Đến Đắk Lắk ngắm thác Thủy Tiên
Thác Thủy Tiên nằm về hướng đông bắc, tọa lạc tại cánh rừng rậm cách trung tâm xã Tam Giang (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) khoảng 7km.
Đến Thác Thủy Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy ba tầng thác đổ xuống những tảng đá ngộ nghĩnh gối chồng lên nhau. Tầng thứ nhất có độ dốc thấp, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm. Hai bên có nhiều rễ cây rũ xuống đong đưa.
Dòng nước tiếp tục trút xuống những bậc đá lớn tạo thành tầng thứ hai với nhiều hố nước xanh mát mẻ. Ở đây, bạn có thể rũ sạch những lo toan ngày thường để đắm mình trong dòng nước mát lạnh giữa đại ngàn xanh thẳm.
Tầng cuối cùng tiếp tục đổ xuống ghềnh đá bên dưới rồi tạo thành dòng suối trong vắt chảy về xuôi.
Giữa đại ngàn hùng vĩ, thác Thủy Tiên như một tiên nữ ẩn mình. Ngắm vẻ đẹp của thác, nghe tiếng nước gầm reo, tiếng chim hót lảnh lót, tiếng rừng xanh thì thầm qua kẽ lá khiến du khách thêm yêu thiên nhiên.
Về truyền thuyết thác Thủy Tiên, chuyện xưa kể rằng, có một lần, Giàng giận dữ gây khô hạn khiến sông suối cạn kiệt. Chồng nàng H’Năng đã cùng trai tráng trong làng phải đi tìm vùng đất mới. Họ đi mãi chẳng thấy về. Nàng H’ Năng mỏi mòn trong nỗi mong nhớ đã lên đường tìm chồng. Nàng đi mãi, đi mãi, kiệt sức rồi quỵ ngã xuống lòng suối cạn.
Thương xót tấm lòng trung trinh, quả cảm của nàng, Giàng đã ban mưa xuống. Các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại tràn về nhưng nàng H’ Năng thì không còn nữa. Tóc nàng trải dài theo con suối nhỏ tạo thành ngọn thác đẹp và duyên dáng, người đời gọi thác Thủy Tiên từ đó.
Video đang HOT
Theo iHay
Lý Sơn kỳ thú - Kỳ 1: Trở về với biển cả
Theo con tàu cao tốc rẽ sóng ra khơi có nghĩa là bạn đã bỏ lại sau lưng cuộc sống bộn bề để về với biển cả, với sự thanh bình và những người dân hiền hòa, mến khách. Lý Sơn là thế.
Khung cảnh tấp nập ở bến cầu tàu Lý Sơn
Chúng tôi đến Lý Sơn vào những ngày trời nắng như đổ lửa. Đó là những ngày giữa tháng 6, với cái nắng cháy sém da. Nhưng, cũng bởi vậy mà nước biển trong xanh như trong truyện cổ tích, sóng hiền hòa và bình lặng. Dậy từ 5 giờ sáng để kịp bắt chuyến xe buýt từ thành phố Quảng Ngãi ra cảng Sa Kỳ, đến nơi dòng người xếp hàng thật đông và dài, đợi đến khi mua được tấm vé trên tay. Tôi, cũng là một trong số những người may mắn có tấm vé lên tàu cao tốc trong khi nhiều người chậm chân đành đi tàu chợ, hoặc đợi đến sáng hôm sau. Thay vì yên vị với chỗ ngồi của mình, tôi chọn lên boong tàu để ngắm sóng biển tung bọt trắng xóa dưới thân tàu, khi nó rẽ sóng nước ra khơi.
Hành trình hơn 1 giờ đồng hồ từ cảng Sa Kỳ đến huyện đảo Lý Sơn dường như quá ngắn bởi chỉ mải mê ngắm cảnh đẹp thôi, bạn đã tiếc hùi hụi vì thuyền cập bến. Nước mênh mông, trong xanh, hòa vào nền trời với những đám mây trắng như bông. Mê mẩn cảnh đẹp, lòng tự hào vì vùng biển, vùng trời quê hương càng lớn hơn.
Lý Sơn chào đón chúng tôi với sự tấp nập trên bến dưới thuyền khi người dân địa phương ra đảo, mang theo cơ man các loại hàng hóa. Trong khi đó, người dân địa phương cũng chờ sẵn để chuyển rất nhiều sản vật của biển cả, đặc biệt không thể thiếu 2 đặc sản trứ danh là tỏi và hành theo những chuyến tàu gỗ vào bờ. Cảnh nhộn nhịp ấy, khác xa hình dung ban đầu của tôi về Lý Sơn. Nhưng, sự nhộn nhịp ấy báo hiệu niềm vui cho cuộc sống no đủ của người dân nơi đây và sự hiền hòa của thiên nhiên, con người vẫn vẹn nguyên.
Lý Sơn bình yên đến lạ
Thay vì chọn nhà nghỉ nằm ngay khu vực cầu cảng, chúng tôi lân la hỏi những người bán hàng ở đây và tìm đến ngôi nhà của chị Phụng - cách đó chừng 200m với mong muốn được trải nghiệm cảm giác ăn cùng, ở cùng người dân nơi này. Nhà chị Phụng trước đây vốn kinh doanh karaoke nhưng sau này, làm ăn không còn như mong muốn, chị chuyển sang làm dịch vụ kiểu homestay và chúng tôi là những khách trọ may mắn đầu tiên, với giá 50.000/đêm. Nhà có điện theo giờ và có nước ngọt để chúng tôi sinh hoạt hàng ngày.
Sau khi nghỉ ngơi lấy lại sức và ăn trưa, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá đảo bằng việc đi bộ quanh khu vực cầu cảng, đi thăm các đình, đền của hai xã trên đảo lớn. Chúng tôi không quên ghé Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Câu chuyện cùng cô hướng dẫn viên, vốn là cán bộ phòng văn hóa huyện nơi đây, càng trở nên thân tình với rất nhiều thông tin hấp dẫn.
Những ngõ nhỏ quanh co của ngôi làng trên đảo
Khi mặt trời đã gắt, chúng tôi di chuyển lên đỉnh Thới Lới để cùng ngắm cột mốc Lý Sơn và chiêm ngưỡng toàn bộ đảo từ trên cao. Suốt quãng đường đi, những luống hành đang vào mùa xanh tốt, những ruộng dưa hấu "lúc nhúc" trái như những chú lợn con. Trước khi lên đỉnh, chúng tôi cùng khám phá chùa Hang với tầm nhìn hướng biển vô cùng đẹp. Chiếc xe máy thuê của người dân trên đảo có phần cũ kỹ nhưng cũng giúp chúng tôi "bò" lên đỉnh Thới Lới khi ánh mặt trời bắt đầu xuống biển, đỏ rực. Nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay kiêu hãnh trên bầu trời, cảm giác tự hào càng dâng lên.
Từ trên đỉnh Thới Lới, Lý Sơn hiện ra thật nhỏ bé, tựa như có thể ôm trọn vào vòng tay. Cảnh đẹp còn tuyệt vời hơn khi ngắm hồ nước ngọt vốn là miệng núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm. Dòng nước hiền hòa này bao đời nay là mạch ngầm cung cấp nước sinh hoạt, trồng trọt cho người dân địa phương. Trong không gian bao la, lòng người như tự tại, cùng nhau ngồi nhìn ngắm mặt trời xuống biển, thưởng thức trái dưa hấu "hắc mỹ nhân" do chính bàn tay những người dân trên đảo trồng được.
Khi đèn điện bắt đầu sáng lên cũng là lúc chúng tôi xuống núi, bon bon trên con đường vắng nhưng gió biển thổi mát rượi. Cả một ngày lang thang trên đảo không khiến chúng tôi có cảm giác mệt mỏi, mà trái lại niềm hưng phấn còn cao hơn. Buổi tối, sau khi đã kịp tắm giặt, cả nhóm cùng nhau trở lại khu vực cầu cảng, thưởng thức món cuốn thịt nướng với thứ nước xốt được làm tự đậu phộng béo ngậy. Ăn kèm với vài loại rau, những lát chuối xanh và không quên những tép tỏi Lý Sơn thơm nồng, tôi nói với cô bạn đi cùng mình, chưa bao giờ tôi thấy thứ nước chấm và loại tỏi nào ngon đến thế. Đêm về, gió biển mát rượi và chúng tôi cùng say sưa trong giấc nồng.
Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý
Những luống hành được trồng khắp nơi trên đảo vào khoảng tháng 6
Dưa hấu "hắc mỹ nhân" ở Lý Sơn không ngọt gắt mà thanh mát
Thắng cảnh chùa Hang
Tượng mẹ Quan Âm ở chùa Hang
Bên trong chùa Hang với không gian trang nghiêm
Đảo lớn Lý Sơn nhìn từ đỉnh Thới Lới
Hồ nước ngọt trên đỉnh Thới Lới
Theo iHay
Có một Sa Pa dịu dàng như thế Sapa chẳng còn như ngày xưa; Sa Pa xô bồ và thương mại quá; Sa Pa chẳng còn "tình"..., ,tôi nghe những lời ấy khi quyết định lên Sa Pa trốn phố mấy ngày giữa cơn bão quay cuồng của những kế hoạch dồn dập kéo dài. Sa Pa - tôi từng đi lướt qua phố núi ấy trong một ngày tháng 4...