là tuyến đường ray đưa tàu lên đỉnh núi Jungfrau, nơi mệnh danh là nóc nhà châu Âu. Tôi chưa từng thấy công trình du lịch nào vĩ đại đến vậy. Nếu có thể, tôi sẵn sàng xếp nó vào danh mục kỳ quan của thế giới.
Được xây từ thế kỷ 19, phần lớn tuyến đường này nằm trong lòng núi đá. Dường như, người Thụy Sĩ không muốn phá hoại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Do đó, công trình bên ngoài duy nhất chính là căn nhà nhỏ trên đỉnh núi, nơi tàu đỗ lại để mọi người đi ra, trượt tuyết và ngắm cảnh.
Vì nằm trên vùng bình nguyên của núi, đường xá ở Thụy Sĩ tương đối quanh co, uốn lượn. Hệ thống phương tiện công cộng đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Tại đây, bạn có thể mua vé lên tàu một ngày và đi khắp mọi nơi.
Người Thụy Sĩ đặc biệt tôn trọng phụ nữ và trẻ em. Điển hình, họ dành một con đường riêng cho trẻ nhỏ. Do đó, chúng có thể thoải mái đi xe đạp, đi bộ đến trường và không cần phải chờ người nhường đường cũng như lo sợ về nguy hiểm.
Trong khi đó, nếu phụ nữ bước xuống vạch đi bộ, toàn bộ xe trên đường đều dừng lại để họ đi qua. Khi người đó đi hết con đường, xe mới tiếp tục lăn bánh. Suốt khoảng thời gian đó, các phương tiện giao thông không bao giờ dùng còi để thúc giục hay chen lấn, tranh thủ vượt lên phía trước.
Người dân Thụy Sĩ rất tôn trọng không gian chung. Họ không gây tiếng ồn và luôn giữ thái độ lịch thiệp ở nơi công cộng. Thậm chí, nếu hắt xì hơi, họ cũng xin lỗi. Khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, họ ngồi ngăn nắp.
Họ nghiêm khắc trong giáo dục và làm việc chuẩn mực là thế. Tuy nhiên, người Thụy Sĩ vẫn rất biết cách để giải tỏa căng thẳng. Các thành phố hoặc khu vực thường xuyên tổ chức những festival như ngày hội bia hay ngày hội khỏa thân để mọi người có thể vui chơi.
Vào hôm đó, thành phố sẽ dành riêng một không gian rộng lớn để người dân có thể tập trung. Tại đó, họ tổ chức các hoạt động như uống bia, diễu hành hoặc tổ chức nhạc hội. Mọi phương tiện giao thông, kể cả công cộng, không được phép hoạt động trong khu vực này.
Mọi người vui chơi hết mình suốt cả ngày và hôm sau vẫn đi làm bình thường. Ngoài ra, người Thụy Sĩ còn có nhiều hoạt động thú vị khác.
Tôi rất ấn tượng với chợ đồ cũ ở thành phố Zurich. Chợ này chỉ mở vào cuối tuần. Các gia đình có thể mang đồ cũ ra bán ở chợ. Thậm chí, một số người còn gom đồ cũ của người khác để mang đi bán.
Zaanse Schans, khu vực nhỏ của thị trấn Zaandam, gần Zaandijk trong khu đô thị Zaanstad, miền Bắc Hà Lan. Khu vực này nổi tiếng có một bộ sưu tập các cối xay gió lịch sử có từ thế kỷ 16 và lâu hơn nữa.
Rời Thụy Sĩ, tôi không có gì luyến tiếc dù cảnh đẹp nơi đây và những thân quen, gần gũi khiến tôi muốn ở đây mãi. Bởi tôi biết mình sẽ sớm quay trở lại nơi này giống như sẽ trở về nhà. Theo zing
Thủ đô Bern điểm nhấn cổ kính giữa lòng Thụy Sĩ
Đến với Thụy Sĩ, du khách không thể nào bỏ qua Bern, thành phố cổ kính và yên bình nhất của Thụy Sĩ. Không hào nhoáng hay tráng lệ như những thủ đô khác của Châu Âu, Bern mang lại cho du khách cảm giác gần gũi và thân thiện rất riêng.
Không tấp nập như Zurich cũng không phải là trung tâm chính trị ngoại giao như Geneva, thủ đô Bern yên bình nằm giữa dòng sông Aare chảy hiền hòa quanh năm là một điểm nhấn khác biệt cho đất nước Thụy Sĩ.
"Bern" trong tiếng Đức có nghĩa là con gấu, nên không khó để bắt gặp hình ảnh những chú gấu đáng yêu xuất hiện trên những lá cờ, phù hiệu biểu trưng và rải rác khắp thành phố. Những chú gấu cũng trở thành linh vật đem lại may mắn cho thành phố này.
(Nguồn: Switzerland Holidays Journals)
Không nhiều tòa nhà chọc trời, ấn tượng đầu tiên mà Bern mang lại cho du khách chính là không gian tĩnh, những ngôi nhà mái vòm cổ kính, những con đường nhỏ phủ bóng cây mát rượi.
Với tuổi đời 800 năm, Bern cổ kính nhưng không hề già nua, cũng giống như chiếc đồng hồ trên Tháp Đồng hồ Bern, 800 năm nhưng vẫn tiếp tục chạy.
NÉT BÌNH YÊN NƠI PHỐ CỔ
Sau 800 trăm, thành phố đã có nhiều sự thay da đổi thịt. Đã xuất hiện bóng dáng của những chiếc xe hơi đắt tiền, những khu phố mua sắm đông người qua lại. Tuy nhiên, để giữ gìn không gian cổ kính cho thủ đô hàng trăm năm tuổi này, chính người dân cũng không thích sử dụng xe hơi, thay vào đó, xe điện hoặc xe đạp mới là phương tiện di chuyển ưa thích của cư dân vùng này.
(Nguồn: Erasmusu.com)
Lang thang trên những tuyến phố của Bern, bạn dễ dàng bắt gặp những cửa hàng, quán ăn có tầng hầm phía dưới. Lúc trước, những căn hầm này dùng để trữ rượu, sau này được cư dân địa phương cải tạo thành những cửa hàng quà lưu niệm, quán cà phê....
Rảo bước trên con đường "huyết mạch" Marktgasse, không ít du khách cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên. Hai bên đường là những tòa nhà có mái vòm chạy dài với những cửa hàng, trung tâm mua sắm san sát. Nhờ có những mái vòm này mà kể cả những ngày trời nắng chói chang hay mưa tầm tã cũng không cản bước những du khách hiếu kì. Nhưng có lẽ, điều ấn tượng nhất về khu vực phố cổ lại là những con đường lát đá mài thủ công.
(Nguồn: Dreams in Heels)
Như để nhấn mạnh về ý nghĩa của cái tên thành phố, Bern có hẳn một khu vực nuôi gấu thật. Chuồng nuôi gấu của thành phố nằm về cuối khu phố cổ, nét đáng yêu của những chú gấu nơi đây có thể làm tan chảy trái tim của tất cả những vị khách viếng thăm.
(Nguồn: AdinaJustina)
THỦ ĐÔ CỦA NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA
Nhắc đến Thụy Sĩ, hẳn nhiều người nghĩ ngay đến những chiếc đồ hồ đắt tiền được làm hoàn toàn bằng tay, và đồng hồ dần trở thành một trong những biểu tượng đất nước này. Người Thụy Sĩ luôn tự hào rằng, những chiếc đồng hồ của Thụy Sĩ là những "chiếc đồng hồ chạy chính xác nhất thế giới".
Bern cũng sở hữu một chiếc đồng hồ rất đặc biệt, tuy tuổi đời đã vượt con số 800 nhưng chiếc đồng hồ này vẫn chạy chính xác và bền bỉ.
(Nguồn: Bern)
Đó là Tháp đồng hồ Zytglogge. Cao hơn 50 mét, tháp đồng hồ đứng sừng sững trên con đường Marktgasse. Được xây dựng cùng thời điểm với Bern, tháp đồng hồ ban đầu được sử dụng với mục đích để bảo vệ cho thành Bern. Trước khi trở về với mục đích ban đầu là một tháp đồng hồ, nơi này từng là nơi giam giữ tù nhân.
Cứ đến đúng 12 giờ trưa là tất cả du khách lại tập trung dưới chân tòa tháp để lắng nghe tiếng chuông thánh thót cũng như sự xuất hiện của những chú rối tinh nghịch nhảy ra từ phía trong mặt đồng hồ.
(Nguồn: BBC.com)
Đến nay, chiếc đồng hồ trên tháp đã bước sang tuổi 827 nhưng vẫn chưa ai giải thích được vì sao sau ngần ấy năm mà nó vẫn chạy một cách chính xác đến như vậy.
Điểm thu hút khác của Bern nằm ở những đài phun nước. Tiêu biểu nhất phải kể đến là đài phun nước Zahringer được xây dựng vào thế kỷ 16 với chất liệu chính là gỗ. Mặc dù đã trải qua thời gian dài nhưng công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.
(Nguồn: Vesper and Laura)
BÁN ĐẢO BERN, NÉT QUYẾN RŨ XƯA CŨ CỦA THỤY SĨ
Du khách khi đến với Bern có thể dành cả ngày dài để rảo bước trên các con đường lát đá của nơi này. Để rồi, khi ánh chiều tà xuất hiện, nhớ dừng chân trên cầu Unterforbrucke. Bắc qua dòng sông Aare, nối liền hai bờ của thành phố, du khách có thể cảm nhận được chút bình yên cuối ngày, thu vào tầm mắt sự hùng vĩ của dãy Alps, đón những ngọn gió chiều mát mẻ và ngắm nhìn dòng sông êm đềm dưới chân....
(Nguồn: WordCamp Bern)
Nếu như bạn muốn tận hưởng làn nước trong xanh của Aare? Không thành vấn đề, sông Aare được xem là "bể tắm công cộng" của Bern, không ai cấm bạn bước xuống và lặn ngụp dưới làn nước mát rượi ấy đâu.
Nếu bạn muốn tìm kiếm một nơi yên bình, không có khói bụi xe máy, không có sự tất bật của các đô thị hiện đại thì Bern là điểm đến lý tưởng cho bạn. Ngoài ra, Bern cũng rất gần với những địa điểm du lịch khác của Thụy Sĩ. Chỉ với một vài chuyến xe, bạn dễ dàng di chuyển đến Zurich, Lucerne hay Basel.
Theo elle.vn
13 điếm đến nhất định phải đi trong tháng 7 này Tạp chí danh tiếng Business Insider đã lựa chọn những địa điểm du lịch phù hợp cho mọi du khách vào tháng 7. 1. Chicago, Mỹ Tháng 7 là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá thành phố Chicago. Du khách có thể tới công viên Millennium, sân vận động Wrigley Field, hồ Michigan hay các bảo tàng. Vào ngày 4.7, bạn...