Đến cố đô Huế, khám phá phố Tây trên đường Phạm Ngũ Lão
Không giống với phố Tây sôi động và náo nhiệt của những thành phố du lịch khác của Việt Nam, phố Tây ở Huế vẫn giữ được nét trầm mặc vốn có của cố đô.
Đông vui về đêm
Dọc con phố có cửa hàng lưu niệm bán đủ các mặt hàng truyền thống cùng nhà hàng, khách sạn và văn phòng du lịch. Phố đông vui nhất khi màn đêm buông xuống. Những đoàn khách rảo bước quanh các cửa hàng lưu niệm, sau một ngày đi thăm hoàng cung, lăng tẩm hoặc chùa chiền.
Trục đường chính của phố Tây tại Huế vô tình cũng mang tên Phạm Ngũ Lão giống phố Tây ở TP.HCM.
Phố Phạm Ngũ Lão về đêm.
Ngày nay, con phố này đã mở rộng sang các con đường gần đó như Chu Văn An, Lê Lợi, Võ Thị Sáu. Có một quán mang tên DMZ (tức khu phi quân sự thời chiến tranh), nằm ngay góc Lê Lợi – Phạm Ngũ Lão, với bàn ghế bày ra cả ngoài trời.
Trên đường Phạm Ngũ Lão có một số quán ăn bán cả cà phê khá lớn như Octopus. Quán sơn màu hồng nhã nhặn, nhà kiểu cổ, trước đây cũng là một ngôi nhà vườn. Tên quán cách điệu thành con bạch tuộc, khảm từ những mảnh sứ vỡ, trông khá đẹp mắt. Dọc đường Phạm Ngũ Lão tất nhiên không thể thiếu các quán ăn đặc sản Huế như bún bò, bánh bèo, bánh khoái, bánh nậm, nem lụi.
Tên các món ăn đều được ghi bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Bún bò là Hue beef noodle soup; bánh nậm là nam pancake… Cách dịch này khá ngây ngô nên có lẽ du khách nước ngoài khó mà hình dung được là món gì. Do vậy một số nhà hàng đã in hình món ăn vào thực đơn, dưới tên tiếng Anh để cho dễ tưởng tượng.
Ngày xưa vắng vẻ
Trong phố Tây còn có những chiếc xích lô trông rất nổi bật: Khung xe được sơn màu tím Huế và bạt che mưa nắng màu đỏ.
Những năm 1980, chỉ có những cặp tình nhân sinh viên đi dạo ở đây. Ngày trước vắng vẻ vì đường này ngắn và ít người sinh sống, có những nhà vườn rất rộng. Nơi đây bắt đầu được xây dựng nhiều, sau khi khách sạn Hoa Hồng 2 xuất hiện cùng các dịch vụ du lịch. Rồi các cửa hàng, khách sạn khác… cũng ra đời. Từ đó đất đai bắt đầu lên giá.
Hình ảnh khá quen thuộc ai cũng dễ bắt gặp đó là người dân sống trong khu phố rất ý thức việc dắt xe máy ra khỏi phố đi bộ.
Đường Phạm Ngũ Lão chỉ dài hơn 200m, hai đầu là đường Võ Thị Sáu và Lê Lợi. Đường Lê Lợi có vị thế đẹp nhất và giá nhà đắt nhất cố đô, nằm dọc theo bờ sông Hương với gần 60 cây cổ thụ. Cố đô vẫn còn lưu giữ nhiều di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, có núi Bạch Mã – nơi người Pháp trước kia đã xây dựng khu nghỉ dưỡng, có nhiều chùa đẹp như Thiên Mụ.
Huế lại ở gần Quảng Bình – nổi tiếng với động Phong Nha, thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương… Thành phố này cũng không xa Hội An nên có thể được xem như một trung tâm du lịch, du khách có thể dừng chân trước khi thăm thú những điểm du lịch khác.
Thật đặc biệt, nằm ngay giữa phố Tây là nơi sinh hoạt của một nhóm ca Huế, tại nhà của nhà văn Bửu Ý (số 9 Phạm Ngũ Lão). Nhóm thường gặp nhau vào thứ Bảy hằng tuần. Những nghệ nhân ca Huế kỳ cựu như Thanh Tâm, Minh Mẫn, Thanh Hương… vẫn đến đây hát cho nhau nghe.
Video đang HOT
Phố Tây Huế mở cửa vào 3 ngày cuối tuần.
Ngôi nhà của nhà văn còn là nơi đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng thức và tìm hiểu nghệ thuật ca Huế. Họ không cần mua vé; nhà văn không làm kinh doanh.
Những nghệ nhân ở đây chỉ muốn bảo tồn và giới thiệu loại hình nghệ thuật này. Cho dù phố Tây nói riêng và thành phố Huế nói chung có phát triển thế nào đi nữa, dường như một số người dân địa phương vẫn cố gắng lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, không muốn cho chúng bị mai một.
Khám phá Song Wat - Khu phố tĩnh tại giữa ồn ào, náo nhiệt của Bangkok
Song Wat là một trong những điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm một nơi nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần trong sự yên bình và tĩnh lặng hơn hầu hết các địa điểm khác trong thành phố Bangkok.
Song Wat là một khu phố cổ nằm trong khu vực quận Samphanthawong của Bangkok, Thái Lan. Mặc dù chỉ dài hơn 1 km dọc theo Sông Chao Phraya, Song Wat có lịch sử hàng thế kỷ, được coi là nguồn gốc nền tảng di sản đa văn hóa ở Bangkok.
Ngày nay, khu phố nhỏ bé này là một trong những điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm một nơi nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần trong sự yên bình và tĩnh lặng hơn hầu hết các địa điểm khác trong thành phố Bangkok.
Tên gọi "Song Wat" có nghĩa là "được vẽ bởi nhà vua". Sau một trận hỏa hoạn tàn phá Sampheng năm 1906, Vua Chulalongkorn (Rama V) đã đề xuất xây dựng một con đường mới gần cảng sông gần đó. Đối với Song Wat, chính vua Chulalongkorn đã tự mình vẽ đường bằng bút chì trên bản đồ. Việc xây dựng được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ đường Chak Phet đến kết thúc tại Trok Rong Krata (nay là đường Yaowaphanit) vào năm 1892, giai đoạn thứ hai bắt đầu vào năm 1907 từ Trok Rong Krata đến kết thúc tại đường Charoen Krung như ngày nay.
Là khu vực được chỉ định cho tuyến đường thủy chính của Bangkok trên Sông Chao Phraya nổi tiếng, Song Wat được coi là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Những chiếc tàu hơi nước đi qua đã mở đường cho ảnh hưởng mạnh mẽ của người Trung Quốc và người Hồi giáo, cuối cùng đã phát triển thành một trạm giao dịch hàng hóa chính trên khắp Thái Lan và xa hơn nữa. Cho đến ngày nay, những tàn tích lịch sử của nó vẫn còn.
Bên cạnh đó, Song Wat còn là nơi tập trung giao thoa của nhiều tín ngưỡng tôn giáo với những công trình như Nhà thờ Lao Pun Tao Kong, một nhà thờ theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, Masjid Luang Kocha Itsahak, một nhà thờ Hồi giáo, hay Wat Pathum Khongkha (Wat Sampheng), một ngôi chùa của Thái Lan
Hiện nay, tình trạng của các tòa nhà dọc theo Song Wat vẫn giống như cách đây hơn 100 năm. Nhiều tòa nhà trong số đó hoạt động kinh doanh truyền thống, chẳng hạn như buôn bán hạt ngũ cốc nguyên hạt.
Hầu hết đây là những dãy nhà đầu tiên ở Bangkok dọc theo sông Chao Phraya. Những tòa nhà được trang trí đẹp mắt bằng vữa trát họa tiết hoa, quả và các cột Corinthian trên khung cửa sổ, những mái vòm được trang trí bằng kính màu.
Nhiều bức tường được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật graffiti của các nghệ sĩ phương Tây.
Tại lễ hội đường phố Bukruk được tổ chức năm 2016, nghệ sĩ người Bỉ ROA đã vẽ hai con voi lộn ngược trên tường của một tòa nhà ven sông. Bức tranh tường mang tính biểu tượng này đã giúp thu hút sự chú ý của du khách đến với Song Wat. Kể từ đó, một loạt các doanh nghiệp mới đã theo sau.
Kể từ đó, Song Wat đã trở thành điểm đến "hot" về phong cách sống mới nhất của Bangkok, với các quán cà phê đặc sản, nhà trọ và phòng trưng bày. Và với các tổ chức như Made In Song Wat - một tập thể gồm 13 doanh nghiệp - đang đấu tranh cho sự tăng trưởng bền vững, nét quyến rũ đích thực của nơi này có thể tỏa sáng trong nhiều năm tới. Đây là một sự phát triển đáng chú ý đối với một trong những khu thương mại lâu đời nhất của thành phố.
Năm 2023, Song Wat đứng thứ 39 trong bảng xếp hạng những khu phố tuyệt vời nhất thế giới, theo tạp chí Time Out.
Tạp chí Time Out mô tả: "Song Wat là một khu buôn bán quan trọng đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa đã không chạm được đến Song Wat cho đến mãi gần đây. Cộng đồng cư dân Song Wat, một nhóm những người buôn bán cũ, những chủ cửa hàng thuộc thế hệ thứ 2 và những doanh nhân trẻ đã quyết tâm thhay đổi khu phố già cỗi này thành một trung tâm giao thương trong thiên niên kỷ mới.
Xen kẽ giữa những hàng quán lâu đời và những quầy bán đồ ăn đã đi vào huyền thoại là những quán cà phê, những nhà nghỉ sang trọng những phòng trưng bày nghệ thuật đẳng cấp, những nhà hàng phục vụ các món đương đại cực kỳ hấp dẫn gói trọn trong một diện tích nhỏ hẹp".
Ở Song Wat, du khách có thể thưởng thức ẩm thực từ sang trọng đến bình dân. Chỉ cần đặt chân vào bất kỳ hàng quán nào, du khách cũng sẽ có những trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ với những món ăn ngon tuyệt.
Gu Long Bao - một cửa hàng bán bánh bao hấp phục vụ bánh bao thủ công đã tồn tại hơn 100 năm ở Song Wat. Bánh bao được làm nóng hổi, trực tiếp tại quầy và phục vụ du khách ngay khi bánh vừa ra lò.
Rong Klan Nuea là một trong những quán hủ tiếu bò hot nhất Bangkok ở Song Wat. Quán nằm trong một tòa nhà có kiến trúc cổ với nồi nước dùng bò ấn tượng.
Rong Klan Nuea phục vụ nhiều loại hủ tiếu trong nước dùng thịt bò hầm mà những người yêu thích thịt bò không nên bỏ lỡ.
Những quán ăn ở Song Wat luôn tấp nập du khách.
Những người yêu thích cà phê cũng có điểm đến mang tính biểu tượng của riêng họ với Song Wat Coffee Roasters (SWC). Và Road of Cinnamon, một cửa hàng nhỏ nằm trong tòa nhà 100 năm tuổi bán đồ thủ công và đồ cổ được tuyển chọn từ 77 tỉnh của Thái Lan cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.
Road of Cinnamon bán nhiều loại hàng hóa với mục đích thúc đẩy và hỗ trợ hàng thủ công Thái Lan
Với di sản phong phú và gần đường Yaowarat, Song Wat được xem là khu phố có nhiều tiềm năng để phát triển. Đây cũng là điểm đến yêu thích của giới trẻ chụp hình check in sống ảo, cafe, ăn uống, xem triển lãm nghệ thuật, workshop vào các dịp đặc biệt...
Vào buổi tối, Song Wat trở nên huyền ảo với những lễ hội ánh sáng được tổ chức thường xuyên.
Những khu nhà cổ ban ngày nhìn cũ kỹ, nhưng khi tối đến lại khoác trên mình tấm áo mới rực rỡ, thu hút giới trẻ đến trải nghiệm.
Người ta nói, khi Song Wat tiến về phía trước, nó không hy sinh quá khứ của mình. Cộng đồng này không tận hưởng cuộc sống thứ hai mà đang phát triển và già đi một cách duyên dáng.
Khám phá ngôi làng hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội, nơi hội tụ nhiều nét kiến trúc Việt - Pháp cổ Cộng đồng mạng thảo luận sôi nổi về ngôi làng hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội sau khi những hình ảnh về ngôi làng xuất hiện trên một trang mạng gần đây. Thời gian gần đây, loạt ảnh về ngôi làng hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội được một trang mạng đăng tải đã thu hút hơn...