Đến đón con, chồng cũ chửi tôi vô đạo đức
Chỉ một lần đón con về chơi khi chưa được phép mà anh nói tôi là kẻ vô đạo đức, lêu lổng. Thưa các anh chị trong diễn đàn, tôi có một điều khổ tâm khó xử muốn giãi bày, mong nhận được lời góp ý, gỡ rối của các anh chị.
Năm nay tôi 33 tuổi, là giáo viên trường THPT. Tôi đã có một đời chồng, hai con gái. Trong 6 năm của thời gian hôn nhân, chúng tôi chỉ sống cùng nhau khoảng 3 năm, còn lại là ly thân. Chồng cũ của tôi cũng là giáo viên, anh làm công tác quản lý. Cả khi sống chung lẫn lúc ly thân, tôi một mình nuôi hai đứa con từ khi còn đỏ hỏn; thậm chí đứa con thứ hai anh bỏ rơi từ khi cháu còn nằm trong bụng mẹ. Suốt thời gian ly thân, chồng tôi thường xuyên gây áp lực tâm lý, bạo hành tinh thần, ngăn cản tôi tiếp xúc với gia đình anh ta. Đến bây giờ, tôi mới hiểu lúc đó mình bị trầm cảm mà không biết, may mà tôi tự thoát ra khỏi hoàn cảnh và căn bệnh của mình bằng một cuộc ly hôn năm 2010.
Tình cảm của tôi và anh sau khi ly hôn tốt hơn khi còn chung sống. Tôi nghĩ không có duyên ở với nhau thì thôi cũng chẳng hận thù nhau làm gì chỉ khổ con cái. Những lúc buồn chán thất vọng, anh vẫn tìm đến tôi mong được chia sẻ. Nhưng tôi chỉ có thể là bạn chia sẻ với anh, còn chuyện quay lại chung sống thì tôi không thể vì tôi không còn tin anh. Tôi hy vọng cứ tôn trọng nhau, tôn trọng cuộc sống riêng của nhau, đồng thời cùng có trách nhiệm với hai đứa con còn tốt hơn là sống chung một mái nhà mà không hạnh phúc.
Tình cảm của tôi và anh sau khi ly hôn tốt hơn khi còn chung sống. (ảnh minh họa)
Biết được suy nghĩ đó của tôi, anh không còn quan tâm đến bọn trẻ nữa ngoài trách nhiệm gửi tiền hàng tháng. Tôi cũng không liên lạc với anh.
Video đang HOT
Vì phải một mình nuôi hai đứa con lại không có người thân giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần nên tôi miệt mài làm việc kiếm tiền. Nhất là ngay sau khi ly hôn, tôi được cử đi học cao học tại Hà Nội thì gánh nặng kinh tế càng lớn. Tôi mang theo hai đứa con rời tỉnh đang công tác về Hà Nội cùng đi học. Sau vì tôi phải vừa học vừa làm thêm kiếm tiền nên tôi gửi cháu thứ nhất cho chị gái chăm sóc. Cháu được học trong một trường điểm lớn nhất huyện nhưng chị tôi chỉ cho cháu đi học thêm. Chúng tôi thống nhất chỉ cần cháu lên lớp, không tạo áp lực thành tích để cháu vui vẻ sống xa cả cha lẫn mẹ.
Năm học thứ nhất của tôi kết thúc, con gái tôi có kết quả học tập trung bình khá trong khi năm trước cháu được học sinh giỏi. Lúc này, chồng cũ của tôi vừa lập gia đình với một giáo viên trẻ hơn tôi 10 tuổi. Những tháng đầu họ mới cưới, họ vẫn gửi tiền nuôi con cho tôi là 1 triệu mỗi tháng, nhưng sau đó thì vợ chồng anh yêu cầu tôi đưa cháu lớn cho họ nuôi để họ không phải gửi tiền nuôi con hàng tháng cho tôi nữa. Tôi không muốn xa con, không muốn hai chị em chúng phải xa nhau. Bản thân hai đứa cũng không muốn xa nhau. Gia đình nhà chồng cũ cùng người vợ mới của anh đánh tiếng rằng họ muốn mỗi người nuôi một đứa để không ai liên lạc với ai, nhất là tôi không được liên lạc với anh nữa. Tôi đồng ý cho anh đón cháu lớn về nuôi.
Suốt bốn tháng đầu, dù nhớ con tôi chỉ gọi điện chứ không tìm gặp cháu để cháu ổn định tâm lý. Tôi cũng không liên lạc với vợ chồng anh. Mâu thuẫn chỉ xảy ra gần đây khi tôi về đơn vị cũ công tác. Vì ở cách con chưa đến 40km nên sau một tháng về cơ quan, tôi gọi điện xin phép anh cho đón con về chơi. Mọi việc khá suôn sẻ, anh nhờ người đưa con bé về vì không muốn tôi đến tận nơi đón. Khi thăm cháu về, tôi lưu vào điện thoại của cháu số máy của ông bà ngoại và người bác đã chăm sóc cháu suốt một năm qua. Tôi dặn cháu thi thoảng gọi điện thăm hỏi ông bà và bác. Cháu xin một bức ảnh chụp em gái cháu để mang về. Cháu về hôm trước thì hôm sau điện thoại của cháu để trong phòng bị mất, bức ảnh cũng vậy. Tôi gọi anh, nói muốn gặp cháu nhưng anh không nghe. Vợ anh yêu cầu tôi từ nay muốn gặp gỡ trò chuyện với con thì phải gọi vào máy của cô ấy. Tôi không gọi nữa, tôi sợ những câu chuyện “khẩu thiệt vô bằng”.
Tôi gọi anh, nói muốn gặp cháu nhưng anh không nghe. Vợ anh yêu cầu tôi từ nay muốn gặp gỡ trò chuyện với con thì phải gọi vào máy của cô ấy. (ảnh minh họa)
Tôi sợ trong nhật kí điện thoại của cô ấy có cuộc gọi của tôi rồi đến lúc cô lại nói rằng tôi nặng lời, cãi vã. Tôi nghi ngờ sự trung thực của cô ấy vì từ khi con tôi mới đến chung, hễ cháu có lỗi cô thì cô không nói lại với bố cháu mà nhờ hàng xóm qua nói lại nên cháu bị bố đánh đau, còn cô ấy lại xin lỗi con bé là “Mẹ không ở nhà nên không biết bố đánh con!”. Tôi biết mình phải nhịn nhường để con mình được yên ổn. Tôi không muốn trẻ con phải gánh chịu sự giận dữ giữa người lớn.
Hai ngày trước, chuẩn bị sinh nhật cháu, tôi nhắn tin xin phép anh cho đón con về để chị em chơi với nhau một ngày ở công viên thì anh đồng ý. Tôi hẹn chiều hôm sau vào đón con. Tôi vào nhà anh đón, không gặp vợ chồng anh ở nhà, tôi gọi điện không được nên nhắn tin, cũng không thấy anh trả lời nên đưa con về. Đến tối, khi ba mẹ con chuẩn bị đi ngủ thì nhận được loạt tin nhắn từ máy của anh mắng tôi không có phép tắc đạo đức, rằng tôi sống cô đơn như bây giờ là do gieo nhân nào gặt quả ấy, tôi là kẻ lêu lổng chỉ đón con đi để lêu lổng chơi bời. Rằng tôi nuôi con chỉ để nó đạt học lực trung bình mà vẫn đón nó đi để làm gì!
Thưa các anh, các chị, tôi tự thấy 10 năm cầm phấn viết bảng chưa bao giờ đồng nghiệp hay phụ huynh, học sinh coi thường tôi dù họ biết tôi có chồng mà vẫn nuôi con một mình vì chồng theo gái. Thậm chí, nhiều phụ huynh cho con em họ đến đỡ đần tôi khi con đau ốm, mang đến cho mẹ con tôi từ nắm rau, con cá. Ngày Tết, có những phụ huynh đến hỏi thăm tôi cần họ giúp gì kho trong khi chồng tôi sống no đủ ngay phòng bên cạnh mà không một lời thăm hỏi.
Thực ra, sự mạt sát, xúc phạm kiểu thế này thậm chí hơn thế, tôi vẫn nhận từ anh khi còn trong thời kì hôn nhân, nhưng giờ đây tôi không còn là vợ anh thì liệu tôi có đáng phải nhận lời lẽ ấy không? Tôi có quyền gặp con mình không? Việc làm của tôi vừa qua như thế có phải là vô đạo đức không các anh chị? Chẳng lẽ một người đàn ông bỏ bê, vô trách nhiệm với vợ con khi ly hôn vẫn lập được gia đình mới thì cò quyền lăng mạ người phụ nữ anh ta bỏ rơi chỉ vì người ta chưa tái hôn? Tôi phải làm gì để sau này vẫn được gặp con mà không phải nghe những lời như thế? Xin cám ơn các anh các chị!
Theo Eva
Rạch mặt bé trai 1 tuổi vì nghi 'con của chồng'
Nghe người trong thôn nói đùa cháu Tiến giống chồng mình, Dung tỏ rõ sự ghen tuông bằng 4 lần rạch mặt "con riêng của chồng" cho bõ tức.
Ngày 19/10, UBND xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đưa Lê Thị Thanh Dung (30 tuổi) ra kiểm điểm trước chính quyền địa phương. Bé trai 1 tuổi bị Dung rạch mặt là Võ Văn Tiến, con vợ chồng chị Võ Thị Giỏi.
Chị Giỏi kể, đầu tháng 10, gia đình phát hiện bé Tiến bị vết xước sâu trên mặt. "Thấy cháu đau đớn khóc thét tôi cứ nghĩ cháu đi chơi bị vướng kẽm gai, nhưng mấy hôm sau lại thấy vết khác trên mặt con. Vợ chồng tôi theo dõi tìm hiểu nguyên nhân nhưng không phát hiện gì", người mẹ nói.
Lê Thị Thanh Dung bốn lần dùng kéo rạch mặt bé trai con người hàng xóm vì ghen tuông. Ảnh: Trí Tín.
Ngày 4/10, bé Tiến đang ngủ trưa thì bị rạch một đường dài trên mặt, máu chảy lênh láng ra giường. Nghe con khóc, vợ chồng chị Giỏi vội đưa con đi cấp cứu và trình báo công an.
Cơ quan chức năng xác định, Dung (ở sát nhà chị Giỏi) là thủ phạm. Người này khai, đã rạch mặt bé trai 4 lần ở ngoài đường và trong nhà. Nguyên nhân vì Dung nghe một số người dân trong thôn nói đùa cháu Tiến giống chồng mình nên ghen tuông với bà hàng xóm, rạch mặt "con riêng của chồng" cho bõ tức.
Tại buổi kiểm điểm, Dung cam kết sẽ lo toàn bộ chi phí thẩm mỹ cho cháu Tiến và gửi lời xin lỗi gia đình chị Giỏi.
Theo VNE
Dạy con người tình bằng cách phát tán ảnh nóng Một người đàng ông đã dằn mặt con riêng của người tình bằng cách gửi ảnh khỏa thân của cô gái cho những người trong danh bạ điện thoại của cô. Eugene Foster, 31 tuổi đã có một trận cãi vã với con gái riêng của bạn gái khi phát hiện ra cô tự chụp ảnh khỏa thân của mình trong máy điện...