Đến Đà Nẵng trong một ngày lộng gió
1. Vậy là một lần nữa tôi đã quay trờ lại Đà Nẵng. Vừa xuống sân bay, tôi đã gọi ngay taxi để đi đến điểm hẹn trên đường Võ Nguyên Giáp. Xe đi bon bon cho đến khi anh tài xế hỏi có muốn mở hết cửa ra không.
Gió ngọt và biển mặn…
Mở cửa ra để đón gió trời Đà Nẵng đấy. Đầu tháng 8, Đà Nẵng không nóng. Chỉ là hơi biển mang một chút nực phả vào người mà thôi. Vậy là đủ để con người xa Đà Nẵng lâu năm như tôi cảm nhận được thứ gì đó vô cùng da diết.
Xe đi qua cầu Rồng. Cây cầu nổi tiếng với du khách từ lâu lắm rồi. Chỉ một con rồng mà nâng hình ảnh thành phố này lên nhiều. Chỉ một con rồng thôi sao? Tôi tự cười vào chính mình khi nhớ lại lời người thầy ở Trường đại học Kinh tế hồi còn học đại học ở Đà Nẵng. Mới thế mà hai chục năm rồi ấy nhỉ. “Khi ấy chúng tôi vô cùng tự hào vì đã xây dựng được công trình cầu sông Hàn hùng vĩ”. Không khí lúc ấy thật tuyệt vời. Hàng vạn con người hòa chung nhịp đập. Rồi hàng ngàn tiếng reo vui cất lên rộn rã.
2. Cảm xúc chỉ đơn giản thế thôi. “Đơn giản vì anh đã trở thành người Đà Nẵng rồi”. Lời anh lái taxi làm tôi cảm thấy tự hào. Đó là cảm giác chưa bao giờ có được, kể cả khi rời Đà Nẵng về sống ở Hà Nội hay trong mấy lần quay lại Đà Nẵng du lịch. Có lẽ, cảm xúc chỉ bất chợt ập đến khi chính tôi được hít thở không khí của non nước trời mây Đà Nẵng.
Video đang HOT
Ngồi một mình lặng nghe nhịp sống của thành phố mến thương. Đâu đây như có tiếng thì thầm nhè nhẹ. Tiếng rì rào của gió biển xanh và lá dừa lan tỏa. Cảm giác này không thể có được nếu tôi vẫn còn đắm mình trong căn phòng với bốn bức tường xung quanh. Nếu hỏi tôi có sẵn lòng đến đâu vui sống thì đây chính là câu trả lời. Đà Nẵng và chỉ Đà Nẵng thôi.
Rồi cũng đến nơi, được dừng lại và ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, nơi xanh tươi và đáng sống. Đà Nẵng lung linh. Đà Nẵng tuyệt vời. Phải xa bao lâu để cảm nhận được sức sống ẩn sau vẻ sôi động của đường phố? Đó là gió biển. Là ly cà phê bình dị uống ở bất kỳ vỉa hè hay quán nhỏ nào nơi gió thổi lồng lộng mơn man da thịt. Đà Nẵng là nơi tạo dựng bao cảm xúc yêu thương như thể đó là điều hiển nhiên trong cuộc đời này.
Một ngày lộng gió. Một ngày thả bộ trên đường Võ Nguyên Giáp rộng thênh thang. Con đường của du lịch, của các điểm lưu trú cả sang trọng và bình dân. Nhìn xung quanh, vẫn có vết tích của sự phát triển không ngừng. Từ công trình xây dựng đến đường sá, tất cả đều toát lên vẻ tươi mới và năng động.
Đến quán cà phê không chỉ để uống mà còn để hít hà gió biển. Từng chút một, Đà Nẵng, một thành phố trẻ cũng đã có bụi thời gian. Nhạc cất lên du dương, khe khẽ. Gió lướt qua du khách, làm tâm hồn cảm nhận được sự đắm say của thiên nhiên sát bên mình.
3. Thời APEC. Chúng tôi vẫn gọi Đà Nẵng như thế kể từ sự kiện nâng tầm mạnh mẽ hình ảnh nơi đây. Một ngày đã qua là một lần nhìn lại. Mỗi năm là một sự lột xác mới. Khi tôi quay lại mảnh đất này, niềm tự hào tăng dần theo năm tháng, niềm cảm mến dần tích tụ rồi thăng hoa không tả.
Hai mươi năm. Đó là khoảng thời gian đủ dài để đánh giá về sự phát triển của một thành phố. Nhưng chính những con người trong cuộc mới chính là chứng nhân cho quá trình lột xác. Ai cũng dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhất, nhưng thành quả không đến từ phép mầu mà bằng chính cố gắng, nỗ lực từng ngày của mỗi người dân Đà Nẵng. Cảm giác đó đem đến cho mỗi du khách sự thay đổi mỗi khi quay trở lại, mỗi khi khám phá ra một nét mới trong chuyến đi của mình. Giọng hát vang lên bài ca “Đà Nẵng trong tim tôi” tiếp thêm sinh lực cho đoàn khách vốn đã khá mệt sau một chuyến đi dài.
Rời Đà Nẵng còn hẹn ngày gặp lại. Đó là điều ai cũng muốn nói để thay lời cảm ơn vùng đất luôn đem lại cảm xúc cho du khách. Rồi lần sau quay lại, có lẽ Đà Nẵng vẫn sẽ gây ngạc nhiên cho tôi với diện mạo và sự phát triển của mình.
Ngư dân Đà Nẵng kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ 'món quà' từ biển cả
Sau mấy ngày mưa lớn, ngư dân Đà Nẵng kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ khai thác ruốc biển-đặc sản được ví như món quà của biển cả.
Những ngày này, dọc theo bờ biển Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), từng chiếc thúng, chiếc thuyền náo nhiệt, đông vui sau một ngày đánh bắt ruốc biển trở về. Trong ảnh: Từng thúng ruốc được ngư dân chuyển từ trên tàu vào bờ sau một ngày lênh đênh trên biển.
Cứ vào các tháng 12, tháng 1 và 2...dọc bờ biển những con ruốc sẽ vào dày đặc. Ngư dân chỉ việc theo hướng di chuyển của đàn ruốc mà thả lưới.
Tuy vậy theo anh Khang, một ngư dân trú ở phường Mân Thái, quận Sơn Trà chia sẻ, công việc đánh bắt ruốc nhìn dễ dàng nhưng cũng không kém phần nguy hiểm vì mùa này sóng biển khá lớn. Người đánh bắt đòi hỏi phải quan sát kĩ và nắm bắt được thời cơ thả lưới. Trong ảnh: Những người mẹ, người vợ của các ngư dân tranh thủ khiêng ruốc lên bờ
Thời điểm này, vừa vào mùa, được vụ nhưng giá ruốc thấp hơn so với mọi năm. Giá ruốc bán tại bãi biển những năm trước từ 30-40 nghìn đồng/kg. Nhưng năm nay giá giảm gần một nửa chỉ còn 15-20 nghìn đồng/kg. Trong ảnh: Từng thúng ruốc tươi rói được để ráo trước khi đưa đi tiêu thụ.
Chị Tú Anh, vợ của anh Khang cho biết gia đình chị có nhiều thế hệ làm nghề khai thác ruốc mỗi khi vào mùa. Ngày thường, chồng chị chủ yếu đánh bắt cá. Nhưng cứ đến mùa này thì chồng chị ra khơi bắt ruốc về bán. Thuyền đã ra khơi từ sáng sớm, nhưng do mưa lớn nên vào trễ hơn so với dự kiến. Một chuyến như vậy thường thu về gần 1 tạ ruốc, cho thu nhập khoảng 1,8-2 triệu đồng. Trong ảnh: Chỉ cần chăm chỉ, ngư dân có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày từ việc đánh bắt ruốc biển.
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, quán nhậu, nhà hàng đóng cửa khiến nhiều ngư dân phải tự tìm nơi tiêu thụ.
Đà Nẵng gìn giữ, bảo tồn vẻ đẹp cổ kính nhà thờ cổ Tùng Sơn Trải qua thời gian hơn 117 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng. Bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn 117 năm tuổi. Trải qua hơn 117 năm xây dựng, nhà thờ cổ Tùng Sơn (Đà Nẵng) gần như...