Đền Đồng Ân điểm đến trên hành trình du lịch tâm linh
Tọa lạc bên tuyến đường kết nối Phố Mới – Bảo Hà (Lào Cai) – Văn Yên (Yên Bái), đền Đồng Ân (tên gọi khác là đền Mi) thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng là di tích lịch sử, có ý nghĩa tâm linh với người dân trong vùng và trở thành điểm đến trên hành trình du lịch tâm linh.
Đền Đồng Ân tọa lạc ngay bên tuyến đường kết nối ga Phố Mới – ga Bảo Hà – huyện Văn Yên (Yên Bái).
Tương truyền, vào năm giặc phương Bắc tràn xuống, vị tướng tài nhà Trần là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được cử lên chặn giặc và bị thương, rồi dưỡng thương ở vùng đất rộng lớn ven sông Hồng. Về sau, người dân chỉ thấy còn lại bộ áo giáp nên đã lập đền Đồng Ân để tưởng nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng tài. Tên gọi Đồng Ân có từ xa xưa với ý nghĩa “Nhân dân trong vùng đồng lòng biết ơn ân đức Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”. Với vị trí chiến lược ven sông Hồng, đền Đồng Ân sau này còn là nơi hoạt động cách mạng bí mật của quân và dân Bảo Thắng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Theo ông Phạm Văn Xuân, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích đền Đồng Ân, trước kia, diện tích đền Đồng Ân khá nhỏ, hẹp, được chính những người dân thôn Quyết Tâm (trước kia là thôn Mi) tạo dựng và thờ tự. Sau đó, đền được trùng tu, tôn tạo và mở rộng nhiều lần bằng nguồn xã hội hóa. Người dân trong vùng khi có việc lớn, nhỏ của gia đình, dòng họ, địa phương đều thành kính sắp lễ, dâng hương, cầu mong mọi việc thuận lợi, mưa thuận, gió hòa, người người, nhà nhà khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc…
Bà Bùi Thị Nhưỡng, thôn Quyết Tâm cho biết: Tôi sinh ra thì đền đã có. Chúng tôi tự hào vì địa phương có một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh có ý nghĩa tâm linh và ngày càng nhiều người biết đến.
Sau nhiều biến cố lịch sử, đến nay, đền Đồng Ân vẫn còn giữ lại được nền móng ngôi đền cổ, nhiều hiện vật được xác định có niên đại trên 100 năm (chiếc chuông đồng) đang được lưu giữ tại đây đã minh chứng giá trị văn hóa, lịch sử của đền.
Nhiều hiện vật cổ có niên đại trên 100 năm được lưu giữ tại đền Đồng Ân.
Năm 2016, đền Đồng Ân đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và lấy ngày 23/1 (âm lịch) hằng năm làm ngày tổ chức Lễ hội đền Đồng Ân, còn gọi là khai ấn năm mới; lấy ngày 20/8 (âm lịch) hằng năm làm ngày tiệc chính (ngày giỗ), để du khách thập phương đến dâng hương tưởng nhớ Đức thánh Trần và các vị thần được thờ phụng nơi đây.
Theo bà Đặng Thị Vận, thủ nhang đền Đồng Ân, ngày khai ấn và ngày giỗ luôn thu hút rất đông người dân trong và ngoài huyện tới đền dâng hương cũng như tham gia các hoạt động cùng người dân địa phương như rước kiệu, tế lễ, chơi các trò chơi dân gian (kéo co, đẩy gậy, đu quay)…
Với vị trí thuận lợi về phong thủy, hướng nhìn ra sông, lưng tựa vào dãy núi con Voi hùng vỹ, ngôi đền không chỉ là nơi ghi dấu tinh thần đấu tranh, bảo vệ bờ cõi, non sông của cha ông, mà còn góp phần làm phong phú hơn nét văn hóa tâm linh của vùng đất ven sông trù phú này.
Video đang HOT
Đền Đồng Ân đang trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch của tỉnh khi được kết nối với các điểm di tích khác trên địa bàn. Cùng với hệ thống di tích lịch sử văn hóa tọa lạc dọc sông Hồng như đền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan, đền Đôi Cô (thành phố Lào Cai), đền Bảo Hà (Bảo Yên)… đền Đồng Ân góp thêm một địa chỉ trong hành trình du lịch tâm linh của du khách thập phương khi tới Lào Cai.
Du lịch về nguồn với 5 điểm đến từ Bắc vào Nam
Mỗi năm, hàng ngàn du khách tìm đến với những hành trình du lịch về nguồn để tưởng nhớ những người đã hi sinh mang lại độc lập, tự do cho đất nước.
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang
Nằm cạnh QL2, cách thành phố Hà Giang khoảng 18km, nghĩa trang Vị Xuyên được khởi công xây dựng từ năm 1990 và hoàn thành vào năm 1991. Nghĩa trang là nơi yên nghỉ của hơn 1.700 liệt sỹ, trong đó chủ yếu là những người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tại mặt trận Vị Xuyên giai đoạn 1979-1989, hiện tại còn 273 phần mộ chưa xác định thông tin. Đây mới chỉ là một phần các liệt sỹ hy sinh được quy tập về nghĩa trang.
Toàn cảnh Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - Ảnh: Discoverhagiang.
Trong cuộc chiến năm ấy, ước tính có khoảng trên 2.000 liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy và quy tập về với quê hương, gia đình và đồng đội. Hiện nay, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên đã xây dựng đền thờ, đồng thời khắc tên 4.000 liệt sĩ đã hy sinh tại đây trên những tấm bảng đồng.
Hằng năm, mỗi dịp tháng 7 về cũng là lúc Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên đón hàng ngàn người dân trên khắp mọi miền Tổ Quốc về đây dâng hương. Đây cũng là dịp để nhiều người lính năm xưa về thăm lại những người đồng đội đã nằm lại nơi đây trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, Tổ Quốc.
Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, Điện Biên
Nằm cách điểm di tích lịch sử đồi A1 khoảng vài trăm mét về phía Nam, nghĩa Trang liệt sĩ đồi A1 được xây dựng năm 1958 và là nơi an nghỉ của hơn 600 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 nhìn từ trên cao - Ảnh: dienbientv.vn.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 là một trong ba nghĩa trang cấp Quốc Gia của tỉnh Điện Biên. Năm 1993, nghĩa trang được tu bổ và nâng cấp thành nghĩa trang công viên có diện tích hơn 32.000m2. Đây cũng là nơi có phần mộ của các anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót và Bế Văn Đàn.
Không chỉ là nơi yên nghỉ của các liệt sỹ, nghĩa trang còn là minh chứng cho truyền thống cách mạng của dân tộc, nhắc nhở thế hệ trẻ luôn noi gương và ghi nhớ công ơn của những người đã nằm xuống để bảo vệ quê hương, Đất nước.
Cụm di tích Ngã 3 Đồng Lộc, Hà Tĩnh
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với câu chuyện về 10 nữ thanh niên xung phong tử trận trong một trận oanh tạc của máy bay Mỹ năm 1968.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngã ba Đồng Lộc là địa điểm giao thông quan trọng nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh. Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong làm nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom, sửa đường.
Vào ngày 24.7.1968, khi trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom đã rơi xuống gần miệng hầm nơi 10 nữ thanh niên xung phong đang trú ẩn, khiến tất cả đều hy sinh. Họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, dang dở những hoài bão về tương lai, cuộc sống.
Để tưởng nhớ sự hy sinh oanh liệt của 10 cô gái, cũng như những chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc đã được xây dựng, mở rộng với nhiều công trình ý nghĩa. Năm 1989, nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đến Ngã ba Đồng Lộc, du khách sẽ được tham quan quần thể khu di tích với các công trình tiêu biểu gồm: Khu mộ 10 nữ thanh niên xung phong, Nhà bia tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc, Sa bàn chiến đấu, Nhà Bảo tàng, Tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng 10 nữ thanh niên xung phong ...
Không chỉ là nơi ghi nhớ công ơn những thanh niên xung phong, Ngã ba Đồng Lộc còn là minh chứng cho truyền thống cách mạng của Đất nước, đồng thời giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của dân tộc.
Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo
Suốt những năm 1862 đến 1975, hàng chục nghìn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước đã bị giam cầm trong nhà tù Côn Đảo. Dưới sự tra tấn và điều kiện sống khắc nghiệt của nhà tù, hơn 20.000 người đã hy sinh và nằm lại mảnh đất Côn Đảo giữa biển khơi đầy nắng và gió, xác của họ bị chôn vùi sơ sài trong Nghĩa trang Hàng Dương.
Cổng vào Nghĩa trang Hàng Dương - Ảnh: saigoncondao.com.
Đến năm 1992, Nghĩa trang Hàng Dương chính thức được xây dựng và tôn tạo trong khuôn viên rộng khoảng 20 ha, và được chia thành 4 khu A, B, C, D với 1.913 ngôi mộ. Trong đó có 793 ngôi mộ có tên còn lại là những ngôi mộ chưa rõ thông tin. Nghĩa trang là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, Lê Chí Hiếu, Lê Hồng Phong... và đặc biệt là phần mộ của Nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Điểm đặc biệt ở Nghĩa trang Hàng Dương là nơi đây mở cửa cả ban ngày và buổi tối nhằm phục vụ du khách tới viếng thăm, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, cũng như nghe kể về những câu chuyện đầy cảm động của anh hùng chiến sĩ ngã xuống nơi đây.
Địa đạo Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
Gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 -1948, Địa đạo Củ Chi được quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An xây dựng nhằm ẩn nấp, cất giữ vũ khí, quân tư trang và liên lạc, họp bàn.
Địa đạo Củ Chi là điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh: dulichlive.com.
Từ năm 1961-1965, công trình được phát triển thành nhiều nhánh thông nhau, phía trên còn được trang bị thêm nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn... phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Đến Địa đạo Củ Chi, du khách có thể tham quan đường hầm nằm sâu trong lòng đất, khu tái hiện vùng chiến tranh về những hoạt động thường ngày của quân và dân trong kháng chiến.
Nhà tù Phú Quốc, Kiên Giang
Nhà tù Phú Quốc nằm ở số 350, đường Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, cách trung tâm thị trấn Dương Đông, Phú Quốc khoảng 28km. Ban đầu, nhà tù có tên gọi nhà lao Cây Dừa.
Một phân khu của nhà tù Phú Quốc - Ảnh: Jtravel.
Năm 1946, thực dân Pháp xây dựng nhà tù Phú Quốc là nhà tù lớn nhất Đông Nam Á trên diện tích khoảng 40 ha, gồm 4 khu được canh gác nghiêm ngặt. Xuyên suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà tù là nơi giam giữ hơn 32.000 tù binh. Trong đó có hàng nghìn người đã chết, hàng chục nghìn người thương tật, tàn phế vĩnh viễn.
Năm 1995, nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và mở cửa cho du khách tham quan. Đặt chân tới nhà tù Phú Quốc, du khách được biết thêm về những câu chuyện thời chiến, cũng như sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.
Gợi ý hành trình du lịch mùa thu 7 ngày tại Nhật Bản Mùa thu tại Nhật Bản với những con đường lá đỏ trải dài và tiết trời dịu mát là thời điểm thích hợp được nhiều du khách lựa chọn để đến khám phá đất nước Phù Tang. Nhân dịp Nhật Bản mở của trở lại cho khách du lịch tự túc, anh Minh Ngọc (Hà Nội) chia sẻ hành trình du lịch 7...