Đến “Cổng trời” giữa cảnh mây núi mênh mông
Cùng với đèo Mã Pí Lèng ( tỉnh Hà Giang), đèo Khau Phạ ( Yên Bái), đèo Pha Đin (ranh giới Điện Biên và Sơn La), thì đèo Ô Quy Hồ được xem là trong “tứ đại đỉnh đèo” (bốn đèo cao nhất) của Việt Nam. Đèo còn được gọi là “ Cổng trời”.
Đèo Ô Quy Hồ (hay còn gọi là đèo Ô Quý Hồ) là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Đèo Ô Quy Hồ cũng là đèo dài nhất Việt Nam với độ dài gần 50km…
Đèo Ô Quy Hồ nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh đèo cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh.
Chỉ cách thị xã Sa Pa (Lào Cai) khoảng 17km, du khách ưa khám phá có thể thuê một chiếc xe máy và tự mình chinh phục cung đường huyền thoại của một trong “tứ đại đỉnh đèo”.
Về cái tên Ô Quy Hồ, truyền thuyết dân gian kể lại rằng, đèo chính là nơi gặp gỡ của một tiên nữ trên thiên đình và chàng tiều phu có tên Ô Quy Hồ. Do khoảng cách người – tiên cách biệt, không đến được với nhau, nàng tiên nữ vì nhớ người yêu đã hóa thành một loài chim lông vàng bay quanh đỉnh núi kêu lên ba tiếng “Ô Quy Hồ” da diết. Từ câu chuyện tình yêu cảm động đó, dân gian đã gọi con đèo này là đèo Ô Quy Hồ.
Thực chất, tên đèo Ô Quy Hồ được gọi theo tên bản Ô Quy Hồ nằm cạnh quốc lộ 4D, nay thuộc phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Tên bản đặt theo tiếng HMông, song người từ xa đến ưa gọi “Ô Quy Hồ” vì có phát âm nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Do nằm cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ còn có tên khác là đèo Hoàng Liên Sơn.
Vì vị trí đỉnh đèo cũng ở gần ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, tên chính thức của đèo ở đường phân thủy là “đèo Trạm Tôn”.
Với người dân địa phương, đèo được gọi là Cổng Trời, hay đèo Mây do đỉnh đèo ở giữa khung cảnh mây núi mênh mông.
Đèo Ô Quy Hồ nằm ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, trong đó 1/3 quãng đường thuộc địa phận Sa Pa, tỉnh Lào Cai, còn 2/3 còn lại nằm ở phía huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Xưa kia, cung đường đèo Ô Quy Hồ khi chưa được làm rất nguy hiểm, cùng với những câu chuyện kỳ bí được thêu dệt khiến cho nơi đây hoang vắng.
Từ khi tuyến đường được nâng cấp, đèo Ô Quy Hồ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn mà những người ham thích du lịch bụi muốn được chinh phục trong hành trình khám phá Tây Bắc.
Thác Bạc, một thắng cảnh thuộc phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhìn từ quốc lộ 4D – tuyến đường đi qua đèo Ô Quy Hồ.
Cảnh đồi núi ngoạn mục, bao la trên cung đường đèo Ô Quy Hồ
Làng treo lưng núi
Dọc dải miền Trung có hàng ngàn ngôi làng nhỏ như thế. Mỗi làng và nhóm làng dù nhỏ đều có một thiết chế xã hội nhất định, với bản sắc văn hóa độc đáo.
Ngôi làng của người Cor nằm giữa lưng núi thuộc hệ núi Cà Đam, đầu nguồn suối Nia (giáp ranh huyện Trà Bồng, và huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi)
Cách thức canh tác rẫy của đa phần người dân tộc thiểu số mất nhiều sức lao động, tác động mạnh vào rừng núi, nhưng hiệu quả kinh tế không cao
Thôn Quế (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) cao chót vót trên đỉnh núi Cà Đam đang nuôi dưỡng những cây sâm thuốc bản địa
Trẻ em thường theo bố mẹ lên rừng, rẫy để lao động từ nhỏ, phần lớn không được học hành đầy đủ
Chuyến xe thồ của thương lái miền xuôi là "chợ di động" của người dân các ngôi làng ở miền núi xa xôi
Nhiều ngôi làng người Cor ở miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) bảo tồn, giữ gìn loài cây quế bản địa
Người dân nơi "cổng trời" Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định) tự trồng rừng sầu đâu để lấy gỗ xây dựng nhà ở
Ngôi làng của người Cơ Tu (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)được Nhà nước quy hoạch tập trung để giảm thiểu rủi ro của thiên tai và được giữ lại các thiết chế, văn hóa của mình.
Cánh đồng mênh mông sen trắng ở Hà Nội vào mùa, thu hút giới trẻ check-in Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km, cánh đồng sen trắng rộng mênh mông ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang vào đầu vụ là địa điểm đang thu hút các bạn trẻ tới đến ngắm hoa và chụp ảnh. Đầm sen trắng rộng hàng nghìn mét vông cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km....