Đến dinh Hoàng A Tưởng khám phá trải nghiệm đời sống, văn hóa truyền thống của người vùng cao Bắc Hà
Đến với thị trấn Bắc Hà (Lào Cai), bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngay giữa trung tâm thị trấn lại có một ngôi biệt thự vô cùng bề thế, đó chính là dinh thự Hoàng A Tưởng, còn gọi là dinh thự Vua Mèo.
Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Tchao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua gần 100 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính vẫn đứng uy nghi nổi trội giữa một nơi dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.
Dinh Hoàng A Tưởng thời xưa
Theo lịch sử để lại cho thấy trước năm 1945 Bắc Hà là xã hội thuộc nửa phong kiến có giai cấp thống trị và bị trị trong đó tầng lớp thống trị là Thổ ti điển hình là cha con nhà Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng tuy là người dân tộc tày nhưng đã cai trị một vùng có tới 70 % người là người Mông nên được người dân khu vực này gọi là “Vua Mèo”.
Chính vì được sự ủng hộ của thực dân Pháp cho con nhà Hoàng Yến Tchao – Hoàng A Tưởng này càng hống hách ra sức bóc lột nhân dân và chiếm giữ nhiều vùng đất màu mỡ của người dân bắt dân phục dịch hầu hạ nộp nhiều hiện vật có giá trị lớn đồng thời tiếp tay cho đồn binh Pháp và hội tay sai.
Dựa vào tiềm lực kinh tế ông Hoàng Yến Tchao đã cho xây dựng một dinh thự bề thế để thể hiện sự giàu có và uy quyền của mình. Ngôi nhà có lối kiến trúc vô cùng độc đáo căn nhà chính được lùi về phía sau 2 bên là 2 dãy nhà phụ phía trước là một khoảng sân trời vô cùng rộng lớn. Bốn gian nhà hai bên trái và phải của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình gian giữa là nơi hội họp mặt chính được trang trí nhiều họa tiết vô cùng công phu.
Ngày nay, khu dinh thự Hoàng A Tưởng vẫn đang được bảo tồn cẩn thận và đây được xem là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Bắc Hà. Vậy bên trong dinh thự Hoàng A Tưởng có gì?
Hiện nay, dinh thự Hoàng A Tưởng đang được sử dụng như một điểm tham quan du lịch dưới sự quản lý của Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai.
Tại khu dinh thự, phía bên tay phải là các phòng trưng bày các mặt hàng thủ công nghệ do chính tay những đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc làm ra như áo, vòng cổ, váy thổ cẩm, tẩu thuốc… Du khách có thể tham quan và lựa mua các sản phẩm này làm kỉ niệm hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè sau chuyến đi của mình.
Video đang HOT
Quầy trưng bày và bán hàng thổ cẩm, lưu niệm
Dãy bên trái thuộc tầng một khi đi từ cổng vào được dùng làm nơi trưng bày, chế tác nhạc cụ dân tộc được thực hiện bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân người Mông Bắc Hà như : Khèn, sáo trúc, trống, gậy sinh tiền … những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của Bắc Hà và những tỉnh phía Bắc lận cận.
Khu nhà chính giữa tầng một là những hình ảnh của gia đình ông Hoàng Yến Tchao ngày xưa và những hình ảnh của Bắc Hà xưa trước giải phóng năm 1950 như: Chợ Bắc Hà, Đồn Bắc Hà, cánh đồng thuốc phiện… Bên cạnh đó là những thông tin, hình ảnh về một số điểm đến hấp dẫn của Bắc Hà: Di tích đền Trung đô, động Thiên Long, thung lũng hoa Bắc Hà, Chợ văn hóa Bắc Hà … cùng với đó là thông tin, hình ảnh về ẩm thực Bắc Hà, các lễ hội truyền thống và nghề thủ công truyền thống ở Bắc Hà.
Bước lên khu nhà chính giữa tầng hai của ngôi nhà là hình ảnh của phòng nghề truyền thống se lanh dệt vải của bà con dân tộc, giáp với phòng đó là phòng trưng bày các trang phục truyền thống của các dân tộc huyện Bắc Hà: Người Mông Hoa, Tày, Nùng, Phù Lá, La Chí … một số vật dụng trong lao động sản xuất hàng ngày của bà con cũng được trưng bày nơi đây như: Hái gặt lúa, cày, bừa, cối xay, yên ngựa thồ hàng … và một số trò chơi dân gian như: đánh quay, ném còn, đẩy gậy. Phòng cuối cùng của khu nhà chính giữa tầng hai là phòng tín ngưỡng, tái hiện lại bàn thờ tổ tiên của các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Phù Lá, La Chí.
Phòng trưng bày diễn giải tín ngưỡng các dân tộc Bắc Hà
Ở phía sau nhà chính của Dinh thự Hoàng A Tưởng, du khách có thể tham quan mô hình nấu rượu ngô truyền thống của người dân Bắc Hà. Trải nghiệm này sẽ cho du khách biết được cách thức nấu rượu ngô truyền thống và còn được nghe giới thiệu về cách làm chi tiết nhất.
Dinh thự Hoàng A Tưởng là một điểm đến độc đáo và được rất nhiều người lựa chọn khi đi Bắc Hà. Đây chính là công trình kiến trúc gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc đáo, uy nghi, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử kéo dài trong suốt 100 năm. Ngày nay nó còn được ví như một bảo tàng sống cảu mảnh đất cao nguyen trắng. Dinh thự Hoàng A Tưởng xứng đáng là một trong những địa điểm đầy hứa hẹn cho du khách khám phá, trải nghiệm./.
Dinh Hoàng A Tưởng ngày nay
Phiên chợ Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai)
Trong lúc đang say sưa với nồi thắng cố và rượu ngô Bắc Hà, anh bạn Ngô Xuân Sơn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm VHTT huyện nói với tôi: Bác đưa các bạn lên đây mà không đi chợ Cán Cấu thì... hơi bị tiếc. Chợ cách đây 20km thôi...
Tôi gật đầu đồng ý.
Vậy là sáng hôm sau chúng tôi... lên đường
Đúng là mất công đến đây mà không đi chợ phiên Cán Cấu thì chẳng còn gì để nói. Bởi đó là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Bắc.
Khu mua bán trâu tại chợ phiên
Chợ nằm ven đường 153 - một con đường đất duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên giới Si Ma Cai, thuộc địa phận xã Cán Cấu. Chợ thường họp vào các ngày thứ Bảy hàng tuần, ngày lễ, tết trong năm, kéo dài từ sáng sớm đến quá trưa. Người bán người mua đến chợ đều vui vẻ. Không bán được hay không mua được thì họ cũng coi đây là một lần xuống chợ. Xuống chợ không chỉ để mua bán, mà còn để đi chơi chợ. Đây chính là nét văn hóa độc đáo ở miền Tây Bắc.
Mặt hàng đặc biệt nhất, làm nên nét đặc trưng riêng có của chợ Cán Cấu chính là khu mua bán trâu, bò. Mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con (chủ yếu là trâu) từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương của Lao Cai; huyện Xín Mần (Hà Giang), Yên Bái. Trâu ở chợ phiên Cán Cấu chủ yếu là trâu đực. Do đó, ở các phiên chợ thi thoảng xảy ra những cuộc chọi trâu cuốn hút người xem. Từ việc mua bán trâu tại chợ đã hình thành nên nghề lái trâu, vỗ béo gia súc mang lại hiệu quả cho một số người dân địa phương.
Nấu rượu tại chợ phiên
Người dân đến chợ, ngoài việc, trao đổi hàng hóa, mua sắm, người ta đến chợ còn để tìm niềm vui, gặp gỡ người thân, bạn bè và đôi lúc thưởng thức những màn chọi trâu ngay tại chợ
Ngoài chợ trâu, đồng bào còn bán các đặc sản địa phương như: rau, mật ong rừng, rau rừng, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, gà bản, vịt bản, lợn cắp nách, thổ cẩm, quần áo may sẵn, đồ trang sức. Nhưng có lẽ vui nhất là bà con xuống chợ để có dịp thưởng thức những món ăn do chính những người dân địa phương chế biến: thắng cố, rượu ngô, bún, phở, thịt nướng tảng vv...
Đến khu ẩm thực, tôi bắt gặp mấy chàng trai bản quây quần bên nồi thắng cố với chai rượu ngô. Họ nói chuyện râm ran mà tôi thì... chẳng hiểu gì. Các dãy bàn bên nhiều cặp vợ chồng mang theo con cái ngồi thưởng thức những món ăn còn nóng hổi. Họ vui vẻ để cho tôi chụp ảnh thoải mái. Giá như có nhiều thời gian thì tôi cũng sà vào nâng cốc cùng dân bản...
Lạ nhất là ở đây có Tổ hợp tác nấu rượu ngô. Mùi rượu bốc lên thơm phưng phức, làm tôi "rất... khó chịu"
Phía bên kia đường là khu dành cho mấy ông thợ cắt tóc. Gương được đặt trên yên xe máy. Thêm cái ghế, cái ô là thành quán cắt tóc lưu động. Gần đó là hai ông đang "phồng má trợn mắt" thổi kèn Ò í e đến là vui tai...
Tôi cứ đi loanh quanh chụp ảnh và ngắm bà con, ngắm mấy thằng Tây ba lô cũng ngơ ngơ ngác ngác như mình, ngắm em áo đỏ bán dưa, lúc vãn khách em ngồi trên yên xe máy hát Karaoke...
Chuẩn bị lên xe, tôi mới mua của đồng bào được 2 chai tương ớt, 2 con dao, 1kg ớt chỉ thiên tươi (về làm tương ớt kiểu đồng bào)...
Chợ phiên Cán Cấu, đó là sắc màu rực rỡ, là nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
Chuyện Quê
Lạc bước vào tòa dinh thự bỏ hoang 137 tuổi bề thế nhất vùng thời xưa Nằm cách TP.HCM không xa, Dinh tỉnh trưởng Gò Công thích hợp cho một chuyến đi đổi gió ngày cuối tuần. Tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Côn phường 2, thị xã Gò Công, Tiền Giang là một tòa dinh thự vắng bóng người, ít du khách biết đến. Tuy nhiên, vẻ ngoài ấn tượng với phong cách kiến trúc cổ điển của...