Đến gói mì tôm cũng tăng giá mà giá thịt lợn vẫn thấp, mỗi tạ lợn hơi nông dân lỗ 300.000 – 400.000 đồng
Tác động của việc tăng giá xăng dầu đã đẩy giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu tăng phi mã.
Nhưng có một nghịch lý là giá thịt lợn lại giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đã tăng đến lần thứ 10.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, với việc giá thịt lợn lại có xu hướng giảm trong bối cảnh giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu, giá thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt sẽ khiến hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp khó.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, với việc giá thịt lợn lại có xu hướng giảm trong bối cảnh giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu, giá thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt sẽ khiến hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp khó.
Khảo sát giá nhiều mặt hàng thiết yếu những ngày qua cho thấy, giá của hầu hết các mặt hàng đều tăng, thậm chí gói mì tôm cũng tăng thêm vài nghìn đồng. Nhưng ngược xu thế tăng giá của nhiều loại hàng hóa thiết yếu, giá thịt lợn lại giảm. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?
- Theo khảo sát của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, mấy ngày trở lại đây, giá lợn hơi trên thị trường đang giảm, nhất là đối với những con có trọng lượng lớn, từ khoảng 130kg trở lên.
Đơn cử như tại Đồng Nai, giá lợn hơi đối với những con có trọng lượng lớn trên 130kg/con có giá thấp nhất, chỉ 49.000 – 50.000 đồng/kg; loại 120kg có giá 50.000 – 53.000 đồng/kg; loại dưới 120.000 đồng/kg có giá 53.000 – 54.000 đồng/kg.
Trong khi đó, sức mua tại các chợ tiêu thụ rất chậm.
Mức giá này so với thời điểm các tỉnh miền Nam phải thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã tăng đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với chi phí người dân bỏ ra trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng đều tăng, cước phí vận chuyển, thức ăn chăn nuôi cũng đã thiết lập mặt bằng giá mới.
Nguyên nhân khiến giá lợn hơi không thể tăng cao hơn là do nhu cầu tiêu dùng vẫn thấp, trong khi một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn giảm giá lợn hơi và đưa ra mức chiết khấu tốt cho các thương lái, đơn vị duy trì mua đều hằng ngày.
Trong khi giá nhiều mặt hàng tăng, kể cả gói mì tôm cũng tăng vài nghin thì giá lợn hơi ở nhiều siêu thị lại giảm, gây khó khăn cho người chăn nuôi bởi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng phi mã. Ảnh: N.Chương.
Do ảnh hưởng của giá xăng dầu, cước phí vận chuyển tăng, cộng với tác động của chiến sự Nga – Ukraine khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh lần thứ 10 kể từ cuối năm 2020 đến nay. Ông đánh giá như thế nào về lần tăng giá này với các hộ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ nhất là khi giá thịt lợn lại không tăng?
Video đang HOT
- Với mức điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi lần này của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi đã khó càng thêm khó. Với giá lợn hơi như hiện tại, tôi ước tính nông dân thua lỗ 300.000 – 400.000 đồng/tạ lợn hơi.
Nếu mức giá thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng cao như hiện nay, trong khi giá thịt lợn vẫn ở mức thấp sẽ không thể khuyến khích các nông hộ, trang trại tái đàn.
Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như hiện nay, lại thêm giá xăng dầu, cước vận chuyển tăng như hiện nay thì giá thức ăn chăn nuôi khó có thể giảm ngay.
Thống kê cho thấy, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 2/2022 đạt 199,4 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2022 đạt 551,2 triệu USD.
Trong tháng 1 năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Achentina, Brazil, Mỹ,…
Ông nhận định như thế nào về tình hình giá thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới?
- Chắc chắn chưa thể giảm được ngay, thậm chí còn có thể tăng thêm bởi nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga, Ukraine chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trong khi giá xăng dầu, cước phí vận chuyển tăng khiến chi phí giá thành đội lên đáng kể.
Trước những khó khăn của người chăn nuôi như hiện nay, Hiệp hội có kiến nghị gì để hỗ trợ bà con tháo gỡ khó khăn không, thưa ông?
- Việc tăng giá xăng dầu, cước phí vận chuyển, giá các mặt hàng tăng phi mã giờ đã là vấn đề toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam, có thể nói đó là tác động chung.
Với những người chăn nuôi, chúng tôi chỉ mong giá lợn hơi đảm bảo bình ổn, để bà con có động lực quay vòng tái sản xuất.
Thực tế, chăn nuôi nông hộ, trang trại vẫn rất quan trọng, nhưng nếu không có chính sách hỗ trợ nông hộ kịp thời, thì số hộ chăn nuôi sẽ giảm.
Xin cảm ơn ông
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân thua lỗ nặng, đau xót phải bán lồng bè, treo chuồng
Từ hôm đại lý bán thức ăn chăn nuôi thông báo rằng ngày 15/3, giá các loại cám heo sẽ tăng thêm 10.000 đồng/bao, loại 25kg, anh Nguyễn Văn Quý (Tiên Lữ, Hưng Yên) lo lắng, "mất ăn, mất ngủ" khi đứng bên bờ vực thua lỗ.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân bên bờ vực lỗ nặng
Chắc chắn một điều, không chỉ riêng anh Quý và hàng vạn hộ chăn nuôi heo, gia cầm, thủy sản... cũng đang chung tâm trạng này. Bởi từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng phi mã và đây là lần tăng thứ 10.
Nhiều hộ chăn nuôi cũng bày tỏ lo lắng, liệu lần thứ 10 này đã phải là lần tăng cuối cùng chưa? Trong khi đó, giá bán các sản phẩm chăn nuôi thì vẫn èo uột trong thời gian dài. Giá lợn hơi loanh quanh 48.000 - 55.000 đồng/kg; giá gà công nghiệp chỉ từ 16.000 - 25.000 đồng/kg; giá cá lồng cũng đang thấp thê thảm, thương lái thu mua chậm...
"Trong khi đó, Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp can thiệp "mạnh tay" để góp phần hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi", một hộ chăn nuôi heo ở Thái Bình nói với Dân Việt.
Anh Quý cho hay, theo quy luật thị trường giá cám tăng thì sẽ tăng đồng loạt, không có chuyện công ty này tăng, còn công ty khác giữ giá. Với đàn heo 130 con, mỗi ngày trang trại của anh Quý sử dụng gần 10 bao cám. Nếu chưa tính đợt tăng giá 15/3 thì tiền cám phải bỏ ra 1 tháng là 120 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình) cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình ông phải chăn nuôi cầm chừng, cố gắng duy trì đàn. Ảnh: Bình Minh
Hiện nay, anh Quý chăn nuôi heo theo hướng khép kín, nên chủ động được con giống. Heo từ khi sinh ra đến xuất chuồng thời gian khoảng 6 tháng, lúc này heo đạt trọng lượng khoảng 120kg/con. Giá thành nuôi heo dao động từ 3,1 đến 3,2 triệu/con. Nếu giá cám tăng thêm 10.000 đồng/bao thì sẽ cộng thêm 100.000 đồng vào giá thành sản xuất.
"Đấy là đối với những hộ chăn nuôi tốt, chủ động được con giống, không gặp dịch bệnh, giữ được đầu con. Và giá heo hơi phải đạt 55.000 đồng/kg trở lên thì may ra còn duy trì được. Với tình hình này, những hộ phải mua con giống ở ngoài thì thua lỗ là điều chắc chắn", anh Quý chia sẻ với Dân Việt.
Nông dân choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10, quay lại thời băm cây chuối, bèo tây?
Để duy trì đàn heo, anh Quý cho biết, trong thời gian tới sẽ phải tính toán cắt giảm khẩu phần ăn và thời gian nuôi để giảm bớt chi phí về cám.
Nói với Dân Việt, ông Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình) cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình ông chỉ chăn nuôi cầm chừng. Hiện ông đang cố gắng duy trì đàn heo khoảng 100 con, trong khi công suất nuôi của chuồng lên đến 250 con.
Mỗi ngày đàn lợn của gia đình ông Mừng ngốn hết gần 10 bao cám. Trong đó, cám cho lợn tập ăn giá hơn 400.000 đồng/bao 25kg, còn cám cho lợn 2 tháng tuổi trở lên giá hơn 300.000 đồng/bao 25kg.
Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 551 triệu USD thức ăn chăn nuôi, và nguyên liệu (giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu nhập từ Argentina, Brazil và Mỹ.
Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu) và 3% tổng sản lượng ngô từ Nga và Ukraine, nhưng hiện thị trường này đang tắc, ảnh hưởng đến nguồn cung.
Không chỉ riêng gia đình ông Mừng, mà rất nhiều hộ chăn nuôi ở xã Đông Đô đang rơi vào tình cảnh khó khăn, có đầy đủ cơ sở vật chất, chuồng trại nhưng không thể mở rộng quy mô đàn do giá thức ăn tăng quá cao.
Ông Mừng cho rằng, để người chăn nuôi có động lực, mở rộng quy mô, tăng đàn lợn, Nhà nước cần đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá.
Nếu được, đây sẽ là một trong những điều khiến người dân, chủ trang trại, HTX chăn nuôi yên tâm sản xuất.
"Nếu có thể đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá thì trước mắt nên thực hiện thí điểm ở một số tỉnh trọng điểm về chăn nuôi. Các tỉnh sẽ triển khai thí điểm ở các huyện, xã trọng điểm về chăn nuôi", ông Mừng cho hay.
Nhiều hộ chăn nuôi cá lồng ở các xã Bình Thanh, Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình) kiệt quệ về vốn do giá thức ăn cho cá tăng phi mã. Ảnh: Bình Minh
Giá cám đối với heo, gia cầm tăng cao, thì giá cám trong nuôi thủy sản cũng không chịu "ngồi yên".
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, anh Đinh Văn Linh - Giám đốc HTX Dịch vụ thủy sản Bình Thanh (huyện Cao Phong, Hòa Bình) nói, HTX mới được thành lập năm 2020 với 20 thành viên. Nhưng đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh. Từ đó đến nay, thị trường tiêu thụ cá lồng của HTX rất bí đầu ra, thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội và các tỉnh lân cận gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, tiền vay ngân hàng vẫn chưa trả hết, hàng tháng vẫn phải đóng lãi thì giá thức ăn cho cá đã tăng "chóng mặt" từ năm 2021 đến nay. Mới đầu giá cám 240.000 đồng/bao 25kg, nay tăng lên 320.000 đồng/bao 25kg, khiến anh Linh và nhiều hộ nuôi cá lồng của HTX kiệt quệ về vốn.
Nhiều hộ không chống đỡ nổi nên đã nuôi ít hơn, thậm chí có hộ phải bán cả cá lẫn lồng.
Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao.
Đơn cử, giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%... Điều này dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.
Khan hiếm lao động nông nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu, từ hái tiêu, xúc muối đến đánh cá, trả công cao tìm không ra người Thời điểm này, hồ tiêu, muối và một số loại cây trồng khác đang vào vụ thu hoạch; ngư dân cũng kiếm bạn tàu để ra khơi đánh bắt. Tuy nhiên, nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang gặp nhiều khó khăn trong việc thuê lao động vì nguồn quá khan hiếm. Giá tăng vẫn không tìm được lao động Hiện đang là...