Đèn cảnh báo nguy hiểm: Cần được sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn
Trong các trường hợp xe ôtô tham gia giao thông, đèn cảnh báo nguy hiểm có rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, tài xế cần sử dụng đúng cách đối với từng trường hợp để thông báo cho những người trên đường.
Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn nguy hiểm khẩn cấp (đèn hazard) là một cặp đèn báo nhấp nháy với mục đích cảnh báo người lái xe khác về nguy hiểm ở phía trước, hoặc báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm.
Để kích hoạt chế độ này, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp.
Đúng như tên gọi của nó, đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ được sử dụng trong các tình huống nguy hiểm hoặc báo hiệu cho các phương tiện khác biết phía trước đang có nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Ôtô dừng/đỗ xe dưới lòng đường
Khi đang di chuyển trên đường cao tốc, nếu xe gặp sự cố không mong muốn và không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định. Người lái xe phải đậu bên lề đường và cần bật đèn báo nguy hiểm để các xe khác biết. Bên cạnh đó, khi đèn bật sáng cũng là cách để người lái xe thông báo cho các phương tiện khác biết mình đang cần trợ giúp.
Video đang HOT
Trong các tình huống khẩn cấp
Trong các tình huống khẩn cấp như mất phanh, mất lái, xe gặp tai nạn hoặc cứu người gặp tai nạn, chở người bị thương nặng… Tài xế nên dùng đèn cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện khác biết để nhường đường, hoặc báo hiệu cho các tài xế khác biết xe bạn đang gặp sự cố để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người đang tham giá giao thông.
Trong thời tiết xấu, ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn
Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng chưa đến mức không nhìn thấy gì thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn pha.
Tuy nhiên, nếu thời tiết quá xấu, ví dụ như sương mù dày đặc, tài xế chỉ nhìn được một vài mét, mưa quá lớn hay hỏng cần gạt mưa thì tài xế cũng nên sử dụng để báo hiệu cho các phương tiện khác biết. Hơn nữa, lái xe cũng nên giữ khoảng cách để bảo đảm an toàn. Để an toàn hơn, tài xế nên dừng xe ven đường, bật đèn cảnh báo và chờ cho tạnh mưa.
Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm sai cách có thể gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác về hướng di chuyển, dẫn đến xử lý sai và gây tai nạn. Đối với các phương tiện khác, khi thấy đèn cảnh báo nguy hiểm thì phải nhường đường và giữ khoảng cách an toàn.
Halogen và LED: Sự khác nhau giữa 2 loại đèn xe ôtô phổ biến nhất?
Halogen và LED là những loại đèn xe phổ biến nhất được trang bị trên các mẫu xe ôtô từ giá rẻ đến cao cấp trên thj trường hiện nay. Vậy đâu là sự khác biệt giữa 2 loại đèn này?
Đèn Halogen phổ biến nhất vì mức giá rẻ
Đây là loại đèn xe được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp ôtô. Bóng đèn Halogen được làm bằng một lớp vỏ thủy tinh chịu được nhiệt độ cao, một loại khí thường và một dây tóc vonfram.
Đèn pha Halogen hiện đang là lựa chọn phổ biến nhất trong ngành công nghiệp xe hơi, lý do giá rẻ và chất lượng tốt. Một bóng đèn Halogen có tuổi thọ khoảng 1.000 giờ trong điều kiện bình thường và có chi phí thay thế rẻ. Bên cạnh đó, bóng đèn Halogen còn sở hữu ưu điểm là chúng cũng dễ dàng thay thế và sửa chữa nếu xảy ra hỏng hóc.
Những chiếc xe hạng A thường được trang bị hệ thống đèn Halogen. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại đèn này là tạo ra một lượng nhiệt lớn nhưng không chuyển hóa thành quang năng, dẫn đến việc lãng phí năng lượng.
Đèn LED sáng và dễ thiết kế hơn nhưng tốn kém hơn
Bóng đèn LED có nhiều hình dạng khác nhau và chúng có thể phát ra ánh sáng có nhiệt độ màu không giống nhau. Ngày nay, đèn LED ngày càng trở thành một lựa chọn phổ biến, do chúng sử dụng ít năng lượng và hoạt động thông qua các đi-ốt phát ra ánh sáng.
Một trong những lý do mà một số mẫu xe Hybrid sử dụng công nghệ đèn LED thay vì đèn Halogen là do bóng đèn LED tiêu thụ năng lượng ít hơn nhiều lần so với bóng đèn Halogen.
Một ưu điểm khác của đèn LED là kích thước nhỏ, khiến cho loại đèn này có thể được thiết kế theo bất kỳ hình dạng nào, và phù hợp với nhiều kiểu dáng xe. Điều này góp phần giúp cho nhà sản xuất dễ dàng thiết kế phần đầu xe trở nên hấp dẫn hơn.
Đèn LED tạo ra ánh sáng mạnh hơn đèn Halogen. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Hơn nữa, việc sử dụng đèn LED cho phép điều chỉnh mức độ sáng khi lái xe phù hợp với môi trường di chuyển trong đô thị hoặc trên cao tốc, giúp giảm khả năng gây chói mắt người lái xe đi ngược chiều.
Nhược điểm loại này là mặc dù bóng đèn LED không phát ra nhiệt khi bật, không giống như bóng đèn Halogen, chúng tạo ra một lượng nhiệt nhất định ở dưới cùng của bộ phát, khi dòng điện đi qua, điều này gây nguy hiểm cho các cụm và cáp liền kề. Đây cũng là lý do đèn LED cần kết nối với hệ thống làm mát, điều này làm cho việc lắp đặt đèn LED trên ôtô trở nên tốn kém hơn.
Những lưu ý về việc sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm Đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ nên bật khi gặp tình huống khẩn cấp thật sự. Do đó mọi người khi tham gia giao thông nên có ý thức, không nên sử dụng đèn khẩn cấp với mục đích khác. Hiện nay, việc dùng đèn cảnh báo nguy hiểm một cách "vô tội vạ" là tình trạng chung của nhiều tài xế Việt....