Đến cơ quan thì SẾP GẠ GẪM, về nhà CHỒNG lại NGÓ LƠ
Người mình cần thì lại bàng quan, người mình không cần thì tám tiếng một ngày vẫn luôn chạm mặt. Công việc có thể đổi, cô lại có thể gặp một người sếp tử tế hơn. Nhưng còn chồng, chẳng lẽ lại thay, mà có thay biết đâu lại tồi tệ hơn thế nữa!
Đã cuối chiều nhưng Minh lại chưa muốn về nhà, vòng quay của bánh xe đều đặn hơn cảm xúc của cô lúc này: ngột ngạt, bực bội song không biết tâm sự cùng ai. Kể làm sao được hành động sàm sỡ của ông sếp lúc nãy khi cô lên xin chữ ký và bộ mặt đăm đăm chiêu chiêu của lão chồng khi cô sẽ cất bước vào nhà.
Khi mọi thứ mông lung, cô ấy chẳng biết phải làm gì (Ảnh minh họa)
Minh lập gia đình đã lâu, có đủ nếp đủ tẻ nhưng cuộc sống gia đình cô lại đều đều nhạt nhạt như nước ốc. Chồng cô chỉ hơn cô hai tuổi nhưng tính tình lại như một ông già. Không thích vợ chưng diện, áo quần lúc nào cũng kín cổng cao tường. Hội họp bạn bè ông thường không đi khiến Minh luôn mất hứng. Khó chịu là vậy, nhưng hở chút là hờn dỗi, vợ trái ý một chút là bỏ cơm, bỏ bữa, chiến tranh lạnh luôn là người khơi mào. Sống lâu cũng thành quen, Minh trở nên lặng lẽ. Suốt một ngày ở nhà với nhau, họ chẳng có gì để nói, vì có nói lại bất đồng, chồng cô lại thở dài thườn thượt.
Về nhà thì gặp anh chồng vô tâm (Ảnh minh họa)
Minh chỉ mong đến giờ đi làm, để được tám với hội đồng nghiệp hay đi qua phòng nọ chọc người này, phòng kia chọc người khác. Cô đi đến đâu, rôm rả tới đó. Chính cô cũng phải thừa nhận: đến cơ quan, mình mới được sống là chính mình.
Nhưng từ ngày sếp cũ chuyển đi, sếp mới về, công việc và tính tình cô có sự đổi khác. Từ bộ phận văn thư, cô được đề bạt lên làm trợ lý kiêm thư kí cho sếp. Lúc đầu, cô không nghĩ đó là đặc ân vì khả năng và sắc vóc cô, thừa khả năng để cô có sự phát triển trong công việc.
Ấy vậy mà, mừng đâu chẳng thấy, cô chỉ thấy tù túng và khó chịu trước cặp mắt đa tình của sếp mới giành cho cô. Mỗi lần gặp cô, ông hay pha trà và kéo ghế để cô ngồi lại gần. Lúc đầu, cô không để ý vì cho đó là phép lịch sử. Vậy mà, dần dà, ông gợi chuyện “ tối nay Minh có đi đâu không, mình muốn nhờ Minh tí việc“. Kiểu xưng hô “Minh – mình” làm cô chột dạ. Thường ngày, cô vẫn gọi “thưa sếp” và “tôi”, nhưng sếp lại lờ đi và kêu cô bằng tên như thể hai người đã thân thiết lắm rồi.
Video đang HOT
Đến cơ quan thì sếp lại quan tâm quá mức (Ảnh minh họa)
Trước khi về công ty cô, Minh nghe thiên hạ bàn tán “sếp mới lắm tài nhưng cũng nhiều tật”. Giờ thì cô biết đó là tật gì, vì thế chỉ những khi cần thiết, Minh mới lên gặp sếp hoặc đi cùng với cô bạn đồng nghiệp.
Thế nhưng không phải khi nào cô cũng tránh được. Cô không lên thì sếp kêu lên, nào là “ cô đánh cho tôi cái báo cáo”, “chuẩn bị cùng tôi đi tới hội thảo”. Không gian bó hẹp lại chỉ có hai người: khi phòng sếp, khi trên ô tô. Mặc dù mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát, thế nhưng những cái chạm vai, chạm eo dù vô tình hay cố ý khiến cô khổ sở. Cô không phải loại đàn bà dễ dàng để đàn ông tán tỉnh, càng không phải kiểu người dễ bị o ép. Nhưng sự lập lờ, lờn vờn của sếp làm cô chưa dám tỏ thái độ. Chỉ đến một ngày, sau tiệc chiêu đãi khách hàng, cô chuẩn bị ra về thì sếp kéo cô lại. Cái kéo tay rất mạnh khiến cô chúi người về phía ông. Lạ thay, ông cúi người nhưng chỉ nói “mình xin lỗi”.
Thái độ lịch sự hơn mức bình thường làm Minh bối rối. Vì lúc đó, trong đầu cô đang nghĩ tới một hành động tồi tệ sẽ đến với mình. Rồi Minh tự trấn an “chắc mình nhạy cảm quá”, để khi ngồi trên xe, họ đuổi theo những ý nghĩ khác nhau mà không ai nói với ai nửa lời.
Muốn tìm cảm giác bình an với cô thật khó (Ảnh minh họa)
Về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi thay áo quần, cô đã ngửi ngay mùi khói thuốc lá đặc quánh lấy căn phòng. Chồng cô chứ ai, nói mãi, góp ý mãi mà có chịu bỏ cái tật hút thuốc lá trong nhà. Nhìn lên bàn ăn thì chén bát ngổn ngang. Thay vì nghe tiếng cô càm ràm thì anh chồng đã lên tiếng trước “ dạo này cô lơ là công việc gia đình rồi đấy, đàn bà có phấn đấu cả đời cũng không bằng bọn tôi hắt xì một cái”.
Minh ngao ngán bước về phòng, cô muốn được tĩnh tâm giây lát. Cô ước gì chồng mình biết hỏi han, biết quan tâm đến cô một chút thì dù khó nói mấy cô cũng thấy lòng thanh thản. Hay ít nhất, anh định hướng cho cô nên làm gì, làm như thế nào để cô bớt chông chênh. Nhưng ước chỉ là ước, mặc cho cô trằn trọc, chồng cô đã ngáy o o.
Tìm chút thảnh thơi với Minh sao mà khó quá! Trở về nhà thì nồng nặc khói thuốc và mùi gia trưởng. Đến cơ quan lại không thoải mới với kiểu ỡm ờ của ông sếp mới. Mọi thứ vẫn chưa có gì là quá mức nhưng cô thấy thật nặng nề. Người mình cần thì lại bàng quan, người mình không cần thì 8 tiếng một ngày vẫn luôn chạm mặt. Công việc có thể đổi, cô lại có thể gặp một người sếp tử tế hơn. Nhưng còn chồng, chẳng lẽ lại thay, mà có thay biết đâu lại tồi tệ hơn thế nữa! Minh chép miệng tự trấn an mình: “d ù thế nào, cũng sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm” và cô đắm mình vào giấc ngủ.
Theo Emdep
Phụ nữ, tuyệt đối tránh xa những thói xấu này trong hôn nhân
Dưới đây, các chuyên gia hôn nhân và gia đình chia sẻ những lý do phổ biến nhất khiến các ông chồng bực mình và cách làm thế nào để bảo vệ cuộc hôn nhân của bạn, phụ nữ nên biết để tránh.
Tranh cãi không "đẹp"
Tiến sĩ tâm lý, chuyên gia trị liệu các vấn đề gia đình và hôn nhân Bob Navarra cho rằng, muốn hạnh phúc, các cặp vợ chồng không nhất thiết phải giảm tranh cãi mà chỉ cần tranh cãi một cách tốt hơn. Đó là miêu tả cảm giác và nhu cầu của mình chứ không phải quy chụp người bạn đời đã sai lầm.
Các chuyên gia phát hiện các bà vợ thường nâng tầm vấn đề khi tranh luận trong khi các ông chồng có xu hướng thu lại khi có dấu hiệu cãi nhau to. Để tranh cãi xảy ra, phụ nữ thường bắt đầu cuộc tranh luận với những nhận định tiêu cực, điều đó chỉ khiến mọi thứ trở nên xấu đi. Thay vì tấn công cá nhân: "Anh lúc nào cũng không cẩn thận", "Chúng ta sẽ lại bị muộn giờ vì anh"... sẽ khiến chồng trở nên phòng thủ và chống đối, các bà vợ hãy bắt đầu bằng những mệnh đề khác như: "Khi..., em cảm thấy rất thất vọng, cái em cần là...).
Những hờn dỗi không rõ nguyên do cũng là thói xấu của phụ nữ trong hôn nhân - Ảnh: minh họa
Kể chuyện gia đình mình cho người khác
Những thứ bạn nghĩ là vô hại như những lời phàn nàn về chồng con, gia đình với bạn bè và người thân thực sự lại có thể phá vỡ niềm tin nơi chồng bạn. Đàn ông cảm thấy nhục nhã và bị tổn thương. Chuyên gia các vấn đề xã hội Norene Gonsiewski khuyên: "Nếu bạn thật sự cần phải trút bầu tâm sự, hãy đến gặp các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để mọi thứ được bí mật".
Phóng đại và nói quá mọi việc
Phụ nữ thích phóng đại và nghĩ quá về tất cả mọi việc, dù đó là sự việc vô cùng nhỏ nhưng qua miệng truyền đạt của phụ nữ thì nó lại trở thành vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nếu chàng không nghe điện thoại, ngay lập tức nhiều nàng nghĩ rằng anh ta đang làm việc gì mờ ám. Hay chàng không may quên mua món đồ mình dặn, nàng vội kết luận rằng chàng vô tâm, không chăm lo đến mình. Và danh sách những điều tương tự như vậy còn rất dài.
Nhai đi nhai lại mọi chuyện
Phụ nữ thích "nhai" lại mọi chuyện cho dù nó đã xảy ra rất lâu rồi. Chỉ cần chàng mắc một lỗi sai nào đó, nhiều cô nàng sẽ lôi cả chuyện trong quá khứ ra để chỉ trích. Thật lòng, chẳng gã đàn ông nào thích một người phụ nữ chuyên đào bới dĩ vãng như thế.
Xem chồng như một đứa trẻ
"Một vấn đề lớn mà tôi nhìn thấy ở những ông chồng bất mãn với vợ là vì anh ta cảm thấy đang bị vợ coi như trẻ con", chuyên gia trị liệu các vấn đề hôn nhân và gia đình Mary Kelleher cho biết. Điều này khiến anh ấy cảm thấy mình thua kém và bất bình. Rõ ràng chẳng người đàn ông nào muốn cưới một phụ nữ về để làm mẹ của mình cả.
Những hờn dỗi mà không biết rõ nguyên do
Trong cuộc sống hôn nhân nếu những điều không bằng lòng về nhau hãy nói ra vì nếu vẫn cứ giữ trong im lặng thì có thể những suy nghĩ, những phán đoán đó đôi khi không đúng và điều này khiến người bạn đời không thể hiểu điều gì đang xảy ra và phản ứng, cư xử như thế nào?
Ghen tuông khi anh ta nhìn ngắm phụ nữ khác
"Đàn ông là những sinh vật trực quan", tiến sĩ Meunier cho biết, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi một người đàn ông dị tính điển hình sẽ chú ý đến một người phụ nữ đẹp. "Những người vợ hiểu được điều này và không quan tâm đến nó, sẽ giảm thiểu được những cuộc tranh cãi không hiệu quả do ghen". Khi một người vợ phản ứng quá mức với một tình huống, người chồng sẽ trở nên phòng thủ và bất mãn. Meunier khuyên: "Hãy bình tĩnh. Bạn không cần phải lo lắng. Những hành vi như thả tay vợ ra để qua góc phòng bên kia nói chuyện với một người phụ nữ mới là biểu hiện của việc thiếu cam kết với bạn".
Dành nhiều thời gian cho điện thoại
Theo các nhà trị liệu thì điện thoại đôi khi đã chiếm hết thời gian của cặp vợ chồng. Cuộc sống "kỹ thuật số' vô cùng tác hại cho cuộc sống hôn nhân. Thêm vào đó điện thoại thông minh đã làm thay đổi sự giao tiếp lẫn nhau vì những nhắn tin không thể hiện được sắc thái của người đối diện. Để giảm thiểu điều này bạn nên để chế độ "máy bay" khi đang trao đổi trò chuyện với người bạn đời.
Theo Một Thế Giới
Hạnh phúc tột cùng giây phút biết mình mang thai Co le, thơi khăc biêt minh mang thai la phut giây hanh phuc, thiêng liêng, kho quên nhât trong cuôc đơi cua ngươi phụ nữ. ảnh minh họa Sau đam cươi, bô me hai bên nôi - ngoai đêu mong co chau bê bông nên "ha lênh" vơ chông tôi phai sơm sinh con. Chung tôi vâng da cho bô me đôi bên...