Đến chùa Dơi giải mã bí ẩn ngàn năm về loài dơi khổng lồ và mộ heo 5 móng
Hàng triệu con dơi khổng lồ sống quây quần trong khuôn viên chùa Dơi cùng dãy mộ heo 5 móng ở Sóc Trăng vẫn đang là những bí ẩn ngàn năm nay chưa có lời giải.
Với hơn 600 ngồi chùa của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì chùa Dơi là ngôi chùa độc đáo và nổi tiếng nhất, nằm trên một khuôn viên rộng lớn tại phường 3, thành phố Sóc Trăng.
Chùa Dơi với lối kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer.
Chùa Dơi nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi những bí ẩn xung quanh đàn dơi khổng lồ hàng triệu con treo lơ lửng trên những ngọn cây cao chót vót trong khuôn viên chùa và dãy mộ heo 5 móng được thờ tự như những linh vật trong chùa.
Dơi khổng lồ trấn giữ chùa.
Không phải ngẫu nhiên ngôi chùa mang tên loài Dơi. Nơi đây, trên những ngọn cây Sao, cây Dầu cao chót vót trong khuôn viên chùa là hàng triệu con dơi khổng lồ treo mình lơ lửng như trấn giữ vùng đất linh thiêng, đầy bí ẩn này.
Chính điện chùa Dơi.
Mỗi con dơi ở đây, đều lớn hơn rất nhiều những con dơi ở những vùng đất khác, với trọng lượng xấp xỉ 2kg với sải cánh rộng hơn 1 mét mỗi lần bay lượn.
Theo những người dân xung quanh chùa và các nhà sư, không phải ngẫu nhiên mà bầy dơi khổng lồ về cư ngụ trong khuôn viên chùa, mà phải có linh khí trời đất và phúc lành của nhà Phật mới thu hút loài dơi khổng lồ này về sinh sống trong khuôn viên chùa. Mà cũng chỉ tại chùa Dơi, mới có đàn dơi khổng lồ này.
Hàng triệu con dơi khổng lồ treo mình trên cây cao trong khuôn viên chùa.
Lạ lùng hơn nữa, trong khuôn viên chùa và vườn những nhà dân xung quanh rất nhiều cây trái, nhưng loài dơi này không đụng đến, chỉ bay lượn xung quanh rồi bay thẳng đi xa kiếm ăn về ban đêm.
Đàn dơi này, chỉ treo mình trên những cây cao trong khuôn viên chùa. Khi hoàn hôn buông xuống, chúng lại xao xác bay đi kiếm ăn và quay trở về khi bình minh lên. Người dân nơi đây cho rằng, Dơi chính là linh vật trấn giữ chùa Dơi do thần phật cử xuống.
Video đang HOT
Bí ẩn mộ “Cô Năm Hợi” và đàn heo 5 móng
Gần như chùa Dơi, là nơi duy nhất lập mộ cho loài heo. Mà là loài heo đặc biệt, có 5 móng. Người dân nơi đây cho biết, heo thường có 3 móng, những chú heo 5 móng chính là những chú heo đã thành tinh, mang cốt tinh của con người.
Mộ heo 5 móng được dựng lên trong khuôn viên chùa Dơi.
Heo 5 móng người dân thường không dám nuôi, mà gửi vào chùa Dơi nhờ các nhà sư nuôi hộ. Khi mỗi chú heo 5 móng chết đi, đều được chôn cất trong khuôn viên chùa và lập mộ thờ tự như đối với con người.
Một nhà sư kể lại, khoảng 30 năm trước, một chú heo con có 5 móng xuất hiện tại cổng chùa, cứ quanh quẩn không rời xa. Các nhà sư đã đưa vào chùa nuôi dưỡng.
Chiếc ghe đặc trưng của người Khmer lưu giữ trong chùa Dơi.
Chú heo 5 móng này lớn rất nhanh, được các nhà sư gọi bằng cái tên gần gũi là “Cô Năm Hợi”. Lạ lùng thay, “Cô Năm Hợi” có thói quen sinh hoạt như con người, sáng nào cũng ra khỏi chùa đi ra chợ Mùa Xuân kiếm ăn, chính giờ Ngọ ban trưa lại về chùa ăn cơm cùng các nhà sư rồi lăn ra ngủ.
Năm 1996, sau 7 năm sinh sống trong chùa Dơi, “Cô Năm Hợi” qua đời và được các nhà sư chôn cất trong khuôn viên chùa và dựng mộ như đối với con người.
Người đồng bào Khmer chơi nhạc cụ dân tộc trong khuôn viên chùa.
Từ ngày “Cô Năm Hợi” về chùa sinh sống và mất đi, nhiều người dân biết nên đã gửi những chú heo 5 móng cho nhà chùa nuôi dưỡng. Từ đây, mỗi chú heo 5 móng chết đi đều được nhà chùa và các phật tự lập mộ, thắp hương thờ cúng…
Nhạc cụ cổ xưa của người Khmer được lưu giữ trong chùa.
Chính vì những linh thiêng và bí ẩn chưa giải đáp về loài heo 5 móng này, mà người dân nơi đây thường hay lui tới thắp hương, cầu xin tài lộc.
Chùa Dơi, còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp) nằm bên đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Chùa Dơi là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Thư tịch cổ ghi lại, Chùa Dơi được khởi công xây dựng vào từ năm 1569. Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo chùa có vóc dáng kiến trúc như ngày nay.
Ngôi tháp đặc trưng cho kiến trúc của người Khmer.
Năm 1999, chùa Dơi đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Năm 2013 khu du lịch chùa Dơi được đưa vào hoạt động, phục vụ du khách gần xa đến chiêm bái, lễ Phật. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, hành lễ.
Mẫn Phong
Theo baovephapluat.vn
Chùa Kyaikhtiyo: Kiệt tác của thiên nhiên
Myanmar được xem là đất nước của những ngôi chùa.
Trong số đó, chùa Đá Vàng hay chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất ở Myanmar, được xem là kỳ quan của khu vực Đông Nam Á và là ngôi chùa kỳ lạ trên thế giới khi tọa lạc trên một hòn đá dát vàng nằm chênh vênh bên vách núi.
Chùa Kyaikhtiyo là một ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 2.500 năm, tọa lạc trên một hòn đá nằm ở độ cao 1.100 m so với mực nước biển ở gần thị trấn Kyaikto, quận Thaton, Myanmar, cách Yangon khoảng 210 km.
Theo tiếng của người Mon, Kyaik có nghĩa là chùa và Htiyo là "mang cái đầu của vị tu sĩ". Kyaikhtiyo có nghĩa là "ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ". Ngoài cái tên Kyaikhtiyo, ngôi chùa còn được gọi là Chùa Đá vàng vì được xây trên hòn đá đá cao 7,3m, chu vi 15,2m, và cả hòn đá và ngôi chùa được dát kín bằng vàng lá.
Điểm đặc biệt chính khiến mọi người kinh ngạc của Chùa Đá vàng chính là việc nó tọa lạc trên hòn đá nằm chênh vênh, cheo leo, hiểm hóc trên sườn núi khi điểm tiếp xúc với vách núi chỉ khoảng 78cm.
Nhìn từ xa, ai cũng có cảm giác như hòn đá sắp rơi xuống vực. Tuy nhiên, hòn đá thiêng này vẫn trụ vững hàng nghìn năm qua, phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực. Và dĩ nhiên, nếu muốn tới ngôi chùa Kyaiktyo trên đỉnh, bạn chắc chắn phải vượt qua Hòn Đá Vàng huyền bí này.
Hòn Đá Vàng gắn liền với một truyền thuyết rất thú vị. Theo truyền thuyết, trong lần Đức Phật Thích Ca đến đây truyền đạo, ngài đã tặng một sợi tóc cho vị ẩn sĩ có tên Taik Tha. Khi qua đời, vị ẩn sĩ đã trao lại sợi tóc cho người con nuôi là Vua Tissa, vị vua cai trị Myanmar vào thế kỷ XI, với lời căn dặn cất giữ xá lợi này trong một hòn đá có hình dáng như đầu của vị ẩn sĩ.
Nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của Đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo.
Theo niềm tin của người dân địa phương, hòn đá to tròn chỉ tiếp xúc với núi vỏn vẹn chưa đầy 1mnhưng lại vô cùng bền vững là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách hòn đá vàng khoảng 300m để giữ cho nó không rơi.
Hiện toàn bộ chùa Kyaiktiyo và tảng đá độc đáo trên đều được người dân Myanmar dát vàng 24k tạo nên kiến trúc tráng lệ, ấn tượng cho công trình. Tuy nhiên để lên được đến đây, bạn phải trải qua một quãng đường di chuyển rất khó khăn dài khoảng 11km từ dưới chân núi, với những cung đường dốc thẳng đứng, ngoằn ngoèo như xoắn ốc.
Nếu thấy đi bộ quá mất thời gian và sức lực, bạn có thể chọn ngồi xe tải, nhưng tìm hiểu cho thật kỹ nhé vì nhiều người cho biết cảm giác ngồi trên giống như ngồi trên tàu lượn cao tốc. Điều này thật nguy hiểm cho những người yếu tim!
Thế nhưng con đường từ trại Kimpun đến Hòn Đá Vàng mới chính là thử thách thú vị với du khách. Đây là những dốc đứng và quanh co như cùi chỏ, không xe cộ, ngựa bò nào đi được, chỉ có thể chinh phục bằng chân người. Chỉ khoảng 1,2 km nhưng thông thường phải mất đến 1 tiếng đồng hồ mới lên đến đỉnh.
Các phật tử Myanmar tin rằng được đến nơi, quỳ lạy và ôm hôn hòn đá sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng. Du khách đến đây có thể mua các lá vàng dát mỏng và tự tay dát lên hòn đá thiêng để cầu nguyện.
Tuy nhiên, theo tục lệ Myanmar, chỉ có những người đàn ông mới được làm điều này, còn phụ nữ phải dừng lại trước một hàng rào sắt ngăn cách với chùa. Họ chỉ có thể thành kính dâng lễ vật cúng lên các bàn thờ rồi quỳ trên nền đất, cầu nguyện. Người dân cũng truyền tai nhau câu chuyện về việc nếu trong một năm mà tới chùa Kyaiktiyo 3 lần thì sẽ gặp may mắn và hạnh phúc.
Khắp ngóc ngách quần thể chùa Kyaikhtiyo đều đặt tượng Phật, với nhiều tượng nổi bật hơn hẳn vì được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, vài trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng. Khung cảnh ở đây hùng vĩ, luôn được bao bọc bởi những lớp mây trắng bảng lảng, bồng bềnh. Đứng ở trên cao, du khách có thể phóng tầm mắt, thu trọn cảnh quan kỳ vĩ của núi rừng.
Buổi sáng, khi mặt trời chưa thức dậy, đường chân trời ánh lên những sắc màu rực rỡ, ở bên dưới, mây trắng ôm vào những đỉnh núi thấp hơn, vẽ nên một bức tranh thủy mặc. Trong bóng chiều, Hòn Đá Vàng trở nên lung linh và huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.
Kiến trúc độc đáo, sự kỳ lạ của tảng đá chênh vênh nơi vách núi, đặc biệt là không gian Phật giáo linh thiêng đã khiến cho ngôi chùa ngày càng trở nên nổi tiếng, thu hút đông du khách từ khắp mọi nơi. Gắn liền với Hòn Đá Vàng là cả một truyền thuyết thú vị và kỳ bí về việc Đức Phật đến truyền đạo ở nơi đây. Bởi vậy, lúc nào nơi đây cũng có đông đảo người tới thăm viếng, chiêm bái, hành lễ.
Trần Đức Tân
Theo cstc.cand.com.vn
Đánh thức không gian du lịch phía tây Danh thắng Ngũ Hành Sơn Ngày 21-11, UBND Q. Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) tổ chức hội thảo "Đề án mở rộng không gian du lịch phía tây Danh thắng Ngũ Hành Sơn". Tại hội thảo, đại diện các sở ngành, đơn vị, địa phương đã góp ý và phản biện cho các nội dung của Đề án, trong đó tập trung nhiều nhất vào 10 hạng...