Đến chùa Côn Sơn thưởng lãm danh thắng tuyệt vời của xứ Đông
Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chùa Côn Sơn thu hút du khách không chỉ bởi lịch sử lâu đời mà còn bởi cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp
Phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình
Hàng thông lâu năm trải dài 2 lối dẫn vào chính điện
Chùa Côn Sơn có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với đủ núi, rừng, suối, hồ, đan xen với nhau. Phía bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu “Ngũ Nhạc linh từ” thờ thần núi. Ngay bên cạnh là núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Côn Sơn) cao 200m, trên đỉnh có Bàn Cờ Tiên và di tích nền của Am Bạch Vân.
Rừng ở Côn Sơn chủ yếu là thông, bạt ngàn, xanh tốt. Đi xung quanh Chùa Côn Sơn bạn có thể bắt gặp những cây thông lâu năm ở bất cứ đâu. Ngay từ cửa chính chùa bước vào đã có một hàng thông trải dài tít tắp như chào đón du khách vào thăm chùa. Suối Côn Sơn chảy rì rầm từ Bắc xuống Nam, giống như tiếng đàn cầm vang vọng giữa rừng núi mênh mông. Bắc qua suối là cây cầu Thấu Ngọc đã đi vào thơ ca, sử sách.
Kiến trúc chữ Công độc đáo, có một không hai
Chùa Côn Sơn có kiến trúc chữ Công vô cùng độc đáo
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.
Video đang HOT
Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun.
Ngôi chùa tâm linh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Ngôi chùa này thu hút rất đông khách thập phương đến thắp hương cúng bái
Chùa Côn Sơn được xem là một trong những “chốn tổ” của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây được Đệ nhất tổ Điều Ngự giác hoàng – Trần Nhân Tông cùng đệ nhị tổ Pháp loa tôn giả và đệ tam tổ Huyền Quang xây dựng thành tổ đình, thiền viện lớn nhất thời nhà Trần.
Ngày nay, ngôi chùa này được người dân địa phương tôn tạo, giữ gìn và phát triển phật giáo rất mạnh. Đó là chốn quen thuộc của các vị thiền sư, của các khóa tu tâm linh nổi tiếng. Vì thế, khi đến chùa Côn Sơn không khó để bạn bắt gặp các hoạt động tín ngưỡng tâm linh.
Mùa Lễ Vu Lan năm nay, bạn cũng có thể về Hải Dương ghé thăm ngôi chùa độc đáo này. Không chỉ có thể thưởng lãm cảnh đẹp đệ nhất của xứ Đông mà bạn còn được hòa mình vào không khí tín ngưỡng tâm linh có một không hai ở đây.
Giếng ngọc khắc ghi dấu ấn lịch sử của ngôi chùa nổi tiếng xứ Đông
Đường lên bàn cờ tiên có một không hai chỉ có tại chùa Côn Sơn- Hải Dương
Bạn có thể cùng bạn bè đến cầu tình duyên, học hành đỗ đạt tại đây
Cùng bạn bè leo núi đến check in rừng thông lâu năm bạt ngàn khắp núi rừng Côn Sơn
Kiến trúc độc đáo không chỉ taị chính điện mà các gác mái hiên cũng rất được chú trọng
Theo 24h.com.vn
Sau lũ bãi biển Sầm Sơn "chìm" trong rác
Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Sau khi lũ rút, bãi biển Sầm Sơn cũng gánh chịu ảnh hưởng khi hàng tấn rác, chủ yếu là thân cây, củi bị sóng đánh dạt vào bờ, nằm la liệt khắp nơi.
Chạy dọc 6 km bãi biển Sầm Sơn, từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, những thân cây chất khắp nơi, chủ yếu là thân gỗ, củi theo lũ đổ ra biển rồi bị sóng đánh dạt vào bờ. Có những cây lớn dài đến hơn 4m nằm chỏng chơ trên bãi biển.
Bãi biển Sầm Sơn ngập trong rác sau lũ
Để tránh tình trạng mất mỹ quan khu du lịch biển, Đội cứu hộ ở bãi biển Sầm Sơn cũng liên tục đi dọc bãi biển, dọn bớt các cành cây. Đồng thời huy động thêm nhân viên môi trường thu gom rác rồi tập kết trên bãi biển.
Theo anh Lê Thanh Vinh, ở Hải Dương cho biết, gia đình anh lần đầu tiên đến Sầm Sơn du lịch, rất tiếc đến lúc Thanh Hóa xảy ra lũ nên việc Sầm Sơn ngập rác cũng không có gì khó hiểu. Anh mong cơ quan chức năng sớm dọn dẹp để trả lại bãi biển Sầm Sơn sạch đẹp như trước.
Số lượng rác thải dạt vào bãi biển lên đến hàng trăm tấn. Để dọn dẹp được số rác thải này phải mất rất nhiều thời gian. Một số rác đã thu gom, tập kết trước đó sẽ được di chuyển sớm nhất.
Có những cây lớn dài đến hơn 4m nằm chỏng chơ trên bãi biển.
Rác ngập khắp nơi ảnh hưởng đến việc tắm biển của du khách
Cây cối bị sóng đánh dạt vào bãi biển
Du khách trèo lên gốc cây theo lũ trôi về tạo dáng khi tắm biển Sầm Sơn
Nhiều thân cây "khủng" trôi dạt vào bờ biển
Duy Tuyên
Theo Dantri
Sau phẫu thuật giảm 2kg mỡ ngực, nữ sinh siêu vòng 1 tiếp tục hút mỡ toàn thân, nhìn 2 lọ mỡ được hút ra mà choáng! Được biết, Võ Thị Thu Trang đã hút hơn 3kg mỡ bụng và gần 1kg mỡ đùi. Hiện tại sức khỏe của nữ sinh này đã ổn định. Hành trình thu nhỏ vòng ngực 110cm của Võ Thị Thu Trang (sinh năm 2000, quê Hải Dương) vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của dân mạng. Từ buổi thăm khám của...