Đến chơi nhà bạn gái mà không báo trước, tôi ngán ngẩm quay về vì cảnh lớn không ra lớn, bé không ra bé
Tôi thật không ngờ một cô gái mới hai mấy tuổi mà dám nói năng với bố mẹ như vậy.
Qua những dòng tin nhắn, cuộc trò chuyện, tôi nhận thấy em là một cô gái rất thông minh, nhanh nhẹn (Ảnh minh họa)
- Mẹ con chúng mày rõ ăn hại, suốt ngày quần áo son phấn ăn diện, chỉ khổ tao thôi!
Tiếng một người đàn ông say rượu lèm bèm vang lên trong nhà khiến tôi ngập ngừng trước ý nghĩ gọi cửa. Đây là nhà người yêu tôi và người đàn ông đó có lẽ chính là bố cô ấy. Đã từng nghe qua bố em có tính nát rượu, nhưng tôi không ngờ là ông ấy lại nát như này.
Tôi và người yêu sống trong cùng một huyện, nhưng khác xã. Tôi hiện đang làm trên Hà Nội, còn em đang học ở một trường cao đẳng dưới thành phố Hải Dương. Tôi và em quen nhau qua mạng xã hội. Chúng tôi thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho nhau. Thỉnh thoảng có dịp về quê, chúng tôi lại hẹn nhau đi uống nước. Qua những dòng tin nhắn, cuộc trò chuyện, tôi nhận thấy em là một cô gái rất thông minh, nhanh nhẹn. Sau một thời gian, em đồng ý trở thành người yêu của tôi.
- Hôm nào có dịp cho anh về nhà chào hỏi bố mẹ em nhé!
- Vâng, nhưng để một thời gian nữa anh ạ. Anh cũng biết đấy, chúng mình cũng chỉ mới bắt đầu!
Tôi cũng hiểu em muốn chắc chắn hơn nữa trong chuyện tình cảm rồi mới giới thiệu tôi với gia đình. Do đó tôi chưa đến nhà em lần nào, mỗi lần hai đứa hẹn đi chơi, em đều hẹn gặp tôi ở thị trấn cách nhà em 2 cây số và tự đi xe lên. Ban ngày em không cho tôi đón vì:
- Thấy người lạ đến làng người ta lại bàn tán, em ngại lắm.
Nhưng nhiều lần hai đứa đi chơi về muộn, tôi muốn đưa em về vì trời tối sợ em đi một mình không an toàn, em đều từ chối:
- Anh không cần đưa em về đâu, an ninh ở làng em tốt lắm.
Đôi lúc tôi khá buồn vì sự từ chối của em. Em không biết rằng ngoài việc lo lắng cho sự an toàn của em, tôi muốn đưa em về còn vì muốn được ở bên em lâu hơn một chút sao? Tôi và em chính thức yêu nhau cũng đã 3 tháng. Tôi rất thích em và có ý nghĩ tiến xa hơn trong mối quan hệ này. Em cũng tỏ ra rất yêu tôi và đồng ý đưa tôi về ra mắt gia đình vào dịp Tết Dương lịch.
Nhưng trước ngày hẹn, tôi có chút việc đi qua khu nhà em. Nghĩ rằng hay là nhân tiện ghé qua chơi một chút, dù sao thì em cũng đã đồng ý giới thiệu tôi với gia đình nên tôi quyết định mua chút quà để đến nhà em. Được người làng chỉ cho, tôi tìm đến cửa nhà em – một ngôi nhà 2 tầng khang trang. Còn chưa kịp hồi hộp vì lần đầu tiên ra mắt, tôi đã nghe được câu nói bét rượu của bố em như vậy. Đang lo lắng không biết nên tiến hay nên lùi, một giọng phụ nữ trung niên vang lên:
- Chả biết ai khổ. Tôi có phải Thị Nở đâu mà vớ phải Chí Phèo như ông, tôi mới là người khổ đây này. Kiếm được vài đồng bạc thì bõ bèn gì?
- Mày còn không phải Thị Nở? Không có tiền của tao đắp vào, mày còn màu mè với ai?
Dù không cố tình nhưng đúng là tôi đã đứng im để nghe cuộc cãi vã của bố mẹ em. Tôi hơi ái ngại trước xưng hô của hai người. Thật may là người yêu tôi trước giờ khá ngoan ngoãn, tuy cô ấy nhanh mồm nhanh miệng nhưng rất biết chừng mực, lễ phép. Nghĩ vậy nên khi nghe được tiếng người yêu, tôi sững người. Là em ư? Cô gái biết chừng mực, lễ phép mà tôi yêu ư?
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
- Ông bà thôi đi! Suốt ngày cãi nhau mấy chuyện vớ vẩn, không sợ hàng xóm người ta cười cho sao? Chê nhau xấu, chê nhau kiếm ít tiền thì sao không bỏ để khỏi phải cãi nhau!
Tôi thật không ngờ một cô gái mới hai mấy tuổi mà dám nói năng với bố mẹ như vậy. Nghe đến đây, tôi quay xe ra về. Cảnh lớn không ra lớn, bé không ra bé nhà em khiến tôi thấy ngán ngẩm. Có lẽ, tôi cần thời gian tìm hiểu và suy nghĩ lại chuyện này.
Theo Ngoisao.vn
Mẹ qua đời, bố dượng đòi ở cùng con gái
Tang mẹ xong cô định quay trở lại trường học thì thấy bố dượng xách túi đi theo. " Ông làm trò gì đấy?". Bố dượng ngập ngừng nói: "Bố..cho bố lên ở cùng con được không?"
ảnh minh họa
Từ nhỏ Ngọc đã hay chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, nhưng thật ra chỉ có mẹ mắng bố chứ bố thì không khi nào dám nói lại vợ. Vì mẹ là người tài giỏi hơn bố, kiếm được nhiều tiền hơn, nên mẹ luôn coi thường bố. Bố đi làm ít, chủ yếu ở nhà cơm nước và chăm con. Cũng bởi vậy mà Ngọc gần gũi với bố hơn và rất thương bố..
Năm Ngọc lên 8, sau 1 cuộc cãi vã ồn ào, bố dường như k chịu được đã lỡ tay xô mẹ ngã, bà giận phát điên, đòi ly hôn ngay lập tức. Ngày đó Ngọc nằng nặc đòi về ở chung với bố nhưng tòa án đã xử mẹ cô có quyền nuôi con vì kinh tế vững chắc hơn.
Ngọc uất ức lắm, nhất là chỉ sau 8 tháng thì mẹ lại lấy người đàn ông khác. Cô ghét dượng, nghĩ dượng chính là kẻ phá đám gia đình cô. Từ ngày mẹ cưới ông về, thấy 2 người sống hạnh phúc Ngọc càng khó chịu, cô chưa bao giờ goi một tiếng cha, sống cùng một nhà nhưng cả ngày không nói với nhau câu nào
Đến năm Ngọc 13 tuổi, một hôm đi học về thấy bố dượng đang trong phòng, tủ quần áo thì mở tung. Ngọc hét toáng lên:
- Ông, sao ông lại ở phòng tôi?? Ông lục tủ quần áo của tôi à??
Bố thấy con gái quát lên thì giật mình:
- Bố, bố muốn gấp lại quần áo cho con thôi, thấy đồ đạc phòng con lộn xộn quá, nên...bố..
- Bố con cái gì, ai là con ông?? Tôi không khiến ông dọn phòng cho tôi. Ông ra đi.
Ngọc nóng máu đuổi bố dượng ra khỏi phòng và đóng sầm cửa.
Tối hôm đó, nhân lúc bố nấu cơm, cô gọi mẹ vào phòng bức xúc
- Mẹ, ông ta là đồ biến thái!!
- Ông nào?? Con nói cái gì thế??
- Còn ai vào đây nữa?? Chồng của mẹ chứ ai. Sáng nay ông ta vào phòng con lục tủ quần áo, mẹ bảo ông ta có bình thường được không??
Mẹ ngạc nhiên vài giây rồi nói:
- Vớ vẩn, con đừng có mà vì ghét nên nghĩ bố xấu xa. Ông ấy là người đàng hoàng hơn ông bố của con nhiều.
Nghe mẹ nói thế Ngọc càng tức, không ngờ đã chia tay rồi mẹ còn không tha cho bố. Nhưng cô chỉ biết im lặng.
Sau hôm ấy, cô càng ngày càng đề phòng bố dượng. Đến ngày đi học đại học xa, cô thở phào nhẹ nhõm khi thoát khỏi ngôi nhà này. Thỉnh thoảng có việc cô mới về quê và rất hiếm gọi điện cho mẹ, còn bố dượng thì không bao giờ, thậm chí cô còn không lưu số điện thoại của ông.
2 năm sau, mẹ đột ngột bệnh nặng rồi qua đời. Ngọc đau khổ buồn bã khi nhìn thấy ngôi nhà chỉ còn 1 người xa lạ. Tang mẹ xong cô định quay trở lại trường học thì thấy bố dượng xách túi đi theo:
- Ông làm trò gì đấy??
Bố dượng ngập ngừng nói:
- Bố..cho bố lên ở cùng con được không??
- Cái gì?? - Ngọc sửng sốt há hốc mồm
- Bố sẽ lên ở cùng con.
- Bệnh hoạn. hóa ra bao lâu nay tôi nghi ngờ không sai, chỉ có mẹ tôi tin tưởng nhầm ông thôi.
Ngọc nói rồi quay vào phòng đóng cửa cái sầm, cô gọi điện cho bác Mây hàng xóm và khóc lóc nhờ bác giúp đỡ. Chừng nửa tiếng sau thì bác cùng với mấy người nữa trong tổ dân phố tới nhà.
- Chuyện là thế nào Ngọc??
- Ông ta.. ông ta là kẻ biến thái. Ông ta nói muốn ở cùng cháu.
- Cái gì??
Bác Mây nghe thấy thế thì tức điên lên, kêu mấy người kia lao vào đánh bố dượng ngay tại chỗ.
- Già rồi còn mất nết, đánh cho ông chừa đi. Bệnh hoạn!!
Còn bố dượng Ngọc thì vừa né đòn vừa gắng gượng giải thích:
- Con nói linh tinh cái gì đấy, bố không phải kẻ như thế. Chỉ là bố muốn cho con có 1 gia đình thôi.
Khi mọi người dừng tay, Ngọc đến nhìn thẳng vào mắt bố dượng:
- Gia đình?? À, nếu không phải ông biến thái thì chắc là ông muốn tôi phụng dưỡng ông lúc về già đúng không?? Ông nghĩ sống được với mẹ tôi là được tôi coi là bố à?? Mơ đi.
- Bố..bố không cần điều đó.
- Thế ông đi theo tôi làm gì, càng nói càng thấy vô lý?? Con người như ông làm sao mà tin được, rắp tâm làm tan vỡ gia đình tôi, giờ mẹ tôi chết rồi ông còn bám theo tôi để ám quẻ cả đời tôi à??
- Thật ra bố không làm gì hết, chính bố con là người có bồ trước. Mẹ con phát hiện ra nên đã cãi nhau với ông ấy. Nhưng mẹ không muốn nói ra, sợ con đau lòng bởi vì trước giờ con vẫn thương bố con nhất.
Ngọc sững sờ:
- Cái gì?? Làm sao tôi tin ông được??
- Tin hay không tùy con. Nhưng đó là sự thật. hơn nữa, trước khi qua đời, mẹ con đã giao phó việc chăm sóc con cho bố, bố đã nhận lời nên không thể bỏ rơi con được. Bố sẽ lên thành phố chăm sóc cho con yên tâm học hành. Đây là bức thư mẹ viết cho con, con đọc đi.
Bây giờ, Ngọc sốc nặng, tay cầm lá thư ngước lên nhìn bàn thờ mẹ mà nước mắt lưng tròng.
Thế là Ngọc quyết định cho bố dượng lên thành phố ở cùng, ngày nào bố cũng vừa đi làm thêm vừa cơm nước đầy đủ, chăm sóc con gái còn hơn cả mẹ. Dần dần ông đã chứng minh những lời mình nói đều là sự thật.
Chớp mắt cái cũng đã 5 năm, đến ngày Ngọc lên xe hoa, bố dượng đứng lặng lẽ ở góc bàn ngắm ảnh cưới con gái mà rưng rưng nước mắt. Ngọc tiến đến bên nắm tay bố và lần đầu tiên gọi 1 tiếng "Bố" và họ ôm nhau khóc.
Theo Blogtamsu
Chồng đau thắt tim biết lý do mùa đông vợ vẫn mặc áo cộc hì hụi hàng đêm trong nhà tắm... Sợ vợ vất vả tôi để em ở nhà chăm con, nội trợ còn mình đi kiếm tiền là đủ nhưng thật không ngờ, mình lại khiến em khổ sở hơn. ảnh minh họa Tôi lấy Hân cũng ngót 8 năm có lẻ cộng với 2 năm yêu đương là tròn 10 năm hai đứa bên nhau. Hân đẹp người, đẹp nết, ngày...