Đến bệnh viện thăm bố dượng, ông đưa tờ di chúc, nhìn thấy một điều khoản lạ, tôi lập tức quỳ xuống xin ông tha lỗi
Khi đọc bản di chúc, tôi bất ngờ tột độ vì một điều khoản lạ.
Mẹ tôi lập gia đình mới khi tôi được 14 tuổi. Đang tuổi nổi loạn, lại thấy mẹ tổ chức đám cưới rình rang với một người đàn ông khác nên tôi càng chống đối hơn. Tôi không nói chuyện với mẹ, đi học về là vào phòng đóng cửa. Mẹ bực bội mắng chửi, tôi bỏ đến nhà bạn ở mấy ngày mới chịu về.
Bố dượng tìm cách trò chuyện, can ngăn khi tôi bị mẹ chửi, đánh. Nhưng trong mắt tôi lúc đó, ông ấy thật đáng ghét. Có lần, bố dượng còn đem mâm cơm để trước phòng tôi, gõ cửa bảo tôi ăn vì sợ tôi giận mẹ, tự bỏ đói bản thân. Và tôi đã hất đổ hết mâm cơm đó. Một cách phản kháng mà tôi nhớ mãi. Ánh mắt bố dượng đau xót, bất lực. Mẹ giận dữ đuổi tôi ra khỏi nhà.
Sau đó, tôi vô tình nghe được đoạn nói chuyện giữa mẹ và bố dượng. Mẹ muốn sinh thêm em bé. Bố dượng đã ngăn lại. Ông nói sợ tôi cảm thấy thiệt thòi, cô độc trong nhà nên tốt nhất hoãn chuyện sinh con lại. Những gì ông ấy nói khiến tôi bất ngờ và nhìn nhận lại lỗi sai của mình. Từ hôm đó, tôi hòa dịu lại hơn. Mối quan hệ giữa tôi với bố mẹ cũng giảm bớt căng thẳng. Khi tôi vào đại học, mẹ mới mang thai đứa con của bố dượng.
20 năm trôi qua, trong những chặng đường quan trọng của tôi như lễ tốt nghiệp đại học, đám hỏi, đám cưới, ngày tôi sinh con… bố dượng luôn có mặt. Tôi sinh con, được đẩy từ phòng sinh ra, bố dượng liền hỏi tôi có đau lắm không, có cần ông giúp gì không? Mọi người cứ tưởng ông chính là bố ruột của tôi, chẳng ai nghĩ, ông với tôi không cùng huyết thống.
Ảnh minh họa
Đầu năm nay, mối quan hệ giữa tôi và bố dượng dần căng thẳng lại. Nguyên nhân vì ông muốn để lại căn nhà, mảnh đất đang ở cho em trai tôi. Còn tôi chỉ được nhận một khoản tiền chưa rõ từ bố mẹ. Tôi không đồng ý. Bởi tính ra, căn nhà này có sự góp công của bố ruột tôi, không thể giao cho mình em tôi được.
Video đang HOT
Nghĩ bố dượng thiên vị, tôi không thiết tha về nhà nữa. Ông ấy gọi điện, tôi cũng không muốn nghe máy. Mẹ trách tôi ích kỷ, tôi cũng mặc kệ và càng khó chịu với em trai cùng mẹ khác cha. Có lần qua điện thoại, tôi còn nói một câu: “Ông ấy chỉ là bố dượng thôi, không phải bố ruột nên mẹ đừng có bắt ép con phải nghe theo lời ông ấy nói 100%”.
Tuần trước, mẹ gọi điện, bảo bố dượng đang nằm bệnh viện. Bệnh của ông nặng lắm rồi, mong tôi đến viện thăm bố một lần. Tôi bàng hoàng, trước giờ tôi chưa từng nghe ai thông báo chuyện bố dượng bị bệnh.
Đến viện, bố dượng đã yếu ớt nằm giữa đống dây truyền thuốc, truyền nước và đo nhịp tim, huyết áp… Trong lòng tôi dâng lên nỗi xót xa vô cùng. Thấy tôi, ông thì thào bảo tôi ngồi bên cạnh, rồi lấy dưới gối tập tài liệu đưa cho tôi đọc. Mẹ nói sẽ cố gắng hoàn tất di chúc trước khi bố dượng qua đời.
Đọc bản di chúc, thấy một điều khoản lạ được ghi bổ sung mà tôi bật khóc. Ngoài số tiền 1 tỷ, tôi còn được nhận thêm mảnh đất ở ngoại ô mà bố mẹ mua để dưỡng già. Ở đó đã trồng rất nhiều cây trái vì bố mẹ dự định về hưu sẽ đến đó sống. Mẹ tôi ngậm ngùi nói không ngờ bố lại bệnh nặng nên đã để lại mảnh đất đó cho tôi. Mẹ định bán đi, lấy tiền đưa ông sang nước ngoài điều trị nhưng ông không chịu. Giờ tất cả để lại hết cho tôi. Em trai chỉ nhận nhà đất đang ở để sau này thuận tiện việc thờ cúng ông bà, tổ tiên thôi.
Tôi bật khóc, quỳ xuống xin lỗi bố dượng. Tôi đã không hiểu chuyện, không quan tâm đến bố. Đến khi nhận ra lỗi sai thì bố đã yếu lắm rồi, chẳng còn sống bao lâu nữa. Tôi phải làm gì để vơi bớt hối hận đây?
Chiếc taxi bất ngờ đổi hướng: Câu chuyện kịch tính giữa mẹ chồng và con dâu trong hành trình đi sinh
Chiếc taxi chở tôi đến bệnh viện sinh bỗng ngoặt sang hướng khác, không phải đường đến nơi tôi đã đặt phòng.
Giữa cơn đau thắt dữ dội, tôi cố gắng nhắc tài xế nhưng mẹ chồng nhanh chóng ngắt lời: "Ra trạm xá cho gần, vừa nhanh vừa đỡ tốn kém!"
Ảnh minh họa.
Lời nói lạnh lùng ấy khiến tôi chết lặng. Suốt thời gian mang thai, tôi đã nỗ lực chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho đứa con sắp chào đời. Nhưng trong giây phút cần sự đồng hành và hỗ trợ, tôi lại phải đối mặt với sự toan tính đến khó tin của mẹ chồng.
Cuộc sống trước ngày sinh: Chồng yếu tài chính, mẹ chồng chặt chẽ
Tôi và chồng đều là những người lao động bình thường. Anh không kiếm được nhiều, khiến tôi phải gồng gánh tài chính suốt thai kỳ. Dù sức khỏe yếu, tôi vẫn làm việc chăm chỉ, tiết kiệm từng đồng để có thể sinh con ở một bệnh viện uy tín.
Ban đầu, tôi định sinh ở thành phố, nhưng vì chồng khuyên về quê để có ông bà chăm sóc, không khí trong lành và tiết kiệm chi phí, tôi đành đồng ý. Dẫu vậy, tôi không tiếc tiền đăng ký phòng VIP tại bệnh viện sản lớn, thậm chí còn kết nối với bác sĩ chuyên khoa để yên tâm hơn.
Biến cố trên hành trình đi sinh
Ngày sinh, tôi gọi taxi trong cơn đau đẻ dồn dập. Mẹ chồng về kịp, cùng tôi lên xe. Nhưng chưa đi được bao xa, taxi bất ngờ chuyển hướng. Tôi đau đớn nhắc tài xế: "Anh ơi, bệnh viện sản ở hướng kia, sao anh đi đường này?"
Mẹ chồng ngồi cạnh, vẻ bình thản đáp: "Con ơi, ra trạm xá cho gần. Ở đó bác sĩ cũng giỏi, mẹ đẻ ba đứa đều ở đó cả."
Tôi bàng hoàng. Đây là sức khỏe của mẹ con tôi, là tương lai của đứa trẻ, sao bà có thể quyết định như vậy? Cơn đau dồn dập không ngăn được cơn giận của tôi.
"Mẹ à, con sức khỏe yếu, bác sĩ đã cảnh báo có khả năng khó sinh. Con đã đặt phòng trên viện sản, có đầy đủ giấy tờ, mẹ xem đi!"
Tôi chìa ra giấy tờ đặt phòng, giọng rắn rỏi: "Con đi làm cả thai kỳ để chuẩn bị cho ngày này. Con đủ khả năng chi trả, con không thể mạo hiểm với tính mạng của mình và con. Nếu tài xế không đi viện sản, con sẽ không xuống xe!"
Mẹ chồng không nói thêm lời nào. Bà trầm ngâm nhìn tôi, dường như lần đầu nhận ra quyết tâm và sự độc lập của con dâu.
Cái kết khiến mẹ chồng thay đổi
Cuối cùng, tôi được đưa đến bệnh viện như kế hoạch. Việc sinh nở diễn ra thuận lợi, cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh. Sau sự việc này, mẹ chồng không còn trách móc hay coi thường tôi nữa.
Bà hiểu rằng, tôi không phải đứa con dâu ăn bám. Tôi tự lập, tự lo cho gia đình nhỏ của mình. Và trên hết, tôi sẵn sàng bảo vệ những gì tốt nhất cho con, bất chấp những định kiến hay lời ra tiếng vào.
Hành trình đi sinh ấy không chỉ là câu chuyện của nỗi đau thể xác, mà còn là sự khẳng định bản lĩnh của một người mẹ.
Vừa ly hôn được vài hôm, chồng cũ đang hả hê đã bất ngờ tìm đến khóc lóc cầu xin một điều Ngày ra tòa ly hôn anh ta vui mừng hả hê lắm, nhưng vài ngày sau lại bất ngờ tới gặp để cầu xin tôi một điều. Hôn nhân của tôi chỉ được năm đầu tiên là hạnh phúc, kể từ khi có đứa con đầu lòng, tình cảm vợ chồng nguội lạnh. Tôi chỉ quan tâm tới con, mọi thứ đều ưu...