Đèn chạy ban ngày quan trọng cỡ nào ?
Nhiệm vụ của đèn chạy ban ngày không phải để giúp tài xế thấy đường đi, mà việc của nó là để các phương tiện khác thấy chiếc xe này.
Nghiên cứu của ban an toàn giao thông ở Ủy ban châu Âu cho thấy đèn chạy ban ngày có thể giúp giảm tai nạn và thương vong xảy ra vào ban ngày.
Daytime Running Lights (đèn chạy ban ngày – DRL) là dãy đèn LED gắn phía trước đầu xe, có thể nằm ở cụm đèn pha chiếu sáng hoặc phía trên đèn sương mù, mục đích tăng khả năng quan sát thụ động của xe, giúp những người lái xe khác có thể quan sát được chiếc xe của bạn và xử lý sớm hơn.
DRL mặc định sẽ tự động sáng mỗi khi nổ máy xe, vì vậy nếu nhìn thấy một chiếc xe đang sáng đèn chạy ban ngày thì có nghĩa là nó đang sẵn sàng chạy chứ không phải đang đậu, đỗ.
Nhiệm vụ của đèn chạy ban ngày không phải để giúp tài xế thấy đường đi, mà việc của nó là để các phương tiện khác thấy chiếc xe này. Nghiên cứu của ban an toàn giao thông ở Ủy ban châu Âu cho thấy đèn chạy ban ngày có thể giúp giảm tai nạn và thương vong xảy ra vào ban ngày.
Đèn cốt (low beam) không hiệu quả bằng đèn DRL
Video đang HOT
Ở nhiều quốc gia, luật chỉ bắt buộc mở đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc ban đêm, vì vậy đèn chạy ban ngày được sinh ra và mặc định luôn luôn bật khi xe đang nổ máy. DRL bắt đầu trở thành trang bị bắt buộc trên xe hơi, xe tải cỡ nhỏ bán ra ở liên minh châu Âu (EU) từ tháng 2/2011, trên xe tải và xe buýt là 8/2012.
Những xe bán ra trước đó ở EU không bắt buộc phải gắn thêm DRL nhưng xe sản xuất sau đó buộc phải trang bị DRL. Mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn riêng về đèn DRL trên xe hơi bán ra ở nước họ. Đèn DRL tiêu thụ tối đa bằng khoảng 25-30% năng lượng so với đèn chiếu sáng tiêu chuẩn. Với công nghệ LED, đèn DRL thường chỉ tốn 5-10W/bên, rất tiết kiệm.
Xe này có DRL gắn ở dưới, trên 2 khe hút gió
Một số yêu cầu cơ bản về đèn DRL:
- Đèn DRL được gắn phía trước xe, không bắt buộc vị trí cố định, nhà sản xuất có thể tích hợp nó chung với cụm đèn chiếu sáng hoặc thiết kế ở vị trí riêng, tùy tính thẩm mỹ.
- Công suất tiêu thụ tối đa bằng khoảng 25-30% so với đèn chiếu sáng tiêu chuẩn.
- Đèn DRL phải tự bật khi máy xe nổ và tắt khi máy xe tắt.
- Nếu xe có DRL được gắn ở gần đèn xi-nhan thì khi bật xi-nhan, DRL phải tự tắt đi để không làm người đối điện lẫn lộn tín hiệu. Một số xe có chức năng đèn DRL chớp tắt cùng lúc với xi-nhan (ví dụ xe Audi) để xe khác dễ thấy hơn.
- Vì đèn DRL là đèn chạy ban ngày, nên khi trời tối nó có thể gây nhòe, chói mắt, vì vậy khi bật đèn chiếu sángthì DRL phải tự tắt, trừ trường hợp DRL của xe đó có chế độ tự giảm độ sáng xuống nhằm không gây chói mắt xe đối diện.
DRL bật và tự tắt khi đèn chiếu sáng đang mở
Các lợi ích của đèn DRL:
- Thấy đèn DRL sáng tức là xe đó đang nổ máy và đang sẵn sàng chạy chứ không phải nó đang tắt máy đứng im.
- DRL giúp tăng độ sáng trực quan, 2 xe chạy ngược chiều nhau đều có DRL giúp người lái dễ phát hiện ra nhau từ xa hơn.
- DRL được cho là có tác dụng giúp giảm bớt việc đèn xi-nhan bị che, khuất (vì một số đèn DRL có chức năng chớp tắt cùng lúc với xi-nhan).
- Trong trường hợp có nhiều xe ngược chiều đang chạy tới, xe có DRL sẽ dễ được phát hiện từ xa hơn.
Theo TTTĐ
Tài xế bị cảnh sát thông báo lái xe gần 700 km/h trong phố
Lỗi phần mềm đo tốc độ của camera khiến tài xế điều khiển mẫu Opel Astra ở Bỉ bị ghi vé phạt vì chạy 696 km/h.
Tài xế nhận vé phạt hơn 7.800 USD từ cảnh sát do lỗi chạy quá tốc độ quy định khi điều khiển hatchback Opel Astra trên đường phố Quiévrain, một thị trấn nhỏ thuộc Bỉ giáp biên giới Pháp. Tốc độ do camera ghi lại là 696 km/h, tức gần bằng một nửa vận tốc âm thanh (khoảng 1.238 km/h). Sự việc do Telegraphđăng tải hôm 7/5, dẫn thông tin từ truyền thông nước sở tại.
Một mẫu Opel Astra tại thị trường châu Âu. Ảnh: Thetruthaboutcars.
Người điều khiển mẫu hatchback động cơ 1,4 lít, công suất 98 mã lực, tốc độ giới hạn điện tử 250 km/h, không chấp nhận vé phạt và gửi phản hồi đến nhà chức trách. Kết quả kiểm tra lại cho thấy tốc độ của tài xế chỉ ở mức 60 km/h, hơn tốc độ cho phép 10 km/h. Nguyên nhân xảy ra sự nhầm lẫn là do lỗi mã hóa của phần mềm đo tốc độ của camera.
Thông tin về trường hợp của khổ chủ khi đăng tải trên mạng xã hội thu hút hàng nghìn lượt tương tác và chia sẻ. "Con số 696 km/h lẽ ra chỉ có trên một mẫu siêu xe như Lamborghini nhưng lại xuất hiện trên chiếc Opel Astra sao?", một bình luận trên mạng về sự việc. Nhưng thực tế, ngay cả các siêu xe "khủng" nhất của Lamborghini cũng không đạt tới tốc độ này.
Vé phạt của cảnh sát gửi đến tài xế cầm lái mẫu Opel Astra. Ảnh: Telegraph.
Kỷ lục tốc độ lớn nhất trên mặt đất đang thuộc về chiếc Thrust SSC thiết lập vào 1997 với con số gần 1.300 km/h. Mẫu xe dùng động cơ máy bay phản lực, chế tạo bởi trung tá Andy Green, một cựu phi công chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Người này cùng các cộng sự đang theo đuổi dự án tạo ra chiếc Bloodhound SSC với tham vọng đạt tốc độ 1.600 km/h để phá kỷ lục của chính mình vào 2019.
Theo Vnexpress
Tài xế bán tải gây bão mạng khai chèn ép xe khác vì 'uy tín' Lái xe quê Thanh Hóa cho biết, mới ở quê vào Bình Dương chơi, chiếc bán tải là xe mượn và giải thích do muốn lấy "uy tín" với người trong xe nên đã hành động không đúng mực. Liên quan tới vụ việc gây bão mạng xã hội gần đây, tài xế lái xe bán tải Ford Ranger mang biển kiểm soát...